Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải pháp nào để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế?

Sáng ngày 12/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm "Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Vướng từ văn bản pháp lý đến thực tế triển khai

Chia sẻ tại tọa đàm, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - nhận định: Thực trạng khó khăn về thuốc, vật tư y tế thời gian qua là vấn đề “nóng”, không phải với riêng Bệnh viện Bạch Mai mà của cả ngành y tế.

Giải pháp nào để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế?
Sáng ngày 12/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm "Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế"

Thực tế, sau khi dịch Covid-19 kiểm soát tốt, bắt đầu sang quý II/2022, số lượng bệnh nhân từ các tuyến, tỉnh về Bệnh viện Bạch Mai để khám chữa bệnh tăng đột biến, hầu hết các chuyên khoa đều tăng đến 5 lần, làm cho áp lực thiếu trang thiết bị, vật tư, thuốc – vấn đề vốn dĩ đã xảy ra từ trước, nay thiếu trầm trọng hơn.

Có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, về thiết bị y tế, do nhiều thiết bị y tế là liên doanh, liên kết, máy đặt, máy mượn và máy liên doanh. Khi các máy, thiết bị này hết hợp đồng liên doanh, liên kết thì dừng hoạt động.

Thứ hai, cơ quan hậu kiểm khi kiểm tra hoạt động liên doanh, liên kết, xã hội hóa ở Bệnh viện Bạch Mai cũng như một số cơ sở y tế phát hiện các vướng mắc về tư pháp. Do vậy, thiết bị, vật tư y tế không đáp ứng được quy định, quy chuẩn về pháp lý để tiếp tục thực hiện.

Từ đó dẫn đến thực trạng các máy móc chẩn đoán, như máy chụp chiếu, siêu âm, cộng hưởng từ, máy test CT, máy kỹ thuật cao như robot phẫu thuật… vướng vào pháp lý, các quy định.

Mặc dù được cơ quan chức năng, tư pháp ủng hộ đưa ra hoạt động trở lại để phục vụ thăm khám, chăm sóc cho người bệnh, nhưng còn vướng vấn đề pháp lý như đã hết hợp đồng, nên Bệnh viện Bạch Mai không thể đưa vào hoạt động cho người bệnh có bảo hiểm y tế dù bệnh nhân có bảo hiểm y tế đến với Bệnh viện Bạch Mai chiếm hơn 90%”, PGS.TS Đào Xuân Cơ nêu.

Chia sẻ tại tọa đàm, các chuyên gia đều đề cập đến vấn đề cơ sở pháp lý. Hiện tại, một số văn bản pháp quy, thông tư, nghị định không còn cập nhật nữa, điển hình như Thông tư 14 trong phân loại, mua sắm trang thiết bị vật tư. Khi các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh bắt tay vào làm thì thấy những quy định không mang tính cập nhật, gây khó khăn cho việc mua sắm, đấu thầu.

PGS.TS Đào Xuân Cơ cho biết thêm: "Hiện Bộ Y tế đang chỉ đạo các vụ, cục, cơ quan liên quan sửa Thông tư 14, 15 liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư. Bộ Tài chính cũng đang tích cực sửa Thông tư 58. Chúng tôi cũng đã kiến nghị sửa Nghị định 98 liên quan đến đầu thầu thuốc, vật tư. Cần làm sao cho những văn bản pháp quy của chúng ta trở thành các công cụ hữu ích, tiện ích cho bệnh viện, cơ sở y tế mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế được thuận tiện, minh bạch, công khai".

Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài

Trước thực trạng thiếu thuốc trong thời gian dài ảnh hưởng đến người dân cũng như vấn đề an sinh xã hội, PGS.TS. Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII - nhìn nhận: Tình trạng thiếu thuốc là đúng; sự phức tạp trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế rất đa dạng… nhưng cái khó nào cũng gỡ được. Trong vấn đề này cần tháo gỡ khó khăn cả từ cơ chế và con người.

Theo đó PGS.TS. Bùi Thị An cho rằng, Bộ Y tế cho rà soát lại các văn bản xem cái gì sai, chưa thích hợp thì cần sửa ngay lập tức. Lãnh đạo Bộ Y tế phải trực tiếp xuống các bệnh viện để quan sát, rà soát ngay. Bên cạnh đó, cần phân cấp triệt để, càng triệt để càng tốt. Cả hệ thống cùng vào cuộc, cả Bộ Tài chính. Bộ Ngoại giao, và quy trách nhiệm người đứng đầu.

Hiện nhiều địa phương cũng phản ánh, còn tình trạng khó khăn, bất cập khi thực hiện quy định liên quan trong công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế. Việc phê duyệt kết quả trúng thầu 1 số loại thuốc chưa căn cứ vào giá chào thầu thấp nhất, mua vật tư ngoài thầu cao hơn giá trúng thầu. Đấu thầu thuốc tập trung có thời hạn khá dài từ 2-3 năm...

Liên quan vấn đề này, TS. Nguyễn Thị Ngọc Bảo - Phó Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) – cho biết: Thiếu thuốc, vật tư y tế không phải vấn đề mới có mà rất lâu nhưng tình trạng thiếu ở mức độ nào? thiếu ra sao? các đơn vị cần làm rõ. “Chúng ta cần số liệu, khảo sát rõ ràng mới có giải pháp khắc phục. Ở nguyên nhân liên quan pháp lý, theo ý kiến cá nhân của tôi, hầu như 90% văn bản pháp lý không theo kịp được thực tế. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến nguyên nhân thiếu thuốc, vật tư y tế”, TS. Nguyễn Thị Ngọc Bảo nói; đồng thời bà cũng cho hay: “Tình trạng này xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện các văn bản đưa vào đấu thầu cũng đã có cập nhưng chưa đuổi kịp những yếu tố xã hội nên cần sửa đổi kịp thời tạo điều kiện cho đơn vị mua sắm, đấu thầu”.

Trước đó, tại buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” với Bộ Y tế, cũng đã nêu ra những bất cập về đấu thầu thuốc, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, đó là giá thuốc đấu thầu năm sau phải thấp hơn năm trước - quy định được cho là bất hợp lý trong bối cảnh chúng ta mong muốn đạt chuẩn quốc tế.

Lãnh đạo Bộ Y tế chia sẻ: Đây là một phần trách nhiệm của Bộ Y tế, và đang giao cho các đơn vị sửa Thông tư 14, 15. Nếu theo quy định như vậy thì giá vật tư, trang thiết bị ngày càng đi xuống và dần dần về min thì các đơn vị chắc chắn không đấu thầu được và doanh nghiệp cũng không tham gia đấu thấu.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng cơ sở y tế tư nhân có thể mua trang thiết bị y tế cùng loại với giá thấp hơn so với giá cơ sở y tế công lập phải mua sau khi áp dụng quy định đấu thầu. Tình trạng tiêu cực trong đấu thầu, chỉ định thầu, bán đấu giá, mua sắm tài sản công chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Thống kê từ các bệnh viện, địa phương cho thấy, có 28/34 sở y tế báo cáo hiện có tình trạng thiếu thuốc tại địa phương. 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc tại đơn vị. Các thuốc thiếu tại cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm một số thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Trong lĩnh vực tim mạch, hở van động mạch phổi (PVR) là tình trạng bệnh thường gặp nhưng ít được chú ý và chưa được đề cập nhiều tại các hội nghị chuyên ngành.
Khói thuốc lá: Kẻ thù thầm lặng đe dọa sức khỏe cộng đồng

Khói thuốc lá: Kẻ thù thầm lặng đe dọa sức khỏe cộng đồng

Khói thuốc lá không chỉ là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người hút mà còn gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với những người xung quanh.
Trẻ em mổ tim bẩm sinh sẽ không còn đau đớn nhờ phương pháp mới

Trẻ em mổ tim bẩm sinh sẽ không còn đau đớn nhờ phương pháp mới

Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đã ứng dụng thành công phương pháp thay van động mạch phổi qua da, giúp trẻ em mắc tim bẩm sinh không phải cưa xương ức.
Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn các loại hạt?

Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn các loại hạt?

Việc ăn nhiều cơm được chế biến từ gạo trắng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao, vì vậy không ít người đã chọn các loại hạt để thay cơm.
Ngành công nghiệp thuốc lá: Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe toàn cầu

Ngành công nghiệp thuốc lá: Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe toàn cầu

Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phơi bày tác động tàn khốc của ngành công nghiệp thuốc lá đối với môi trường toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Kết quả xét nghiệm chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Kết quả xét nghiệm chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Liên quan đến chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, đến thời điểm này, không có căn nguyên các bệnh truyền nhiễm xảy ra.
Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24h, cung ứng đủ thuốc ứng phó bão Yagi

Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24h, cung ứng đủ thuốc ứng phó bão Yagi

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân trong bão Yagi.
Chủ hãng xe khách Thành Bưởi qua đời, hưởng thọ 68 tuổi

Chủ hãng xe khách Thành Bưởi qua đời, hưởng thọ 68 tuổi

Ông Lê Đức Thành - nhà sáng lập Công ty Xe khách Thành Bưởi qua đời sau 1 thời gian lâm bệnh nặng, hưởng thọ 68 tuổi.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân có thể đưa trẻ đến tiêm vắc-xin sởi tại các cơ sở nào?

TP. Hồ Chí Minh: Người dân có thể đưa trẻ đến tiêm vắc-xin sởi tại các cơ sở nào?

Ngày 5/9, ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đã bố trí 113 điểm tiêm vắc - xin sởi cho trẻ 1 đến 5 tuổi trên toàn địa bàn thành phố.
Ngăn chặn, phòng ngừa tác hại của thuốc lá trong học đường

Ngăn chặn, phòng ngừa tác hại của thuốc lá trong học đường

Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, tình hình hút thuốc lá, đặc biệt ở giới trẻ vẫn diễn biến phức tạp.
Bộ Y tế huy động 2 bệnh viện trung ương tìm nguyên nhân

Bộ Y tế huy động 2 bệnh viện trung ương tìm nguyên nhân

Bộ Y tế có văn bản về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số trường hợp học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện.
TP. Hồ Chí Minh: Gần 17.000 trẻ được tiêm vắc xin sởi trong kỳ nghỉ lễ 2/9

TP. Hồ Chí Minh: Gần 17.000 trẻ được tiêm vắc xin sởi trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, gần 17.000 trẻ được tiêm trong chiến dịch “phủ” vắc - xin sởi trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9.
Phụ nữ và thuốc lá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Phụ nữ và thuốc lá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thuốc lá đã và đang gây ra nhiều tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ do ảnh hưởng của việc hút thuốc lá và hút thuốc thụ động.
Thông tin chính thức vụ 14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện cấp cứu

Thông tin chính thức vụ 14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện cấp cứu

14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện với triệu chứng là sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Hà Nội: Gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ

Hà Nội: Gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các cơ sở y tế của Hà Nội đã tiếp nhận 7.638 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, có trên 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn.
Sự thật bất ngờ về thuốc lá thế hệ mới: Nguy hiểm rình rập

Sự thật bất ngờ về thuốc lá thế hệ mới: Nguy hiểm rình rập

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng xuất hiện ngày càng nhiều, được quảng cáo là sản phẩm ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, thực tế có phải vậy?
Nóng:

Nóng: 'Vi khuẩn ăn thịt người' - Whitmore xuất hiện tại Đồng Nai

Trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận ca mắc bệnh Whitmore - vi khuẩn ăn thịt người đầu tiên. Đó là một nữ bệnh nhân sinh năm 2010.
Hãy giúp trẻ vị thành niên nói

Hãy giúp trẻ vị thành niên nói 'không' với thuốc lá ngay từ đầu

Để giúp trẻ vị thành niên tránh được sự tiếp xúc với thuốc lá, bị bạn bè xấu lôi kéo, các bậc phụ huynh hãy tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây.
Bình Thuận: Thông tin mới nhất vụ xe bán tải va chạm với tàu hoả khiến một người tử vong

Bình Thuận: Thông tin mới nhất vụ xe bán tải va chạm với tàu hoả khiến một người tử vong

Sau 1 ngày được cứu chữa, tài xế ô tô trong vụ va chạm với tàu hoả tại Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc đã không qua khỏi.
Thuốc lá: Gánh nặng kép cho sức khỏe và kinh tế

Thuốc lá: Gánh nặng kép cho sức khỏe và kinh tế

Trên toàn cầu, thuốc lá không chỉ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người mà còn gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Đề xuất tăng thời hạn giấy khám sức khỏe lái xe lên 12 tháng

Đề xuất tăng thời hạn giấy khám sức khỏe lái xe lên 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng, thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Nguy cơ mới đe dọa sức khỏe cộng đồng

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Nguy cơ mới đe dọa sức khỏe cộng đồng

Số lượng người nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng tăng đột biến, đặc biệt là ở nhóm thanh thiếu niên.
Uống atiso hàng ngày có tốt không?

Uống atiso hàng ngày có tốt không?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của nhiều gia đình.
Những tác hại khôn lường của thuốc lá đối với môi trường

Những tác hại khôn lường của thuốc lá đối với môi trường

Thuốc lá ẩn chứa những tác hại khôn lường đối với môi trường và sức khỏe con người.
Dịch sởi bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện lo thiếu thuốc

Dịch sởi bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện lo thiếu thuốc

Dịch sởi đang bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, song vướng mắc lớn nhất của Bệnh viện Nhi đồng 1 và nhiều bệnh viện khác hiện nay là tình trạng thiếu thuốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động