Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 11:42

Hà Giang quyết tâm đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công

Thời gian còn lại của năm 2022 không còn nhiều, Hà Giang quyết tâm sẽ đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công để kịp tiến độ.

Việc giải ngân vốn đầu tư còn chậm

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh mới đây để nghe các ngành, các huyện, thành phố báo cáo tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công, tính đến ngày 2/12/2022, giải ngân kế hoạch vốn bao gồm nguồn vốn kéo dài thời gian thanh toán năm 2021 sang năm 2022 nhưng không tính số giao tăng của tỉnh (tiền thu sử dụng đất và bội chi ngân sách địa phương), tổng số vốn đã giải ngân trên 2.116 tỷ đồng, đạt 37,53% kế hoạch. Về tiến độ thực hiện các dự án khởi công mới năm 2022 sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh quản lý, có tổng số 48 dự án với tổng mức đầu tư 8.176 tỷ đồng; kế hoạch vốn bố trí năm 2022 trên 741 tỷ đồng; vốn đã giải ngân trên 147 tỷ đồng, đạt 19,88% kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang phát biểu tại Hội nghị

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang chỉ rõ, khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân chủ yếu do nhiều dự án chưa có khối lượng thực hiện hoặc công tác nghiệm thu khối lượng với chủ đầu tư và nhà thầu không kịp thời; thời tiết diễn biến bất thường làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, dự án; chủ đầu tư chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới, dẫn đến nhiều dự án trọng điểm, dự án lớn được bố trí vốn từ đầu năm nhưng tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn chậm. Việc giải ngân kế hoạch vốn đối với các dự án ODA chậm do nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán tại nhiều dự án còn chậm; năng lực của một số ban quản lý còn hạn chế…

Nguyên nhân do các dự án quyết toán chậm, không dứt điểm, thiếu chứng từ thanh toán; chậm trễ trong điều chỉnh lại dự án nên không có cơ sở để giải ngân thanh toán vốn đầu tư. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm; giá cả một số hàng hóa, nguyên vật liệu tăng cao…

Quyết tâm giải ngân đúng hạn

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công diễn ra ngày 7/12, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhấn mạnh, thời gian còn lại năm 2022 cho giải ngân các dự án là rất ít, trong khi đó tỷ lệ giải ngân của tỉnh còn rất thấp.

Do đó, ông Nguyễn Văn Sơn yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần có quyết tâm, quyết liệt và xác định nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị hàng đầu; từ đó, xác định cụ thể mục tiêu, giải pháp cụ thể gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao để đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn đầu tư công. Yêu cầu các sở, ngành, địa phương có quyết tâm, quyết liệt và xác định nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị hàng đầu; xác định cụ thể mục tiêu, giải pháp gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm túc các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh và văn bản cam kết đã ký gửi UBND tỉnh.

Các đơn vị cũng cần tập trung công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nhất là một số dự án có tổng mức đầu tư, quy mô đầu tư lớn. Tăng cường chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung nhân lực, phương tiện, trang thiết bị đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án theo thẩm quyền; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn khối lượng thanh toán vào cuối năm và không gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

Đối với các công trình khởi công mới năm 2022, cần hoàn thiện hồ sơ, xây dựng cụ thể kế hoạch, phương án triển khai và cam kết về tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng công trình theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; sau khi có khối lượng cần hoàn thành lập hồ sơ thanh toán, giải ngân. Đối với các chương trình mục tiêu Quốc gia, lãnh đạo các huyện thực hiện phân cấp về xã đối với công trình có mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng; các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện các chương trình; tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo việc triển khai các dự án, tiểu dự án đảm bảo đồng bộ, đúng quy định hiện hành.

Ông Nguyễn Văn Sơn phê bình các chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân chậm; thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Các ngành, địa phương tăng cường giám sát, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; chấn chỉnh các đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công, tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA.

Đối với các dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp do nguyên nhân chủ quan, cần kiên quyết kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan, xử lý cán bộ chậm trễ trong thực thi công vụ. Để thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao nhất, cần đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định, minh bạch, kiên quyết chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; bám sát tiến độ thực hiện và nhu cầu giải ngân nguồn vốn của các dự án để có giải pháp điều chỉnh linh hoạt, kịp thời kế hoạch vốn giao giữa các dự án chậm giải ngân và các dự án có khả năng giải ngân tốt, còn thiếu vốn…

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh