Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 20:54

Hà Nội vẫn “lo ngay ngáy” thiếu nước sạch

Thời gian qua, nhiều khu vực tại Thủ đô vẫn trong tình trạng “chạy nước từng bữa”. Việc thiếu nước sạch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân. Trong khi hệ thống cấp nước cũ chưa thể đáp ứng nhu cầu của người dân thì dự án nước sông Đà 2 vẫn chưa biết đến bao giờ mới được triển khai.

Thiếu nước ngay trung tâm

Không phải đi đâu xa mà ngay các quận nội thành Hà Nội đang trong tình trạng thiếu nước sạch. Trong những ngày mưa lớn vừa qua tại Hà Nội, nhiều hộ dân sống ở ngõ 402 phố Bạch Mai và ngõ Tự Do (quận Hai Bà Trưng) đã phải huy động xô chậu để hứng nước mưa. Một số nhà đã bị cháy máy bơm vì bật máy hút mà không có nước. Một người dân tại đây cho biết: “Xí nghiệp nước sạch đã đến hỗ trợ bơm nước cho người dân nhưng chỉ được ban ngày. Những nhà đi làm đến tối mới về thì vẫn không bơm được nước”.

Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Ngọc Minh, Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hai Bà Trưng cho biết: Từ khi Trung tâm thương mại Chợ Mơ đi vào hoạt động, nhu cầu nước sạch của khu vực này tăng mạnh. Khu vực thiếu nước lại nằm ở khúc cuối của hai đường ống nước, do đó thường rơi vào cảnh thiếu nước. Để khắc phục tình trạng này, đơn vị đang tính đến phương án bơm luân phiên theo giờ cho từng khu vực.

Người dân tại ngõ 402 phố Bạch Mai phải hứng nước mưa để sinh hoạt do thiếu nước máy

Còn tại Khu đô thị Đại Kim (quận Hoàng Mai), hàng nghìn hộ dân cũng đang phải sống cảnh thiếu nước sạch. Có thời điểm, hàng chục máy bơm của các hộ dân bị cháy do đơn vị cung cấp nước cắt nước đột ngột. Đại diện Công ty Khai thác quản lý dịch vụ đô thị và thương mại, đơn vị phân phối nước trực tiếp đến các hộ dân khu vực này, cho biết, nhu cầu dùng nước của các hộ dân lên đến 1.800 - 1.900 m3/ngày đêm trong khi công ty phải mua lại nước sạch của Công ty cổ phần VIWACO với khả năng cung cấp chỉ từ 1.000 - 1.500 m3/ngày đêm.

Theo VIWACO, rất khó đáp ứng đủ nhu cầu bởi nguồn nước sạch sông Đà cung cấp cho công ty thời điểm này khá “khiêm tốn”. Hơn nữa, việc nước bị thất thoát do cơ sở hạ tầng xuống cấp cũng khiến nguồn nước không cung cấp đủ nhu cầu. VIWACO kiến nghị Công ty Khai thác quản lý dịch vụ đô thị và thương mại cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng khả năng tiếp nhận nguồn nước từ VIWACO như cải tạo mạng lưới đường ống để tránh thất thoát nước, lắp đặt bơm tăng áp nhằm đẩy nước nhanh hơn đến các hộ dân.

Theo kế hoạch, việc cải tạo mạng lưới đường ống, lắp đặt bơm tăng áp sẽ được triển khai thực hiện trong tháng 8 này. Tuy nhiên, theo nguồn tin phóng viên có được, thì nguyên nhân thiếu nước sâu xa là do đường ống nước sông Đà liên tục gặp sự cố, Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) sợ vỡ ống tiếp nên không dám xả hết công suất cung cấp nước sạch. Do đó, VIWACO thiếu nước và cung cấp cho các đơn vị phân phối cũng bị hạn chế.

“Dài cổ” đợi dự án nước sông Đà 2

Tuyến đường ống số 1 dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội thường xuyên gặp sự cố rò rỉ, bục vỡ đã làm gián đoạn việc cấp nước, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tính đến tháng 7/2016, đường ống này đã vỡ tới… 18 lần. Sau nhiều lần khắc phục, hiện nay đường ống này vẫn chưa được sửa chữa triệt để và luôn trong tình trạng “vỡ bất cứ lúc nào”.

Để giảm tải cho tuyến ống thứ nhất và hỗ trợ tuyến ống này khi có sự cố, Viwasupco đã triển khai xây dựng tuyến ống thứ 2 dài 21km chạy dọc theo đại lộ Thăng Long vào ngày 7/10/2015. Tuy nhiên, dự án này vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận sau khi có thông tin công ty Trung Quốc trúng gói thầu cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện.

Đại diện công ty đã không thể giải đáp những khúc mắc của dư luận liên quan đến độ an toàn cũng như tiến độ công trình do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Với sự chỉ đạo của Thủ tướng về việc tạm dừng dự án để xem xét lại quy trình, thủ tục đấu thầu, đến nay, Viwasupco đã hủy hợp đồng với nhà thầu Xinxing của Trung Quốc. Dự kiến, công ty sẽ chỉ định nhà thầu cho gói thầu này do tính chất quan trọng của dự án.

Được biết, dự án nước Sông Đà giai đoạn 2 có 20 gói thầu, đến nay đã lựa chọn và ký kết được 14 gói thầu. Trong đó, gói thầu CCOG09 cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện là gói thầu đặc biệt quan trọng. Ông Nguyễn Văn Tốn, Giám đốc Viwasupco cho biết: “Công ty vẫn đang chờ quyết định sau khi Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng. Trước đó, Thủ tướng đã yêu cầu tạm dừng phê duyệt kết quả trúng thầu với nhà thầu Trung Quốc và chúng tôi thực hiện theo đúng yêu cầu của Thủ tướng”.

Trong bối cảnh đường ống nước sạch sông Đà 1 vẫn liên tục gặp sự cố, dư luận đặt câu hỏi đến bao giờ dự án đường ống nước sông Đà giai đoạn 2 mới được thi công để đảm bảo nguồn nước sạch ổn định cho người dân Thủ đô. Tại kỳ họp HĐND thành phố đầu tháng 8 vừa qua, cử tri đã đặt câu hỏi về tiến độ của dự án này, lãnh đạo thành phố vẫn chưa thể khẳng định bao giờ dự án mới được thi công. Nỗi lo mất nước sạch mỗi khi đường ống sông Đà giai đoạn 1 trục trặc vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Theo Báo Tin Tức - TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?