Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Giang: Phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa truyền thống

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Hà Giang đã có nhiều chính sách phát triển du lịch góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.

Để giúp người dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tỉnh Hà Giang đã có nhiều chủ trương chính sách và cách làm hiệu quả.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên, phóng viên Vuasanca đã trao đổi với ông Đặng Quốc Sử - Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Hà Giang

Với lợi thế về tài nguyên văn hóa, tín ngưỡng của 19 dân tộc đang sinh sống, Hà Giang đã có những chính sách như thế nào trong phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân?

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới có 19 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng độc đáo và đa dạng. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang với tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn đã từng bước đưa Hà Giang phát triển về kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện: Công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc như: Các lễ hội, nghề truyền thống được khôi phục; tri thức dân gian; dân ca, dân vũ, nhạc cụ; tín ngưỡng truyền thống; tiếng nói, chữ viết... được bảo tồn và phát huy.

Trước hết, Hà Giang xác định, văn hóa giữ một vị trí quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; góp phần nâng cao trình độ dân trí của các dân tộc; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, lòng tin của đồng bào dân tộc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng;...

Hà Giang: Phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa truyền thống
Ông Đặng Quốc Sử cho biết phát triển du lịch gắn với văn hóa là chủ trương thống nhất của Đảng bộ và chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang

Với quan điểm đó, những năm qua, tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch như: đề án về bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hoá đặc trưng của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; đề án Bảo tồn văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ các làng văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; đề án Giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các DTTS cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020…

Cùng với đó, các cấp ủy, chính quyền tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển (Chương trình số 29-CTr/TU ngày 24/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang đã ban hành về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 02/8/2021 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh về phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025; Đề án Phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2025; Kế hoạch xúc tiến quảng bá Du lịch và Thương mại đến năm 2025; Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch giai đoạn 2022 - 2025...), phát triển văn hóa gắn với du lịch theo giai đoạn và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Lựa chọn việc sử dụng di sản văn hóa trong phát triển du lịch, đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương. Tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn như ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc; liên hoan ca múa nhạc và trích đoạn lễ hội dân gian; triển lãm di sản văn hóa dân tộc gắn với thực hiện tốt công tác giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của từng dân tộc địa phương với du khách trong và ngoài tỉnh. Tiêu biểu phải kể đến như: Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, nghệ thuật múa Khèn của dân tộc Mông… Đây là một trong những nét văn hóa được phát huy mạnh mẽ đưa vào sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

Các lợi thế đó đã được phát huy như thế nào thưa ông?

Vốn là mảnh đất với nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch, từ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh…, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang, đặc biệt là phát triển du lịch.

Nhiều lễ hội truyền thống gắn với các sự kiện thường niên đã từng bước trở thành thương hiệu du lịch của tỉnh Hà Giang, điển hình như: Lễ hội hoa Tam giác mạch, Tuần văn hóa di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Lễ hội Khèn Mông… Song song với đó, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc tiếp tục được bảo tồn, phục dựng như: Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao, Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông… Các ngành chức năng cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp dạy nhạc cụ, dân ca, dân vũ truyền thống, góp phần phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

Hà Giang: Phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa truyền thống
Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn đã thu hút đông đảo du khách

Đơn cử như nghệ thuật múa Khèn, hàng năm, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, cũng như có những trải nghiệm ý nghĩa với bộ môn nghệ thuật dân gian độc đáo này, tại các địa phương có đa số đồng bào dân tộc Mông sinh sống như Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Xín Mần…Hà Giang đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội biểu diễn các bài múa khèn Mông vừa tạo không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống cho cộng đồng dân tộc Mông cũng là dịp để du khách trong và ngoài nước có dịp để cùng tham gia vào các hoạt động lễ hội có cơ hội cùng giao lưu về văn hóa giữa người dân và du khách, tạo nên một sản phẩm du lịch vô cùng đặc sắc và hấp dẫn.

Trong khi đó, Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn là một tục lệ mang tính tâm linh tiêu biểu, độc đáo, đây là dịp để mọi người cùng nhau vui chơi, thư giãn và gắn kết cộng đồng. Theo truyền thống lễ hội được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 âm lịch hàng năm, tuy nhiên hiện nay để đáp ứng nhu cầu giao lưu, tìm hiểu về văn hóa truyền thống dân tộc bản địa của du khách trong và ngoài nước. Địa phương và cộng đồng dân tộc Pà Thẻn đã cùng nhau đưa nét độc đáo của tục lệ này để biểu diễn phục vụ cho du khách thưởng thức.

Có thể thấy rằng việc gắn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn nói riêng thành sản phẩm du lịch đã và đang được chính quyền địa phương, người dân và các doanh nghiệp du lịch quan tâm chú trọng phát huy, kết hợp phong phú, hấp dẫn xen kẽ với rất nhiều các hoạt động văn hóa độc đáo của địa phương như thể thao dân gian, chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống, thưởng thức các sản vật đặc trưng của địa phương. Tạo nên những dấu ấn vô cùng ý nghĩa cho du khách khi đến thăm quan và trải nghiệm sản phẩm du lịch độc đáo này.

Vậy các sản phẩm du lịch đó đã góp phần vào công tác bảo tồn văn hóa và giúp người dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo như thế nào, thưa ông?

Việc đưa các giá trị văn hóa truyền thống trở thành sản phẩm du lịch đã góp phần bảo tồn và phát huy tích cực các giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang. Đồng thời khơi dậy ý thức tự hào và bảo vệ các giá trị văn hóa đó trong cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ.

Nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên; hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch được quan tâm đầu tư; một số khu, điểm du lịch dần được hình thành, các làng văn hóa du lịch cộng đồng hoạt động hiệu quả... thu hút ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế đến với Hà Giang. Nhờ đó, tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 15%/năm.

Hà Giang: Phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa truyền thống
Nhiều làng văn hóa du lịch đã được hình thành ở Hà Giang

Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng sau khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch Hà Giang nhanh chóng phục hồi trở lại, đón 1,5 triệu lượt khách (tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019); tạo ra 12.000 việc làm, trong đó có 6.000 việc làm trực tiếp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Đầu năm 2021, Hà Giang nằm trong top 10 điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam do hãng truyền thông quốc tế CNN bình chọn.

rong 9 tháng đầu năm 2022, Hà Giang đón 1.525.638 (tăng 240% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 102% chỉ tiêu kế hoạch năm 2022), trong đó 26.022 lượt khách quốc tế, khách nội địa là 1.499.616 lượt người, doanh thu du lịch đạt 3.051 tỷ đồng.

Đặc biệt, việc kết hợp phát triển làng nghề truyền thống với phát triển du lịch cũng được các địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhờ đó vừa hỗ trợ khôi phục cho các làng nghề truyền thống, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh.

Đến nay, các địa phương trong toàn tỉnh đã đăng ký 35 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 15 làng văn hóa du lịch tiêu biểu được UBND tỉnh công nhận. Một số làng văn hóa du lịch thu hút được lượng lớn khách tham quan như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm (Quản Bạ); Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Hạ Thành (thành phố Hà Giang); Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Pả Vi Hạ (Mèo Vạc)… Thu nhập bình quân của các hộ làm dịch vụ du lịch bình quân đạt 50 - 70 triệu đồng/năm.

Phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; là khâu đột phá trong phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Ngày 2/8/2021 Nghị quyết số 11-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025 ra đời, ghi dấu quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nghị quyết khẳng định: Phát triển du lịch phải phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế gắn với nâng cao nhận thức và đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, phát huy văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc bản địa.

Với những cố gắng, nỗ lực đoàn kết quyết tâm thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp du lịch, sự hỗ trợ tương tác của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, trong thời gian tới du lịch Hà Giang sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn không thể thiếu trong hành trình của du khách.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

Công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh tổ chức công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế, gửi đến bạn bè quốc tế thông điệp về sự chào đón, sự cởi mở và khát vọng vươn mình ra thế giới.
Tập đoàn Quanta xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất tại Nam Định

Tập đoàn Quanta xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất tại Nam Định

Chiều 24/9, Tập đoàn Quanta Computer Inc., của Đài Loan (Trung Quốc) đã xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên từ nhà máy sản xuất tại Nam Định.
Hội thảo Ngày chuyển đổi số: Chuyển đổi số để tăng cường phát triển kinh tế xã hội

Hội thảo Ngày chuyển đổi số: Chuyển đổi số để tăng cường phát triển kinh tế xã hội

Ngày 24/9, tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Tăng cường xúc tiến thương mại doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Tăng cường xúc tiến thương mại doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

28 doanh nghiệp Hàn Quốc và 64 doanh nghiệp Nam Trung Bộ đã cùng tìm cơ hội kết nối cung cầu trong sự kiện xúc tiến thương mại tại Ninh Thuận, chiều 24/9.
Ban Bí thư điều động ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ban Bí thư điều động ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

Lạng Sơn: Khoác áo mới cho chợ miền núi, biên giới

Tỉnh Lạng Sơn đang chú trọng đầu tư xây mới, cải tạo cơ sở hạ tầng các chợ miền núi, biên giới nhằm đẩy mạnh giao thương, nâng cao đời sống, thu nhập người dân.
Nghệ An: Cuối năm 2024, sẽ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Vinh

Nghệ An: Cuối năm 2024, sẽ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Vinh

Đến năm 2030, TP. Vinh mở rộng sẽ là đô thị biển văn minh, hiện đại; đầu tàu tăng trưởng của tỉnh Nghệ An, trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trên một số lĩnh vực.
TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển logistics bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển logistics bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh hướng tới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hà Tĩnh: Nơi nước rút nhanh, nơi còn ngập sâu

Hà Tĩnh: Nơi nước rút nhanh, nơi còn ngập sâu

Mưa đã giảm, nước trên các sông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cơ bản đã rút nhanh, chỉ còn 1 số điểm vẫn còn ngập, tuy nhiên nước vẫn sẽ rút nếu trời tiếp tục mưa.
Phú Thọ: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại những tháng cuối năm

Phú Thọ: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại những tháng cuối năm

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tăng cường nhất là trong những tháng cuối năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Sáng 24/9, lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đồng hành phát triển và hiện thực hóa quy hoạch.
Trưa 25/9 sẽ tạm dừng lưu thông qua hầm Hải Vân để nổ mìn thi công đường ven biển nối cảng

Trưa 25/9 sẽ tạm dừng lưu thông qua hầm Hải Vân để nổ mìn thi công đường ven biển nối cảng

Từ 13h15 đến 13h45 ngày 25/9 các phương tiện sẽ tạm dừng lưu thông qua hầm Hải Vân để nổ mìn phục vụ thi công đường ven biển nối cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng).
Vĩnh Phúc: Kiên quyết bài trừ tà đạo

Vĩnh Phúc: Kiên quyết bài trừ tà đạo 'Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam'

Tà đạo "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" xâm nhập địa bàn Vĩnh Phúc và lôi kéo nhiều người dân tham gia, tiềm ẩn nhiều phức tạp về an ninh, trật tự.
Thông tin mới nhất về thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thông tin mới nhất về thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Mưa lũ đã gây thiệt hại đáng kể cho tỉnh Thanh Hóa với 171 nhà bị thiệt hại, hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập, 11 điểm trường bị ảnh hưởng, sơ tán 3.162 hộ.
Phục hồi nhanh chóng sau bão, cảng biển Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế

Phục hồi nhanh chóng sau bão, cảng biển Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế

Vượt qua sự tàn phá của cơn bão số 3, khu vực cảng biển Hải Phòng đã nhanh chóng khôi phục hoạt động, đảm bảo duy trì nhịp độ sản xuất bình thường.
Thái Bình sắp có nhà máy lắp ráp ô tô trị giá 168 triệu USD

Thái Bình sắp có nhà máy lắp ráp ô tô trị giá 168 triệu USD

Dự án nhà máy lắp ráp ô tô với tổng vốn đầu tư khoảng 168 triệu USD sắp được triển khai tại Khu Công nghiệp Tiền Hải (Thái Bình).
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Nhiều nông dân trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã chuyển đổi diện tích trồng mía sang trồng dứa MD2, đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Nhân sự ngày 23/9: Bổ nhiệm nữ Giám đốc Sở Tài chính Vĩnh Phúc; Cục Thuế Phú Yên có thêm lãnh đạo

Nhân sự ngày 23/9: Bổ nhiệm nữ Giám đốc Sở Tài chính Vĩnh Phúc; Cục Thuế Phú Yên có thêm lãnh đạo

Ngày 23/9, bà Đỗ Thị Hồng Nhung giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc; Cục Thuế tỉnh Phú Yên công bố quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng.
Hàng nghìn hộ dân ở thành phố Thanh Hóa bị ngập trong nước lũ

Hàng nghìn hộ dân ở thành phố Thanh Hóa bị ngập trong nước lũ

Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, trên địa bàn TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập úng; 276 hộ của 9 phường, xã phải di dời.
Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên sông Bưởi trên mức báo động 3, sẵn sàng phương án hộ đê

Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên sông Bưởi trên mức báo động 3, sẵn sàng phương án hộ đê

Trong 12 giờ tới, lũ vùng hạ lưu các sông tại Thanh Hóa tiếp tục lên, trên sông Bưởi tại Kim Tân trên mức báo động 3, sông Lèn có khả năng lên mức báo động 3.
Hà Nội: Kiểm tra việc xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Kiểm tra việc xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Ngày 23/9, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội có văn bản thông tin về việc giải quyết phản ánh, kiến nghị phục vụ người dân, tổ chức trên ứng dụng iHanoi.
Thanh Hóa: Đồi nứt toác, đe dọa vùi lấp nhiều nhà dân

Thanh Hóa: Đồi nứt toác, đe dọa vùi lấp nhiều nhà dân

Nhiều quả đồi bị nứt rộng hơn cả mét, có nguy cơ sạt lở bất kỳ lúc nào, nhiều hộ dân tại Thanh Hóa phải di dời khẩn cấp để tránh bị vùi lấp.
Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

UBND TP. Đà Nẵng đề xuất nghiên cứu xem xét quy hoạch cảng Liên Chiểu gồm 3 bến cảng: Bến cảng container, bến cảng tổng hợp và hàng rời, bến hàng lỏng, khí.
Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất 7 dự án thủy lợi, thủy sản sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 với tổng vốn đầu tư 5.750 tỷ đồng.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Mưa lớn liên tục gây ngập sâu, chia cắt 215 hộ dân tại 3 bản ở xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa). Tại huyện Bố Trạch, một bé gái bị cuốn trôi khi đi qua ngầm tràn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động