Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 01:23

Hàn Quốc giữ vị trí số 1 về đầu tư tại Việt Nam

Tính tổng cộng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam từ năm 1988 đến hết năm 2015 đạt 44,9 tỷ USD, giữ vị trí thứ nhất trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư của các DN Hàn Quốc cũng đa dạng từ sản xuất công nghiệp, các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, bán lẻ, dịch vụ thương mại… 
Trao giấy phép đầu tư cho DN Hàn Quốc tại SHTP

Bên cạnh đầu tư, đến nay Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc (sau Trung Quốc và Mỹ). Với việc Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2015, nhiều mặt hàng như điện tử gia dụng, phụ tùng ô tô… sẽ được giảm thuế nhập khẩu, vì vậy quy mô thương mại và đầu tư giữa hai nước trong năm 2016 được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) với các DN Hàn Quốc cũng cho thấy, 49% trong tổng số 540 DN Hàn Quốc tham gia khảo sát về môi trường đầu tư tại 32 quốc gia đã khẳng định có kế hoạch phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy niềm tin của DN Hàn Quốc về môi trường đầu tư tại Việt Nam là rất lớn. Các DN Hàn Quốc trông chờ nhiều hơn vào cam kết giảm thuế, mở rộng thị trường, cơ hội đầu tư từ VKFTA.

Ông Jungsoon Lee – Giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho biết, yếu tố tiên quyết đối với DN Hàn Quốc khi đầu tư vào Việt Nam là do họ nhìn thấy những cơ hội mở rộng sản xuất tại một địa bàn có nhiều yếu tố thuận lợi để từ đó thâm nhập thị trường thế giới tốt hơn. Chứng minh cho điều này thời gian qua các DN Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ.

Ông Lê Hoài Quốc – Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) cho biết tính từ cuối năm 2015 đến nay SHTP đã liên tục cấp phép đầu tư cho các DN hỗ trợ của Hàn Quốc. Đặc biệt, Tập đoàn Samsung cũng đã cam kết tiếp tục rót thêm 600 triệu USD vào dự án nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm, thiết bị điện tử gia dụng tại SHTP nâng vốn của dự án lên 2 tỷ USD.

Cùng với Samsung các công ty khác từ Hàn Quốc, nhất là những công ty lâu nay đóng vai trò là nhà cung cấp của Samsung tại Hàn Quốc cũng nhanh chóng đầu tư vào SHTP để cùng tham gia vào kế hoạch của nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới này. Cụ thể dự án nhà máy sản xuất đồ điện tử và linh kiện công nghệ thông tin của Công ty Intops (Hàn Quốc) có tổng vốn đầu tư 80 triệu USD sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2016. Hay nhà máy sản xuất bộ trao đổi nhiệt được sử dụng trong máy lạnh và tủ lạnh của Công ty TNHH Daihan ClimateControl, có tổng vốn đầu tư 32 triệu USD sẽ cung cấp cho khu phức hợp điện tử Samsung bộ trao đổi khí sử dụng trong tủ lạnh vào nửa cuối năm 2016 và sẽ cung cấp bộ trao đổi khí cho máy điều hòa vào năm 2017 với tổng công suất khoảng 2 triệu sản phẩm/năm...

Bên cạnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, thì lĩnh vực dịch vụ thương mại bán lẻ ở Việt Nam cũng đang thu hút được sự quan tâm lớn của DN Hàn Quốc. Sau thành công của tập đoàn Lotte với một loạt các siêu thị quy mô ở Việt Nam, mới đây tập đoàn Shinsegae cũng vừa đưa vào hoạt động đại siêu thị Emart đầu tiên ở Việt Nam đặt tại quận Gò Vấp - TP.Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu khoảng 60 triệu USD.

Siêu thị Emart tại TP.Hồ Chí Minh

Ông Jungsoon Lee – Giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho biết kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ổn định, tăng trưởng tốt hơn mục tiêu đã đề ra. Quá trình đổi mới, tái cấu trúc nền kinh tế đã được Chính phủ đưa ra, thực hiện theo lộ trình cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn lực to lớn như vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực lớn… các nhân tố thuận lợi này được các quốc gia đánh giá cao cho nên các nhà đầu tư tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều trong 2016 và những năm tiếp theo.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư