Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải pháp thực thi chính sách cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ ngày càng có nhiều sản phẩm, dịch vụ được thương mại hóa ra thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Cần đòn bẩy chính sách

Nhiều doanh nghiệp nằm trong Top 500 có tốc độ tăng trưởng hàng đầu

Ngày 28/9/2023, Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VST) tổ chức Hội nghị thường niên và Hội thảo “Giải pháp thực thi chính sách cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ”.

Giải pháp thực thi chính sách cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang phát biểu

Thống kê tính đến hết năm 2022, cả nước có 712 doanh nghiệp khoa học và công nghệ được công nhận trên tổng số 3.000 doanh nghiệp tiềm năng. Đa số các doanh nghiệp đang hoạt động phát triển sản xuất tốt, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp cho xã hội, trong đó có nhiều doanh nghiệp nằm trong Top 500 có tốc độ tăng trưởng hàng đầu của Việt Nam.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ ngày càng có nhiều sản phẩm, dịch vụ được thương mại hóa ra thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Chỉ tính riêng hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, nhân lực phục vụ cho khoa học và công nghệ cũng lên đến hơn 4.636 người. Năm 2022 các doanh nghiệp khoa học và công nghệ là hội viên VST đã có đóng góp nhất định cho ngân sách nhà nước (ước tính đạt 279,5 tỷ đồng).

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang đánh giá cao vai trò của Hiệp hội trong thời gian qua đã tập hợp, huy động được nhiều doanh nghiệp tiêu biểu tham gia, trong đó có những doanh nghiệp “đầu đàn” trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hiệp hội cũng chú trọng tổ chức kết nối, xúc tiến đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp hội viên, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội; có nhiều đóng góp ý kiến về cơ chế chính sách với cơ quan chức năng; kết nối các nhà khoa học, trường học, viện nghiên cứu để thương mại hóa nghiên cứu; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi, quyền lợi ích hợp pháp của hội viên…

Theo Chủ tịch VST, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, những thành tựu nói trên ghi nhận sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khoa học và công nghệ với tỷ lệ đầu tư và năng suất hoạt động khoa học và công nghệ khá cao.

Giải pháp thực thi chính sách cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Chủ tịch VST, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo

Tuy nhiên, việc thương mại hóa sản phẩm ra thị trường của nhiều doanh nghiệp chưa đạt kết quả như mong muốn, việc kết nối, chia sẻ hợp tác, chuyển giao công nghệ còn hạn chế dẫn đến không đạt hiệu quả trong kinh doanh cao và việc tái đầu tư theo yêu cầu.

Mặt khác việc thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa thật sự đồng bộ, dẫn đến việc phát triển khoa học và công nghệ còn khiêm tốn, các doanh nghiệp chưa xem trọng khoa học và công nghệ là nền tảng cốt lỗi trong kinh doanh.

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, chưa có hướng đi đúng đắn. Trong khi đó, đổi mới sáng tạo sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Nhấn mạnh đến Nghị định 13 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, ông Hoàng Đức Thảo cho rằng, sự ra đời của Nghị định là một bước đột phá về cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp khoa học và công nghệ với các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai, tín dụng…

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi nghị định này mang lại kết quả cho các doanh nghiệp còn rất hạn chế, rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, được thể hiện qua ý kiến khảo sát của các doanh nghiệp thành viên VST.

Kết quả khảo sát của VST đối với 167 doanh nghiệp thành viên cho thấy, đa số các doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 13.

Cụ thể, mới chỉ có 6 doanh nghiệp được ưu đãi theo Nghị định 13 với tổng số tiền ưu đãi là 91 tỷ đồng. Trong khi đó, 18 doanh nghiệp chưa biết tiếp cận cơ chế ưu đãi như thế nào. Một doanh nghiệp có doanh thu sản phẩm khoa học và công nghệ không đủ tỷ lệ 30% để nhận ưu đãi. 141 doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi.

Theo phản ánh các doanh nghiệp VST, hiện chưa có cơ chế thiết thực để bảo hộ thị trường, công nghệ, giải pháp kỹ thuật, sản phẩm mới. Cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo, ban hành chưa đồng bộ, tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời.

Trước thực trạng này, Chủ tịch VST kiến nghị Nhà nước cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu, theo đó thực thi các quy định về ưu đãi hoạt động đổi mới sáng tạo. Các tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường phối hợp với các sở khoa học và công nghệ địa phương tổ chức, tập huấn, hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định 13, bảo đảm doanh nghiệp khoa học và công nghệ đều được hưởng lợi từ nghị định này.

Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét trình Chính phủ xin chủ trương thiết lập cơ chế chính sách đặc thù, theo hướng xem hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ là hoạt động đầu tư rủi ro, mạo hiểm cần được bảo trợ chính sách thiết thực của Nhà nước.

Đánh giá về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ, ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch Tập đoàn ThaiBinh Seed cũng chia sẻ khó khăn, vướng mắc lớn nhất là trong vấn đề thực hiện thương mại hoá sản phẩm. Chẳng hạn như vấn đề công nhận giống cây trồng mới còn chậm trễ do thay đổi của Luật Trồng trọt.

Ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ còn rất ít trong khi thủ tục còn nhiều và khó giải ngân; nguồn nhân lực phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ còn thiếu và yếu. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực.

Theo bà Phan Thị Mỹ Yến - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội VST, Hiệp hội rất mong các cơ quan ban ngành phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, trong đó có chính sách ưu đãi, chính sách đầu tư đổi mới công nghệ, cơ chế xét duyệt cấp chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Từ đó, khích lệ các doanh nghiệp xem khoa học và công nghệ là nguồn động lực và tích cực đầu tư, nghiên cứu phát triển tạo ra các sản phẩm, công nghệ đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu thị trường và đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Giải pháp thực thi chính sách cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Theo ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm tiền thuê đất, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước…

Báo cáo của các Sở Khoa học và Công nghệ cũng cho thấy, ngoài chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước, các tỉnh/thành phố đều tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp tiềm năng thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn Nhà nước. Một số tỉnh, thành phố chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thông qua việc đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với đặc thù, điều kiện tự nhiên của địa phương.

Về kế hoạch phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ năm 2023-2025, ông Đích cho biết, hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang lập đề xuất xây dựng Luật sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ, dự kiến trình trong năm nay; nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Bộ sẽ tham mưu, kiến nghị Chính phủ ban hành chương trình phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ một cách cụ thể và rõ ràng kèm theo cơ chế tài chính hỗ trợ, đồng thời hỗ trợ kết nối các nhà khoa học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình ươm tạo, hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình cấp chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.

Tại hội nghị, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã vinh danh 21 doanh nghiệp tiêu biểu, sáng tạo, xuất sắc nhất gồm: 11 doanh nghiệp được trao Bảng vàng doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu sáng tạo 2023; 10 Doanh nghiệp được trao Bảng vàng doanh nghiệp khoa học và công nghệ sáng tạo xuất sắc năm 2023.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh mẫu xe phân khối lớn Harley-Davidson đắt hơn nhiều ô tô tại Vietnam Motor Show 2024

Cận cảnh mẫu xe phân khối lớn Harley-Davidson đắt hơn nhiều ô tô tại Vietnam Motor Show 2024

Chùm ảnh: Ngắm ‘bóng hồng’ Việt tại Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Chùm ảnh: Ngắm ‘bóng hồng’ Việt tại Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Nhiều mẫu mô tô, xe máy mới trình làng tại Vietnam Motor Show 2024

Nhiều mẫu mô tô, xe máy mới trình làng tại Vietnam Motor Show 2024

VinFast sẽ là hãng xe điện sở hữu nhiều xưởng dịch vụ nhất cả nước vào cuối năm 2024

VinFast sẽ là hãng xe điện sở hữu nhiều xưởng dịch vụ nhất cả nước vào cuối năm 2024

Xe điện -

Xe điện - 'át chủ bài' của Triển lãm ô tô Việt Nam 2024

Vắng hãng xe sang, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 có thiếu xe cho "người có điều kiện"?

Vắng hãng xe sang, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 có thiếu xe cho "người có điều kiện"?

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Công nghệ in 3D hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất với các doanh nghiệp Việt

Công nghệ in 3D hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất với các doanh nghiệp Việt

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập Công ty Đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện VinDT

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập Công ty Đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện VinDT

Hội thảo: Giảm phát thải từ phương tiện giao thông và chuyển đổi năng lượng xanh

Hội thảo: Giảm phát thải từ phương tiện giao thông và chuyển đổi năng lượng xanh

CMS giới thiệu giải pháp làm việc và hội họp thông minh tại Tuần lễ Chuyển đổi số

CMS giới thiệu giải pháp làm việc và hội họp thông minh tại Tuần lễ Chuyển đổi số

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Vietnam Motor Show 2024: Honda vén màn loạt xe điện khí hóa; Toyota mang đến SUV thuần điện

Vietnam Motor Show 2024: Honda vén màn loạt xe điện khí hóa; Toyota mang đến SUV thuần điện

Ngoại thất, yếu tố quan trọng trong lựa chọn xe của người Việt

Ngoại thất, yếu tố quan trọng trong lựa chọn xe của người Việt

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khách hàng

Khách hàng 'nhà giàu' mua siêu xe Ferrari nhưng bị chính đại lý kiện vì… đầu cơ, kiếm lời

Ford Ranger - Cộng sự hoàn hảo trên mọi hành trình

Ford Ranger - Cộng sự hoàn hảo trên mọi hành trình

Hãng xe Honda sắp ra mắt ô tô điện tự lái bằng trí tuệ nhân tạo?

Hãng xe Honda sắp ra mắt ô tô điện tự lái bằng trí tuệ nhân tạo?

EU chi khủng cho xe xăng dầu, liệu có phải sai lầm chiến lược?

EU chi khủng cho xe xăng dầu, liệu có phải sai lầm chiến lược?

Vietnam Motor Show 2024: Hành trình bền bỉ vượt qua thách thức

Vietnam Motor Show 2024: Hành trình bền bỉ vượt qua thách thức

Xem thêm