Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 03:24

Hàng ngoại ăn theo hàng Việt

Một năm thực hiện cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt cho thấy bước đầu, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi theo hướng tích cực

Ngày 11-11 tại Hà Nội, Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan đã tổ chức hội nghị nhìn lại một năm thực hiện cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt do Bộ Chính trị phát động.

Doanh thu tăng đáng kể
 
Hiệu quả rõ nhất là doanh thu của hàng Việt đã tăng đáng kể, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn hay các hội chợ, triển lãm hàng Việt liên tục đạt được ngưỡng doanh thu mới cao hơn. Từ những hoạt động này, thói quen tiêu dùng của người dân và nhận thức của doanh nghiệp đối với thị trường trong nước đã dần thay đổi.
 
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cho biết khi người dân quay sang ủng hộ và tiêu dùng hàng Việt, trên thị trường lại xuất hiện tình trạng hàng nhập khẩu dán chồng nhãn hàng VN chất lượng cao hoặc thêm dòng chữ “Made in VN”.
 
Một số doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc, nhập hàng Trung Quốc về dán nhãn hàng Việt để bán. Kết quả điều tra của BSA trong năm 2009 tại thị trường tỉnh Trà Vinh cho thấy 80% hàng dệt may là hàng Trung Quốc, trong đó 50% dán mác “Made in VN”.

Hàng Việt Nam đang dần được người tiêu dùng trong nước ưu tiên lựa chọn. Ảnh: TẤN THẠNH

Hiện tượng nói trên chứng tỏ hàng Việt đã bước đầu lấy được lợi thế trên sân nhà nhưng đó cũng là khó khăn mới cho các doanh nghiệp trong nước. Ông Nguyễn Ngọc Giao, Giám đốc chi nhánh miền Bắc của Công ty Giấy Sài Gòn, cho biết từ khi thực hiện cuộc vận động đã phát hiện 30% sản phẩm của Công ty giấy Sài Gòn trên thị trường là hàng giả, hàng nhái khiến doanh nghiệp rất đau đầu.
 
Ông Lưu Sông Hùng, Giám đốc bán hàng Công ty Nhựa Chí Thành VN (sản xuất mũ bảo hiểm), cho rằng có 3 tác nhân để cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thành công. Đó là doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm tốt nhất, người tiêu dùng hưởng ứng trên cơ sở giá cả, chất lượng phù hợp và Nhà nước có cơ chế bảo vệ thị trường nội địa. Hiện nay, tác nhân thứ 3 rất cần được tăng cường.
 
Vẫn còn nghịch lý

71% người tiêu dùng tin vào hàng VN

Theo Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2010, đã có 68 đợt đưa hàng về nông thôn với 857 lượt doanh nghiệp tham gia, thu hút hơn 4,7 triệu lượt khách tham quan, mua sắm; tổng doanh thu bán hàng đạt gần 1.500 tỉ đồng.

Số doanh nghiệp có hàng VN chất lượng cao ngày càng tăng dần. năm 2008 có 485 doanh nghiệp được bầu chọn, đến giữa năm 2010 lên đến 776 doanh nghiệp. Qua kết quả thăm dò của Công ty Tư vấn và Nghiên cứu FTA VN, 71% người tiêu dùng tin vào hàng VN. Qua nhiều tháng vận động, số lượng chủng loại mặt hàng VN trong các siêu thị chiếm đến 70% – 80%. 

(Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

Ông Hà Phước Lập, Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC), nêu một nghịch lý khó tin: Doanh nghiệp trong nước phải nhập cao su trong khi cao su trong nước lại xuất khẩu. Hằng năm, Tập đoàn Cao su VN chỉ bán một lượng nhỏ cao su cho các doanh nghiệp trong nước vì còn ưu tiên xuất khẩu.

 
Vì vậy, để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp trong nước phải mua cao su của tư nhân hoặc nhập khẩu từ Campuchia. Vì vậy, DRC có nguy cơ phải đóng cửa trong quý I/2011 vì không có nguyên liệu để sản xuất.
 
Bà Trần Thị Thu Hiền, đại diện Công ty May Nhà Bè, cho biết còn quá nhiều thủ tục nhiêu khê trong việc đưa hàng Việt ra thị trường. Thí dụ, mỗi tháng, Công ty May Nhà Bè mở vài cửa hàng bán sản phẩm và mỗi lần như vậy, theo thủ tục, công ty phải xin sửa đổi giấy phép đăng ký kinh doanh.
 
Bên cạnh những nỗ lực tổ chức các hoạt động vì hàng Việt, BSA kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp với các hoạt động không bị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấm như thông tin, đào tạo, tổ chức sự liên kết, bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng, hỗ trợ phát triển sản phẩm mới.
 
Trong thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài được nhà nước của họ hỗ trợ rất nhiều về thông tin nghiên cứu thị trường và huấn luyện đào tạo. Còn ở VN, do mới vào WTO, chưa hiểu luật nên sợ phạm luật, không dám làm. Như thế là tự trói doanh nghiệp trong nước.
Theo NLD

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế