Diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng
Dự báo tình hình trong các tháng cuối năm 2023, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng.
Theo đó, để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyền trái phép hàng hóa qua biên giới, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng và triển khai Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Công chức hải quan kiểm tra hàng hóa |
Kế hoạch nêu rõ, mục đích đó là tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Ban Chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh; UBND TP. Hồ Chí Minh; Bộ Tài Chính; Tổng cục Hải quan về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đồng thời, tăng cuờng công tác chỉ đạo, chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy, gian lận thương mại. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Thời gian triển khai thực hiện kế hoạch yêu cầu thực hiện tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; đồng thời vẫn đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu ngân sách và phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong thời gian triển khai kế hoạch.
Về nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch nêu, Thủ trướng các đơn vị quán triệt chỉ đạo của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Ban Chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh; UBND TP. Hồ Chí Minh; Bộ Tài Chính; Tổng cục Hải quan nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Cùng với đó, làm tốt công tác nghiệp vụ, tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát, xác định địa bàn, tuyến trọng điểm các tại địa bàn khu vực cửa khẩu: đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, khu tập kết hàng hóa gần biên giới, cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện, chuyến phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn hoạt động hải quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh.
Mặt khác, tổ chức đấu tranh, bắt giữ và xử lý nghiêm đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu, chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, nhất là hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe người tiêu dùng.
Trong đó, tập trung trọng tâm, trọng điểm đối với các loại hàng hóa như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, thiết bị vệ sinh, vật tư y tế, điện tử, điện thoai di động, vàng, ngoại tệ, hàng bách hóa, rượu, bia, sữa, bánh kẹo, pháo nổ, hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán theo các tuyến, mặt hàng, loại hình.
Cụ thể, tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu qua loại hình A11, A12, H11, C11; hành lý ký gửi, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh qua cảng hàng không quốc tế sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nhất là các tuyến bay đến từ Singapore, Malaysia, Hông Kông, Nhật, Hàn Quốc, Doha, Quata, Nga, Pháp, Đức, Anh, Mỹ...
Tăng cuờng kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động trung chuyển, quá cảnh, gửi kho ngoại quan đối với các loại hàng hóa như thực phẩm, hàng điện tử, hàng tiêu dùng rượu, bia, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng... xuất đi Campuchia để kip thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kip thời các hành vi thẩm lậu vào nội địa.
Tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát ma tuý trên tất cả các khâu, các tuyến, các địa bàn. Thông tin liên quan đến hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý phải được xử lý kịp thời, bí mật, chặt chẽ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc vụ việc, đảm bảo không để lộ thông tin, đối tượng.
Ngoài ra, tăng cuờng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động quần chúng nhân dân không tham gia, không tiếp tay, không bao che cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Nâng cao vai trò, vị thế của cơ quan Hải quan trong công tác phối hợp với các lực lượng chức năng quản lý khác trên địa bàn như Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường...
Triển khai, thực hiện tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu dịp cuối năm 2023 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra hàng hóa qua máy soi
Tại Kế hoạch cũng nêu, tùy theo tình hình thực tế, đặc thù địa bàn, các đơn vị xây dựng Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đáng chú ý, với các Chi cục Hải quan, kế hoạch yêu cầu lãnh đạo các Chi cục tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ công chức trong đơn vị thực hiện nghiêm, đầy đủ quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ban chỉ huy các đội công tác trong việc quản lý cán bộ công chức thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ.
Chủ động phát hiện các trường hợp sửa chữa, làm giả chứng từ điện tử kèm hồ sơ hải quan. Tăng cuờng công tác đào tạo, trau dồi nghiệp vụ cho cán bộ công chức, cập nhật đầy đủ các văn bản nghiệp vụ, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật của ngành. Nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ công chức trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả.
Tạo điều kiện thuận lợi, đúng quy định pháp luật cho hoạt động xuất khẩu nhập khẩu trên địa bàn Chi cục quản lý. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa qua máy soi. Chủ động trong việc thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro về các đối tượng hoạt động trên địa bàn (doanh nghiệp, hàng hóa, tuyến đường, xuất xứ) để áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.
Phối hợp chặt chẽ với các Đội Kiểm soát Cục trong việc trao đổi thu thập xử lý thông tin, giữa các đội nghiệp vụ trong đơn vị và các lực lượng khác trong và ngoài ngành để củng cố thông tin về đối tượng trọng điểm cũng như các vấn đề khác liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao (có thuế suất cao, hàng hoá thường bị lợi dụng khai sai mã số, xuất xứ, gian lận số lượng, trị giá, mặt hàng trang thiết bị y tế…)
Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ nhằm kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở cán bộ công chức chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương của ngành; tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, phát hiện ngăn chặn kịp thời hàng hoá thẩm lậu qua khu vực cửa khẩu. Đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan, phát hiện, xử lý kịp thời các doanh nghiệp lợi dụng các chính sách về thuế, giá để buôn lậu, gian lận thương mại.