Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương ghi nhận nhiều ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả “Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu Việt Nam - Lào: Đẩy mạnh hợp tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong kinh doanh

Chiều 27/5/2024, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã tổ chức buổi họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ/CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tham dự buổi làm việc, về phía các đơn vị chức năng trong Bộ Công Thương có lãnh đạo các đơn vị: Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Công nghiệp, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số...

Về phía các Bộ, ngành là thành viên Tổ biên tập, Ban soạn thảo có đại diện các đơn vị: Bộ Tư lệnh Bộ Đội biên phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính... cùng đông đảo các thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp Ban soạn thảo bổ sung một số diều
Toàn cảnh buổi họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung một số diều của Nghị định 98/2020/NĐ/CP

Phát biểu tại buổi họp, bà Chu Thị Thu Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, qua đánh giá thực tế, trong hơn 3 năm triển khai thi hành, Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, lực lượng chức năng.

Tuy nhiên, tổng kết 3 năm thi hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng cho thấy, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 17/2022/NĐ-CP nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề hạn chế, bất cập trong áp dụng pháp luật. Đó là sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một hành vi vi phạm hành chính dẫn đến không thống nhất trong việc áp dụng; một số quy định chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu không thống nhất...

Do vậy, Quyết định số 857/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 5 và Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022).

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp Ban soạn thảo bổ sung một số diều
Bà Chu Thị Thu Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường thông tin về tình hình tiến độ và thủ tục xây dựng dự thảo Nghị định

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai việc xây dựng dự thảo Nghị định theo trình tự thủ tục, cụ thể: Thực hiện tổng kết, đánh giá tình hình thi hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sửa đổi; thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, đã gửi dự thảo và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi từ 12/3/2024; đồng thời gửi lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, doanh nghiệp, hiệp hội...

"Đến nay, Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến của 14/21 Bộ; 2/4 cơ quan ngang Bộ, 37/63 UBND cấp tỉnh và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" - Phó Tổng cục trưởng Chu Thị Thu Hương thông tin và cho biết, trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến và chỉnh lý dự thảo Tờ trình, dự thảo Nghị định. Do vậy, cuộc họp hôm nay được tổ chức để thống nhất về các nội dung tiếp thu, giải trình và nội dung dự thảo Tờ trình, dự thảo Nghị định sau khi đã được chỉnh lý để hoàn thiện trước khi chính thức gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Thông tin thêm về tiến độ và thủ tục xây dựng dự thảo Nghị định, Phó Tổng cục trưởng Chu Thị Thu Hương cho biết, trên cơ sở đánh giá tình hình xây dựng, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 146, khoản 3 Điều 147 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Thông báo số 206/TB-VPCP ngày 8/5/2024, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 3508/TTr-BCT ngày 24/5/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép lùi thời hạn trình dự thảo Nghị định sang tháng 6/2024 và áp dụng trình tự thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng dự thảo Nghị định.

Dự thảo Nghị định tập trung sửa đổi, bổ sung nội dung hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại mục 9 chương II Nghị định số 98/2020/NĐ-CP nhằm đảm bảo phù hợp với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới và nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (cùng có hiệu lực từ 1/7/2024). Đối với nội dung này, Bộ Công Thương đã tiếp thu phần lớn các ý kiến góp ý và chỉnh lý lại nội dung như: Chỉnh lý giảm mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan hình thức hợp đồng mẫu; lược bỏ các hành vi vi phạm có sự chống chéo với các nghị định quy định xử phạt trong từng lĩnh vực; lược bỏ một số hành vi vi phạm chưa có định lượng rõ ràng; rà soát điều chỉnh đảm bảo mức xử phạt phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi; hạn chế việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn do mức độ tác động lớn.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác còn vướng mắc, bất cập có thể khắc phục được ngay tại dự thảo này (tuy nhiên dung lượng không lớn, chủ yếu là bãi bỏ một số điểm hoặc sửa đổi, bổ sung một số cụm từ) như: Bãi bỏ nội dung quy định hành vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa do trùng lặp với Nghị định số 119/2017/NĐ-CP; bổ sung khái niệm buôn bán; bổ sung cụm từ “hàng hóa khác thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” vào điểm c khoản 2 Điều 15 để đảm bảo xử phạt gấp đôi với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu trong trường hợp hàng hóa thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để thống nhất với các nhóm hành vi vi phạm khác…

Bà Chu Thị Thu Hương nhấn mạnh và đề nghị các đơn vị, các thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập thẳng thắn trao đổi, thảo luận đưa ra các ý kiến đóng góp để Tổng cục Quản lý thị trường hoàn thiện dự thảo để trình lên Bộ Tư pháp thẩm định và tiến tới là trình Chính phủ. Mục tiêu cao nhất của dự thảo Nghị định là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp kinh doanh chân chính và góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp Ban soạn thảo bổ sung một số diều
Ông Đỗ Văn Điệp - Cán bộ Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng, thành viên Tổ biên tập dự thảo Nghị định kiến nghị bổ sung thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Đưa ra ý kiến đóng góp, ông Đỗ Văn Điệp - Cán bộ Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng, thành viên Tổ biên tập dự thảo Nghị định kiến nghị, để đảm bảo tính chặt chẽ của dự thảo Nghị định, đề nghị thiết kế một khoản để sửa đổi, bổ sung Điều 85 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) để bổ sung thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn” và “Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng” quy định tại điểm c, điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP cho các chức danh có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Lý do là so với Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, tại khoản 8 Điều 1 dự thảo Nghị định bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng đối với 8 điều; trong đó, Điều 47 (Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin người tiêu dùng) và Điều 61 (Hành vi vi phạm khác trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng có quy định 02 biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên. Trong khi đó, tại Điều 85 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP chưa quy định Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả này.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp Ban soạn thảo bổ sung một số diều
Đại diện Bộ khoa học và Công nghệ đề xuất thành viên Tổ biên tập, Ban soạn thảo cần lưu ý đến điều 46a, liên quan đến hành vi vi phạm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương...
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp Ban soạn thảo bổ sung một số diều
Đại diện Bộ Tài chính phát biểu, đề xuất ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ/CP

Tương tự, đại diện Bộ khoa học và Công nghệ cũng đề xuất thành viên Tổ biên tập, Ban soạn thảo cần lưu ý đến điều 46a, liên quan đến hành vi vi phạm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương; đề xuất sửa đổi, bổ sung và làm rõ hơn khái niệm "hàng giả"...

Trong khi đó, đại diện Bộ Công an cũng đề xuất, liên quan đến khái niệm "buôn bán" và "kinh doanh", đề nghị cơ quan chủ trì làm rõ các hành vi, khái niệm và thống nhất cách sử dụng trong dự thảo Nghị định. Liên quan đến Điều 47 về hành vi vi phạm trong cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ... đại diện Bộ Công an cũng kiến nghị, cơ quan chủ trì cũng như các thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập cần xem xét lại các khoản để thống nhất các nội dung, mức xử phạt vi phạm...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp Ban soạn thảo bổ sung một số diều
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát biểu ý kiến tại buổi họp
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp Ban soạn thảo bổ sung một số diều
Ông Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương phát biểu đề xuất, góp ý nhiều ý kiến cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ/CP
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp Ban soạn thảo bổ sung một số diều
Đại diện Cục Công nghiệp cũng đề xuất nhiều ý kiến, đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ/CP

Ngoài ra, đại diện các đơn vị chức năng trong Bộ Công Thương là thành viên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập cũng đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp sửa đổi liên quan đến dự thảo Nghị định. Nội dung được các đại biểu quan tâm, đóng góp nhiều nhất đó là liên quan đến hành vi vi phạm trên thương mại điện tử; trao đổi về các hành vi vi phạm về giao kết, thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch; trao đổi, thảo luận về trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng...

Kết luận tại buổi họp, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Chu Thị Thu Hương cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đơn vị, các thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Tổng cục Quản lý thị trường với vai trò là cơ quan thường trực trong việc xây dựng dự thảo Nghị định sẽ cũng các thành viên chỉnh sửa, sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định để chuyển Bộ Tư pháp thẩm định và hoàn thiện các bước tiếp theo.

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Qatar

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Qatar

Tối 30/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác cấp cao Việt Nam đã đến Thủ đô Doha, Qatar bắt đầu chuyến công tác, thăm chính thức nước này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cùng nhau hợp tác đầu tư, hướng tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cùng nhau hợp tác đầu tư, hướng tới 'chân trời vô tận'

Thủ tướng tin tưởng, các nhà đầu tư Saudi Arabia nói riêng, Trung Đông và trên toàn thế giới nói chung, cùng Việt Nam đồng hành, tăng cường hợp tác đầu tư.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Tập đoàn ACWA Power Saudi Arabia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam 5 tỷ USD để phát triển năng lượng

Tập đoàn ACWA Power Saudi Arabia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam 5 tỷ USD để phát triển năng lượng

Tập đoàn ACWA Power Saudi Arabia muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam, kể cả đào tạo nhân lực và sẵn sàng đầu tư 5 tỷ USD để hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Huy động nguồn lực, gỡ khó cho các dự án PPP đang vận hành

Đại biểu Quốc hội: Huy động nguồn lực, gỡ khó cho các dự án PPP đang vận hành

Theo đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PPP là cần thiết, nhằm tháo gỡ những khó khăn, huy động nguồn lực cho các dự án PPP.
Việt Nam - Pakistan đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt mốc 10 tỷ USD

Việt Nam - Pakistan đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt mốc 10 tỷ USD

Thủ tướng Pakistan đề xuất hai nước Việt Nam - Pakistan cần đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt mốc 10 tỷ USD thời gian tới.
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Cấp phép bay với tàu bay không người lái: Bộ Quốc phòng thực hiện hoặc phân cấp

Cấp phép bay với tàu bay không người lái: Bộ Quốc phòng thực hiện hoặc phân cấp

Bổ sung quy định Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay khác.
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản CPI bình quân tăng từ 3,7% đến 3,92% năm 2024

Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản CPI bình quân tăng từ 3,7% đến 3,92% năm 2024

Báo cáo tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì, Bộ Tài chính đã cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024, cao nhất lên tới 3,92%.

'1 luật sửa 4 luật': Cởi trói nút thắt, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Luật Đầu tư, Luật PPP phải bảo đảm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn khai khoáng tương lai 2025

Thủ tướng giao Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn khai khoáng tương lai 2025

Thủ tướng đề nghị Việt Nam - Saudi Arabia sớm đàm phán các hiệp định thương mại tự do và giao Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn khai khoáng tương lai
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Việt Nam - Jordan thúc đẩy xuất nhập khẩu sản phẩm Halal, tạo đột phá hợp tác song phương

Việt Nam - Jordan thúc đẩy xuất nhập khẩu sản phẩm Halal, tạo đột phá hợp tác song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Hoàng Thái tử Jordan nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, tạo đột phá thương mại song phương, trong đó có các sản phẩm Halal.
Việt Nam - Saudi Arabia đặt mục tiêu nâng thương mại song phương lên trên 10 tỷ USD vào 2030

Việt Nam - Saudi Arabia đặt mục tiêu nâng thương mại song phương lên trên 10 tỷ USD vào 2030

Ngày 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.
Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Dấu mốc lịch sử mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Dấu mốc lịch sử mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Việc ký Hiệp định CEPA với UAE được kỳ vọng là một đòn bẩy quan trọng cho Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội thương mại và đầu tư tại thị trường Trung Đông.
Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới của Saudi Arabia muốn đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới của Saudi Arabia muốn đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

Khẳng định Việt Nam là thị trường tiềm năng của khu vực, do đó Tập đoàn Dầu khí Saudi Arabia muốn đầu tư vào lọc hóa dầu, phân phối xăng dầu tại Việt Nam.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được nghiên cứu công phu, giải quyết được nhiều chính sách lớn, quan trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đổi mới công tác tuyên giáo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đổi mới công tác tuyên giáo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương chiều 29/10, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cần chủ động đổi mới, làm tốt công tác tuyên giáo.
Bà Hà Thị Nga là tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

Bà Hà Thị Nga là tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

Bà Hà Thị Nga được điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Riyadh, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Riyadh, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Riyadh, bắt đầu chuyến công tác, tham dự các hoạt động tại Saudi Arabia.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp

Trước mô hình kinh doanh đa cấp vẫn diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu tăng cường công tác quản lý.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện 6 ưu tiên triển khai hiệu quả Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện 6 ưu tiên triển khai hiệu quả Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE

Để triển khai hiệu quả Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE, Thủ tướng đề nghị tăng cường 6 ưu tiên hợp tác; xác định hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột.
Kỳ họp thứ 8: Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, Thông tin và Truyền thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Kỳ họp thứ 8: Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, Thông tin và Truyền thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn 3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 bao gồm: Lĩnh vực ngân hàng; y tế; thông tin và truyền thông.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động