Đại diện Bayer khai mạc Hội nghị Giới thiệu giống lúa lai TEJ Vàng |
Theo số liệu từ các cơ quan địa phương, bệnh bạc lá do vi khuẩn hiện đang lan rộng trên đồng ruộng khắp cả nước, trong cả vụ mùa lẫn vụ xuân. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), bệnh bạc lá do vi khuẩn có thể làm giảm 30-70% năng suất lúa tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, điều kiện môi trường và mùa vụ. Hiện chưa có sản phẩm bảo vệ thực vật nào có thể chữa trị hiệu quả căn bệnh này trên cây lúa. Trước bối cảnh rất thách thức như vậy, Bayer đã giới thiệu giải pháp TEJ Vàng với công nghệ tích hợp tổ hợp gen kháng bạc lá, trở thành giống lúa lai nổi trội nhất trên thị trường lúa lai kháng bệnh bạc lá hiện nay. Sự tích hợp tổ hợp gen kháng bệnh bạc lá là kỹ thuật giúp TEJ Vàng có khả năng bảo vệ cây lúa khỏi phần lớn các chủng vi khuẩn bệnh bạc lá phổ biến tại Việt Nam.
Theo ông Kohei Sakata - Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Nhánh Khoa học cây trồng Bayer Việt Nam: “Tại Bayer, chúng tôi cam kết sử dụng các giải pháp khoa học sáng tạo giúp giải quyết những thách thức mà ngành nông nghiệp đang đối mặt. Hiện tại, giải pháp trọn gói “Từ Hạt giống đến Thu hoạch” của Bayer mang đến cho người nông dân giải pháp kỹ thuật tổng hợp, tích hợp giống lúa lẫn các phương pháp bảo vệ thực vật. Thực tế đã chứng minh giải pháp này rất thành công, giúp quản lý cây trồng toàn diện cho nhà nông Việt Nam. TEJ Vàng là giải pháp đột phá giúp người trồng lúa Việt Nam chống lại bệnh bạc lá do vi khuẩn một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo năng suất và chất lượng lúa cao”.
Đại diện Bayer Việt Nam giải thích về giống lúa lai TEJ Vàng |
Tại Việt Nam, bệnh bạc lá do vi khuẩn trên cây lúa có khả năng gây hại trên hơn 2 triệu ha diện tích lúa mỗi năm, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. Căn bệnh này có thể gây tổn hại đến cây lúa trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cây và gây nên tình trạng héo lá có thể quan sát bằng mắt, lá vàng và khô dẫn đến năng suất sụt giảm 30-70% tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và giai đoạn phát triển của cây lúa. Thách thức càng trở nên khó khăn hơn cho người nông dân khi hiện nay trên thị trường chưa có phương pháp điều trị hóa học nào hiệu quả. Kiểm soát bệnh bạc lá do vi khuẩn thường chủ yếu được thực hiện bằng cách chọn canh tác các giống lúa có khả năng kháng bệnh.
Ông Amit Trikha - Giám đốc Bộ phận hạt giống của Nhánh Khoa học cây trồng Bayer khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - cho biết: “Bộ giống lúa lai của Bayer - Arize, là thương hiệu hàng đầu thế giới và rất phổ biến tại Đông Nam Á. Sứ mệnh của chúng tôi là đóng góp tích cực cho nền kinh tế, cân bằng hệ sinh thái và phát triển một cộng đồng nông thôn thịnh vượng. Bằng cách sử dụng TEJ Vàng, người nông dân Việt Nam có thể kỳ vọng vào mục tiêu đạt năng suất thu hoạch cao và chất lượng hạt tốt hơn và điều này đặc biệt được chứng minh qua so sánh với các giống lúa thuần. Arize nói chung và TEJ Vàng nói riêng, sẽ đóng góp vào việc duy trì và nâng cao năng suất, đồng nghĩa với việc đảm bảo nguồn thu nhập của nhiều nông hộ nhỏ lẻ tại Việt Nam”.
Giống lúa lai mới TEJ Vàng của Bayer sở hữu tổ hợp gen kháng bệnh bạc lá với nhiều cơ chế tác động khác nhau. Sau khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cây (thông qua các tổn thương trên lá sau mưa, bão) các gen kháng bệnh được kích hoạt, truyền tín hiệu kích hoạt khả năng kháng bệnh trong cây, khống chế sự gia tăng của vi khuẩn và tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh. Phương pháp này giúp cây lúa phát triển bình thường, đảm bảo năng suất tiềm năng của giống Tej Vàng có thể đạt mức cao từ 7 đến 9 tấn một hecta, tùy theo điều kiện thực tế trên đồng ruộng. |