Kinh phí thực hiện khuyến công năm 2019 sẽ dùng để hỗ trợ các lớp tập huấn xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn gắn với phổ biến cơ chế chính sách mới về phát triển công nghệ.
Chương trình khuyến công địa phương nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất tích cực thay đổi mẫu mã, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất |
Cùng với đó, chương trình sẽ tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và cấp quốc gia; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm quy mô trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ đăng ký thương hiệu.
Chương trình khuyến công địa phương năm nay nhằm khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất CN-TTCN nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, chương trình cũng huy động tối đa các nguồn lực đầu tư vào sản xuất CN-TTCN nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển CN-TTCN một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, thời gian tới sở sẽ phối hợp với các đơn vị tiếp tục hỗ trợ 10 cơ sở xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN); ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất CN-TTCN và chi hỗ trợ triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở.
Trong năm 2019, Sở Công Thương Hà Tĩnh sẽ tập trung vào các giải pháp để phát triển hoạt động khuyến công địa phương như: Tăng cường nguồn kinh phí huy động từ việc lồng ghép các chương trình khác; huy động vốn đối ứng từ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả, thiết thực...