Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội: Đảm bảo cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Thành phố

Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn thành phố.
Nỗ lực cao nhất để đảm bảo nguồn cung và ổn định giá hàng hóa Doanh nghiệp vào mùa sản xuất hàng Tết, bình ổn thị trường

Triển khai rộng rãi chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu

Trong bối cảnh mặt bằng giá hàng hóa trên thế giới tăng cao, tác động trực tiếp tới giá cả và sức mua trong nước, việc giữ ổn định thị trường nội địa có ý nghĩa rất quan trọng. Trước dự báo về những khó khăn trong thời gian tới, UBND Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm thị trường trong nước, góp phần cho tăng trưởng của nền kinh tế. Một trong số đó có thể kể tới Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố được triển khai hàng năm.

Với mục tiêu góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, những ngày lễ, tháng cuối năm 2022, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và các thời điểm dịch bệnh bất thường xảy ra; Khuyến khích, tạo đều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển sản xuất, đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trừng Hà Nội sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19. Ngày 11-7-2022, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành hành Kế hoạch số 193/KH-UBND thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2022.

Hà Nội: Đảm bảo cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Thành phố
Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân địa bàn Thành phố

Theo đó, các đơn vị tham gia Chương trình bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay từ các tổ chức tín dụng thực hiện bình ổn thị trường các nhóm hàng hóa thiết yếu gồm: Lương thực (gạo, mì, phở khô...), thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, dầu ăn, đường, gia vị, rau củ, thủy hải sản tươi, đông lạnh, thực phẩm chế biến, sữa trẻ em dưới 6 tuổi và các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán (bánh mứt kẹo; rượu, bia nước giải khát) với giá trị hàng hóa tạm tính khoảng 4.600 tỷ đồng.

Chương trình được triển khai rộng rãi đến không chỉ các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà còn được triển khai rộng rãi tới các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn tại các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm tăng cường, mở rộng thêm nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố cho thành phố Hà Nội. Năm 2022, đã có 32 đơn vị được phê duyệt tham gia Chương trình trong đó có 16 đơn vị thuộc các tỉnh, thành phố đăng ký tham gia Chương trình.

Các đơn vị đã không ngừng phát triển hệ thống phân phối nhằm đưa hàng hóa thiết yếu đến với người dân trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là tại các huyện xa trung tâm, qua đó các đơn vị đã cung ứng tới hơn 12.000 điểm bán trên toàn thành phố Hà Nôi, trong đó có 132 siêu thị, trên 8.000 cửa hàng kinh doanh tổng hợp và chuyen doanh; 1.269 sạp hàng tại các chợ truyền thống và 517 bếp ăn tập thể.

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa cho Tết Nguyên đán Quý Mão

Đặc biệt để đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, ngày 28/9/2022 Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 4515/KH-SCT.

Theo Kế hoạch này, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.500 tỷ đồng (tăng 15% so với thực hiện Tết năm 2022) đối với các nhóm hàn tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết và các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hoạt động cung ứng hàng hóa được triển khai qua hệ thống 28 trung tâm thương mại, 132 siêu thị, 453 chợ, 2.000 cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 128 chuỗi kinh doanh các hàng nông sản, thực phẩm, 159 chuỗi liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản trên địa bàn; 926 chuỗi, cơ sở cung ứng nông lâm, thủy sản của 43 tỉnh, thành phố; 60 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Qua các kênh bán hàng đa phương tiện (khoảng 600 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu, 35 doanh nghiệp gồm các sàn thương mại điện tử, siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng lớn trên địa bàn Thành phố có hình thức bán hàng trực tuyến qua điện thoại (hotline), website, ứng dụng thương mại điện tử để người tiêu dùng nắm bắt thông tin, chủ động mua hàng hóa) và hơn 40 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp.

Nhằm hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, Sở Công Thương Hà Nội đã tổng hợp nhu cầu vay vốn của 09 đơn vị tham gia Chương trình với tổng số vốn là 889 tỷ đồng, gửi Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội và các tổ chức tín dụng để kết nối vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, các đơn vị tham gia Chương trình năm 2022 còn có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn vay của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025 (lĩnh vực đầu tư, cho vay theo quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND thành phố Hà Nội), lãi suất 5,96%/năm, không thay đổi trong suốt thời gian vay. Thời hạn cho vay tối đa 15 năm (theo văn bản số 492/QĐTPT-NV3 ngày 17/6/2022 của Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố).

Đồng thời, ngày 15/8/2022, Sở Công Thương phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội và Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư phát triển thành phố. Ngay tại hội nghị đã kết nối hơn 100 doanh nghiệp với 20 tổ chức tín dụng về các chương trình vay vốn với lãi suất ưu đãi và trực tiếp giải đáp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục trong quá trình vay vốn của các doanh nghiệp.

Quá trình triển khai Chương trình bình ổn thị trường và kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán giúp đảm bảo hàng hóa qua các năm đã góp phần ổn định thị trường, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhân dân đặc biệt trong các thời điểm thị trường có biến động về hàng hóa và các dịp Lễ, Tết, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp như dịch Covid -19 trong 2 năm 2020, 2021.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, Thành phố Hà Nội sẽ triển khai đồng loạt các giải pháp như tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại tại các huyện ngoại thành, đẩy mạnh phát triển hệ thống chuỗi, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm, văn minh thương mại; Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho bãi, logictic khoa học, đáp ứng được nhu cầu dự trữ hàng hóa, đảm bảo công tác bảo quản hàng hóa theo quy định, lưu thông hàng hóa thông suốt, hạ giá thành sản phẩm… ; Đẩy mạnh phát triển bán hàng online…

Tiếp tục tăng cường công tác liên kết vùng giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước để đẩy mạnh khai thác hàng hóa, chủ động nguồn cung phục vụ nhu cầu nhân dân. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản và tăng cường xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn, Đặc biệt xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...;

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản theo hướng chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO…) nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá trị gia tăng sản phẩm. Tăng cường hơn nữa công tác kết nối doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư để được tiếp cận vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng phục vụ sản xuất - kinh doanh.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Cùng với đầu tư và xuất khẩu, thị trường trong nước là một trong ba cấu phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Giá lúa gạo hôm nay 21/9/2024: Giá gạo trong nước tăng nhẹ, gạo xuất khẩu ở mức cao

Giá lúa gạo hôm nay 21/9/2024: Giá gạo trong nước tăng nhẹ, gạo xuất khẩu ở mức cao

Giá lúa gạo hôm nay 21/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định so với ngày hôm qua với mặt hàng lúa. Giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 21/9

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 21/9

Giá vàng thế giới hôm nay 21/9/2024 tăng mạnh lên hơn 2,600 USD/Ounce - thiết lập kỷ lục mới. Giá vàng trong nước chịu tác động cũng đồng thời tăng theo.
Giá heo hơi hôm nay 21/9/2024: Nguồn cung thiếu, giá heo hơi tiếp tục tăng cao

Giá heo hơi hôm nay 21/9/2024: Nguồn cung thiếu, giá heo hơi tiếp tục tăng cao

Giá heo hơi hôm nay ngày 21/9/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở cả 3 miền dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg.

Tin cùng chuyên mục

Giá bạc hôm nay 21/9/2024: Bạc thế giới và trong nước tăng trở lại

Giá bạc hôm nay 21/9/2024: Bạc thế giới và trong nước tăng trở lại

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 928.000 đồng/lượng mua vào và 973.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn.
Giá cà phê hôm nay 21/9/2024: Trong nước giảm, thế giới đỏ sàn lực bán ra mạnh

Giá cà phê hôm nay 21/9/2024: Trong nước giảm, thế giới đỏ sàn lực bán ra mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê mới nhất, cà phê Robusta, cà phê nhân, cà phê Arabica hôm nay 21/9/2024.
Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/9/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm sau khi BoJ giữ nguyên lãi suất? HSBC là ngân hàng mua Yen cao nhất.
Giá tiêu hôm nay 21/9/2024: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Mỹ cao kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 21/9/2024: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Mỹ cao kỷ lục

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/9/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/9 thế nào?
Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên

Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên

Tỷ giá USD hôm nay 21/9/2024: Đồng USD mạnh lên, cao nhất trong 2 tuần so với đồng Yen khi Ngân hàng Nhật Bản thận trọng trong việc tăng lãi suất.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu kết thúc tuần tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu kết thúc tuần tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/9/2024: Giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng khi các nhà đầu tư đánh giá việc cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Fed.
Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Giá vàng lập đỉnh mới, trên mốc 2.600 USD

Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Giá vàng lập đỉnh mới, trên mốc 2.600 USD

Giá vàng hôm nay 21/9/2024: Trong khi giá vàng thế giới tăng mạnh lên hơn 2,600 USD/ounce - thiết lập kỷ lục mới, giá vàng miếng trong nước cũng nhích tăng nhẹ.
Dự báo giá cà phê 21/9: Sản lượng cà phê cung ứng ra thị trường ở mức thấp nhất trong năm?

Dự báo giá cà phê 21/9: Sản lượng cà phê cung ứng ra thị trường ở mức thấp nhất trong năm?

Dự báo giá cà phê ngày 21/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 21/9/2024.
Dự báo giá tiêu 21/9/2024: Đà tăng liệu có tiếp tục diễn ra?

Dự báo giá tiêu 21/9/2024: Đà tăng liệu có tiếp tục diễn ra?

Dự báo giá tiêu ngày 21/9: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 21/9.
Đồng Yen tăng mạnh sau khi Fed cắt giảm lãi suất

Đồng Yen tăng mạnh sau khi Fed cắt giảm lãi suất

Việc Fed dự kiến nới lỏng chính sách và BOJ cân nhắc tăng lãi suất, đồng Yen có thể tiếp tục tăng giá mạnh, tác động lớn đến thị trường tài chính toàn cầu.
Ngành bán lẻ tăng khả năng cạnh tranh nhờ chuyển đổi số

Ngành bán lẻ tăng khả năng cạnh tranh nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số không chỉ giúp các doanh nghiệp bán lẻ tăng trưởng, mà còn duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo khả năng thích nghi với những thay đổi của thị trường.
Nông sản Việt Nam chinh phục thị trường Anh: Bước tiến và thách thức

Nông sản Việt Nam chinh phục thị trường Anh: Bước tiến và thách thức

Nhờ cải tiến về chất lượng và Hiệp định UKVFTA, nông sản Việt Nam đã và đang “rộng cửa” cơ hội để tiếp cận sâu hơn thị trường Anh.
Hà Nội: Kết nối đưa nông sản, hàng hóa về với người tiêu dùng Thủ đô

Hà Nội: Kết nối đưa nông sản, hàng hóa về với người tiêu dùng Thủ đô

Kết nối nông sản từ các địa phương phục vụ nhân dân sau bão số 3, Hà Nội khẳng định nguồn hàng hóa dồi dào, sẵn sàng đưa về thị trường trong mọi trường hợp.
Giá vàng nhẫn thiết lập kỉ lục mới, chạm ngưỡng 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn thiết lập kỉ lục mới, chạm ngưỡng 80 triệu đồng/lượng

Trong khi giá vàng miếng SJC bán ra đạt mốc 82 triệu đồng/lượng, tăng cao nhất nhiều tháng qua, giá vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới, lên 80 triệu đồng/lượng.
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết lực mua tiếp tục chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 1,02% lên mức 2.155 điểm, nối dài chuỗi tăng sang phiên 7.
Giá lúa gạo hôm nay 20/9: Giá gạo tăng 200 - 350 đồng/kg; giá phụ phẩm giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 20/9: Giá gạo tăng 200 - 350 đồng/kg; giá phụ phẩm giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 20/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng 200-350 đồng/kg với gạo nguyên liệu. Giá mặt hàng phụ phẩm giảm mạnh từ 100 - 250 đồng/kg.
Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 20/9

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 20/9

Trong khi giá vàng thế giới đảo chiều nhích tăng, giá vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ, giá vàng nhẫn vẫn ở mức kỷ lục - 79,2 triệu đồng/lượng.
Giá heo hơi hôm nay 20/9/2024: Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 20/9/2024: Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng ở cả 3 miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Tăng mạnh tại Miền Bắc đạt ngưỡng 70.000 đồng/kg, cao nhất cả nước
Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 20/9/2024: Đồng Yen Nhật giảm đồng loạt ở nhiều ngân hàng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 20/9/2024: Đồng Yen Nhật giảm đồng loạt ở nhiều ngân hàng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 20/9/2024: Tỷ giá Yen Nhật giảm đồng loạt ở nhiều ngân hàng. Đổi 1 Man bằng bao nhiêu VND? BIDV là ngân hàng mua Yen cao nhất.
Giá bạc hôm nay 20/9/2024: Bạc trong nước tiếp tục suy yếu

Giá bạc hôm nay 20/9/2024: Bạc trong nước tiếp tục suy yếu

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 897.000 đồng/lượng mua vào và 942.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động