Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 01:37

Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Các chủng nấm Chytrid và bệnh Ranavirus được đưa vào diện kiểm soát trong dự thảo “Đạo luật kiểm soát dịch bệnh thủy sản" của Hàn Quốc.

Theo thông báo G/SPS/N/KOR/798 của Hàn Quốc, đưa trước thềm Phiên họp thứ 88 của Ủy ban SPS/WTO, Bộ Đại dương và Thủy sản nước này đang xin ý kiến các thành viên WTO về dự thảo “Đạo luật kiểm soát dịch bệnh thủy sản”.

Hàn Quốc đang đề xuất kiểm soát 3 loại bệnh nguy hiểm với thủy sản nhập khẩu

Trong đó, 3 loại bệnh trên lưỡng cư được coi là bệnh được kiểm soát hợp pháp, gồm: Batrachochytrium dendrobatidis (chủng nấm Bd), Batrachochytrium salamandrivorans (chủng nấm Bsal) và Ranavirus.

Đạo luật mới áp dụng cho tất cả quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc, với đối tượng gồm các động vật thủy sản sống (cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác) và tôm ướp lạnh (đông lạnh), cùng nhóm lưỡng cư sống. Các mã HS tương ứng: 0301, 0306, 0307, 0106.

Chủng nấm Bd, là một loại nấm Chytrid, là nguyên nhân chính làm cho các quần thể cá cóc ở châu Âu bên bờ tuyệt chủng. Nó cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến sự đa dạng của các loài lưỡng cư trên toàn cầu.

Khi bám vào da động vật, vi sinh vật này khiến vật chủ không thể trao đổi muối và nước với môi trường. Bệnh gây ra những tổn thương không thể phục hồi và cuối cùng khiến động vật chết vì suy tim do ngạt thở. Động vật bị nhiễm bệnh có ít khả năng sống sót.

Trong khi chủng nấm Bd được nhắc đến từ đầu thế kỷ 20, chủng nấm Bsal được xem là mới phát hiện khoảng 10 năm trở lại đây, khi các nhà khoa học nhận thấy sự suy giảm đột ngột của quần thể kỳ nhông lửa ở Hà Lan. Bệnh gây tổn thương da, nhiễm trùng huyết và dễ lây lan.

Tương tự, bệnh Ranavirus khá phổ biến với các loài lưỡng cư. Các triệu chứng chính của bệnh là tổn thương da, xuất huyết và suy nội tạng.

Sau khi đánh giá nguy cơ, Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc đề xuất việc kiểm soát chính thức 3 loại bệnh trên. Đồng thời, xây dựng thủ tục chi tiết về việc đăng ký, sửa đổi, gia hạn... các cơ sở chế biến động vật, sản phẩm động vật ở nước ngoài khi xuất khẩu vào quốc gia Đông Á.

Phía bạn cũng đưa vào dự thảo, nội dung kiểm tra trực tiếp các cơ sở xuất khẩu thủy sản ở nước ngoài để kiểm soát dịch bệnh, cũng như nghiên cứu cơ sở pháp lý để tiến hành đình chỉ nhập khẩu theo kết quả kiểm tra tại chỗ, hoặc phân tích rủi ro nhập khẩu, nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp.

Hàn Quốc cho biết, các quốc gia thành viên WTO có thời hạn 60 ngày kể từ ngày lưu hành thông báo, để phản hồi. Đến ngày 12/5/2024, quốc gia này sẽ ngừng tiếp nhận các ý kiến, tiến tới ra thông báo chính thức dự kiến vào ngày 21/6.

Việt Nam hiện là nguồn cung thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc. Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 150 nghìn tấn, đạt giá trị khoảng 800 triệu USD. Sau 8 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang phía bạn liên tục có dấu hiệu khởi sắc.

Trong cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2023, tôm chiếm tỷ trọng cao nhất 43,6%, tiếp đó mực, bạch tuộc chiếm 31,4%. Các loại cá khác (trừ cá tra, cá ngừ) có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba sang Hàn Quốc, chiếm 20,8%.

Còn lại các mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ sang Hàn Quốc lần lượt là cá ngừ, cá tra, cua ghẹ và giáp xác khác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhuyễn thể khác (chiếm từ 0,3% đến 2,2%).

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu. Trong khi, Việt Nam đứng thứ 2 về cung cấp mực, bạch tuộc cho Hàn Quốc, sau Trung Quốc. Năm 2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt hơn 247 triệu USD, giảm 8% so với năm 2022.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo trong năm 2024, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc có khả năng tăng trở lại khi kinh tế Hàn Quốc nhiều khả năng lấy lại đà tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) dự tính, tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ đạt 2,1% trong năm 2024, tăng từ mức 1,4% của năm 2023.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hàn Quốc

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng