Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội: Duy trì đà tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Mặc dù Hà Nội đối diện nhiều khó khăn, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng chưa cao, nhưng có sự tăng trưởng đều từ tháng 1 đến tháng 7/2023.
Nỗ lực phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế Hậu Giang đạt 14,2% đứng đầu cả nước

Đây là thông tin được bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đưa ra tại Hội nghị Giao ban công tác quản lý nhà nước về Công Thương cấp huyện 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức sáng 4/8.

bà Trần Thị Phương Lan – Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại Hội nghị
Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở Công Thương Hà Nội đã cùng các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương. Riêng Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành 19 văn bản thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ban hành 33 văn bản chỉ đạo của sở về công tác Công Thương trên địa bàn Thành phố.

Với việc tăng cường quản lý nhà nước, bám sát các nhiệm vụ, các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, ngành Công Thương Thủ đô đã thu được nhiều kết quả khả quan.

7 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 433,3 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 9,4 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách đạt trên 53% với con số xấp xỉ 180.000 tỷ đồng, đây là nguồn thu bền vững từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đối diện với những khó khăn, thách thức đan xen, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mặc dù tăng trưởng chưa cao, nhưng đều có sự tăng trưởng dần từ tháng 1 đến tháng 7/2023”, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo bà Trần Thị Phương Lan, trong lĩnh vực công nghiệp, năm nay, tăng trưởng công nghiệp rất thấp. Sở Công Thương đang trăn trở đưa ra trình Thành phố giải pháp nhằm tăng chỉ tiêu phát triển công nghiệp.

“Mục tiêu của thành phố đặt ra là tăng trưởng công nghiệp từ 7,5 – 8%, tuy nhiên, 7 tháng mới đạt con số 2,5%. Con số này mặc dù cao hơn con số bình quân chung của cả nước, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu mà thành phố đã đặt ra”, bà Trần Thị Phương Lan nói.

Bên cạnh đó, với 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động vẫn còn rất nhiều khó khăn vướng mắc về đất đai, thu hút đầu tư, quản lý, môi trường, xử lý nước thải,… Đối với các cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập, đến nay mới khởi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật được 16 cụm công nghiệp, vẫn còn 27 cụm công nghiệp chưa được khởi công.

Trong thương mại, việc phát triển hạ tầng vẫn chưa đồng đều trong thời gian vừa qua, mới tập trung ở các quận nội thành; thu hút đầu tư về các huyện ngoại thành vẫn còn khó khăn.

Chợ Ngã Tư Sở thuộc địa bàn giáp ranh hai phường Ngã Tư Sở và Thịnh Quang (quận Đống Đa)
Chợ Ngã Tư Sở thuộc địa bàn giáp ranh hai phường Ngã Tư Sở và Thịnh Quang (quận Đống Đa)

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã đưa ra những khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư, phát triển chợ. Đại diện huyện Thanh Oai cho biết, trong việc đầu tư chợ, nếu ngân sách đầu tư thì việc thu để hoàn trả vốn ngân sách là rất khó, tiền thu từ chợ chỉ đủ để bảo trì chợ. Vì vậy, Sở Công Thương nên có mẫu quy hoạch, kiến trúc cơ bản của chợ (ví dụ: mặt bằng đường giao thông, quy mô sạp hàng...) qua đó thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Còn theo đại diện quận Đống Đa, việc xây dựng chợ mới trên diện tích chợ cũ gặp khó khăn khi nhiều hộ kinh doanh không đồng thuận bởi cho rằng giá dịch vụ sẽ tăng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Ông Vũ Xuân Trường - Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên - cho biết, hiện nay quận mới chỉ có quy hoạch sử dụng đất, chưa có quy hoạch ngành nên việc phát triển, xây dựng hệ thống bán lẻ khó khăn. Do vậy, quận đề nghị Sở Công Thương và các ngành liên quan xây dựng quy hoạch ngành để địa phương có căn cứ pháp lý triển khai xây dựng chợ, trung tâm thương mại.

Ghi nhận các ý kiến của các quận, huyện, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển công nghiệp, thương mại, từ nay đến cuối năm 2023, Sở Công Thương Hà Nội và các quận, huyện, thị xã sẽ tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin để giải quyết các vướng mắc, khó khăn.

Trong vấn đề phát triển cụm công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội sẽ phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thiện dự thảo Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; tiếp tục tổ chức thẩm định điều chỉnh quyết định thành lập, thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp sẽ xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp của Hà Nội theo hướng hiện đại; phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, làm cơ sở phát triển kinh tế tri thức; Tiếp tục tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp chủ lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Bà Trần Thị Phương Lan yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã có cụm công nghiệp tạo điều kiện rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Đặc biệt, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục cần thiết để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, khởi công, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Trong vấn đề phát triển thương mại, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục chú trọng vấn đề hoàn thiện quy hoạch thương mại, rà soát các địa điểm quy hoạch, xác định rõ vị trí, quy mô, diện tích, ranh giới để thực hiện kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với các quận,huyện thực hiện tốt công tác quản lý chợ, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc về khiếu nại, tố cáo liên quan đến các chợ trên địa bàn; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về các loại hình văn minh thương mại; thực hiện đồng bộ các biện pháp để bình ổn thị trường, đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chợ dân sinh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Khôi phục trên 90% mạng lưới thông tin liên lạc toàn thành phố

Hải Phòng: Khôi phục trên 90% mạng lưới thông tin liên lạc toàn thành phố

Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hải Phòng, đến thời điểm hiện tại, thành phố đã khôi phục xong mạng lưới thông tin liên lạc đạt trên 90%.
Thừa Thiên Huế phát động ủng hộ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thừa Thiên Huế phát động ủng hộ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động ủng hộ nhân dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long

Tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long

Chiều 12/9, tin lũ khẩn cấp trên sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Thái Bình; tin lũ trên sông Thao, sông Lô và sông Hồng.
Trạm bơm Kim Xá góp phần hiệu quả trong phòng chống bão, mưa lũ tại Vĩnh Phúc

Trạm bơm Kim Xá góp phần hiệu quả trong phòng chống bão, mưa lũ tại Vĩnh Phúc

Trạm bơm Kim Xá đã xả khoảng hơn 4 triệu m3 nước ra sông Phó Đáy góp phần kiểm soát lũ, đảm bảo ổn định đời sống, sản xuất cho người dân Vĩnh Phúc.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 400 cán bộ, chiến sĩ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Hơn 400 cán bộ, chiến sĩ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Hơn 400 cán bộ, chiến sĩ cùng các tình nguyện viên chuyên nghiệp từ các địa phương đã triển khai hoạt động hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Bắc Ninh đã khôi phục toàn bộ đường dây 110kV và trạm biến áp 110kV bị mất điện

Bắc Ninh đã khôi phục toàn bộ đường dây 110kV và trạm biến áp 110kV bị mất điện

Gần 100% khách hàng địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được cấp điện trở lại. Điện lực Bắc Ninh đang đẩy nhanh tiến độ nhằm đảm bảo cấp điện nốt số ít khách hàng còn lại.
Ông Hồ Văn Mừng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Ông Hồ Văn Mừng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Ông Hồ Văn Mừng, Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng cho 8 địa phương khắc phục hậu quả do bão số 3

Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng cho 8 địa phương khắc phục hậu quả do bão số 3

UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định phân bổ kinh phí quỹ phòng chống thiên tai để khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi).
Bắc Ninh làm gì để đạt mục tiêu thu hút 7 tỷ USD vốn FDI năm 2024?

Bắc Ninh làm gì để đạt mục tiêu thu hút 7 tỷ USD vốn FDI năm 2024?

Tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu thu hút khoảng 7 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024. Hiện tại, địa phương này đang đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Người dân chủ động chống lũ và gói bánh chưng chia sẻ với người dân vùng lũ

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Người dân chủ động chống lũ và gói bánh chưng chia sẻ với người dân vùng lũ

Không chỉ chủ động phòng, chống lũ, người dân ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc còn chủ động gói bánh chưng để chia sẻ với người dân vùng lũ trên địa bàn tỉnh.
Đứt cầu phao Ninh Cường, Nam Định khẩn cấp gia cố

Đứt cầu phao Ninh Cường, Nam Định khẩn cấp gia cố

Đêm 11/9, cầu phao Ninh Cường nối 2 huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh bị đứt, hiện các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định đang khẩn trương gia cố.
Tin lũ khẩn cấp trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn

Tin lũ khẩn cấp trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn

Ngày 12/9, tin lũ khẩn cấp trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Gùa, sông Rạng tỉnh Hải Dương.
Bến Tre: Kêu gọi tầng lớp nhân dân ủng hộ người dân vùng bão lũ phía Bắc

Bến Tre: Kêu gọi tầng lớp nhân dân ủng hộ người dân vùng bão lũ phía Bắc

Tỉnh Bến Tre kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân nhân ủng hộ người dân phía Bắc bị thiệt hại do bão Yagi gây ra.
Quân - dân vùng

Quân - dân vùng 'rốn lũ' của Lạng Sơn khắc phục thiệt hại, trở lại cuộc sống sau bão số 3

Người dân cùng lực lượng chức năng ở 'rốn lũ' của tỉnh Lạng Sơn đang tiến hành dọn dẹp nhà sửa sau lũ để sớm ổn định cuộc sống.
Yên Bái kêu gọi ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Yên Bái kêu gọi ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Chiều ngày 11/9, ông Giàng A Tông, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái vừa gửi thư kêu gọi ủng hộ nhân dân tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do bão số 3.
Phát hiện sự cố thân đê, lãnh đạo Bắc Ninh chỉ đạo kiểm tra xử lý

Phát hiện sự cố thân đê, lãnh đạo Bắc Ninh chỉ đạo kiểm tra xử lý

Sáng 11/9 sau khi phát hiện sự cố mạch sủi đơn qua thân đê, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp kiểm tra và triển khai ngay các biện pháp xử lý.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều động, bổ nhiệm hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều động, bổ nhiệm hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng

Ngày 11/9, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm đối với 5 cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Huyện Tràng Định (Lạng Sơn): Không còn đơn vị nào bị cô lập và chia cắt do bão số 3

Huyện Tràng Định (Lạng Sơn): Không còn đơn vị nào bị cô lập và chia cắt do bão số 3

Theo UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn), tổng thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra trên địa bàn huyện ước tính khoảng trên 300 tỷ đồng.
Quảng Ninh bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu phục vụ người dân, doanh nghiệp

Quảng Ninh bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu phục vụ người dân, doanh nghiệp

Chiều ngày 11/9, Sở Công Thương Quảng Ninh tiếp tục khẳng định lượng xăng dầu dự trữ tại các kho trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ cung cấp thường xuyên, liên tục.
Công ty Điện lực Phúc Thọ hoàn thành xử lý sự cố lưới điện sau bão, chủ động chống lũ

Công ty Điện lực Phúc Thọ hoàn thành xử lý sự cố lưới điện sau bão, chủ động chống lũ

Tính đến sáng 11/9 tất cả các sự cố do bão số 3 đối với lưới điện hạ thế trên địa bàn đã được Công ty Điện lực Phúc Thọ (Hà Nội) xử lý kịp thời.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc ở khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc ở khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ

Sở TT&TT tỉnh Hải Dương yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các phương án đảm bảo thông tin liên lạc tại khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động