Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 02:44

Hiện thực hóa giấc mơ an cư

Cả nước có khoảng 7 triệu lao động đang làm việc tại 370 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhưng lượng nhà ở đáp ứng cho số lao động này rất khiêm tốn.

Phần lớn công nhân, lao động nhập cư đang phải thuê nhà trọ dân sinh với điều kiện sinh hoạt không đảm bảo.

Chỉ gần 30% công nhân có nhà ở ổn định

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện có 60% số công nhân lao động đang phải thuê trọ tại các khu nhà trọ do người dân tự đầu tư xây dựng. Vẫn còn nhiều khu trọ thiếu tiện ích, không bảo đảm an ninh, an toàn với giá thành thuê nhà khoảng 1,5 đến 4 triệu đồng/tháng, chiếm tới 25 - 30% thu nhập của công nhân, người lao động… khiến cuộc sống sinh hoạt của họ càng eo hẹp, khó khăn hơn.

Nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh)

Bà Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh - cho biết, Bắc Ninh hiện có 12/16 khu công nghiệp đi vào hoạt động, với hơn 330 nghìn công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Trong đó, hơn 75% là lao động ngoại tỉnh, hơn 100 nghìn công nhân lao động có nhu cầu về nhà ở. Tỉnh đã quy hoạch 22 dự án nhà ở công nhân. Tuy nhiên, mới chỉ có 7 dự án nhà ở công nhân đi vào hoạt động, số căn đã bán và cho thuê của các dự án đạt từ 10-50%. Vẫn còn khoảng 100 nghìn công nhân đang phải thuê trọ trong các khu dân cư, nhiều khu chất lượng và an ninh chưa được bảo đảm.

Hiện, Bộ Xây dựng đang trình các cấp có thẩm quyền Nghị quyết thí điểm, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về nhà ở công nhân. Trong đó, một số nhóm chính sách là dành nhiều quỹ đất cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; miễn tiền sử dụng đất mà không cần thủ tục tính tiền sử dụng đất; chính sách chi phí, giá bán nhà ở theo hướng thủ tục nhanh nhất; đẩy mạnh các hình thức thuê và thuê mua…

Mới đây, trên cơ sở Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2023 của Chính phủ, Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp đồng bộ giải quyết hiệu quả vấn đề nhà ở cho người lao động, bảo đảm "an cư lạc nghiệp".

Bên cạnh đó, với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, dự kiến kể từ ngày 30/6/2023, lãi suất cho vay hỗ trợ chủ đầu tư ở mức 8,7%/năm (áp dụng trong 3 năm) và cho người mua nhà là 8,2%/năm (áp dụng trong 5 năm). Kể từ ngày 1/7/2023, cứ 6 tháng một lần Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo mức lãi suất cho vay.

Cần chính sách phù hợp

Phát biểu tại hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0" mới đây, anh Nguyễn Văn Linh - Công ty Xây lắp 1, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - chia sẻ: Thanh niên công nhân đang gặp nhiều khó khăn về nhà ở, nhu cầu thuê nhà của thanh niên công nhân là rất lớn. Nếu có nhà để mua thì thanh niên công nhân rất muốn được vay để mua nhà trả góp với lãi suất thấp.

Còn theo bà Nguyễn Thị Vân Hà, trên thực tế, nhu cầu mua nhà ở xã hội của công nhân lao động chủ yếu tập trung vào nhóm lao động quản lý, thu nhập cao, việc làm ổn định. Nhu cầu thuê nhà ở tập trung ở nhóm công nhân lao động trực tiếp, có mức thu nhập thấp đến trung bình khá, hay thay đổi việc làm hoặc sống cùng gia đình, người thân.

Đến nay, có 3,78 triệu công nhân lao động trực tiếp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong số đó có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở.

Chính vì thế, bà Hà đưa ra kiến nghị: Chính phủ khi duyệt quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất cần quan tâm quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế… nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu của công nhân lao động khu công nghiệp.

Nhà nước cần đầu tư một phần ngân sách xây dựng nhà ở cho công nhân thuê; có chính sách hỗ trợ công nhân lao động tiền thuê nhà ở, thông qua các hình thức: Hỗ trợ trực tiếp người lao động thuê nhà ở của các dự án nhà ở công nhân hoặc hỗ trợ thông qua doanh nghiệp khi thuê lại các dự án nhà ở công nhân, cho công nhân của họ ở theo nhu cầu.

Còn theo chuyên gia bất động sản Nguyễn Văn Đính, liên quan đến giải bài toán nhà ở công nhân, cần có quy định đơn vị chủ đầu tư trước khi xây dựng khu công nghiệp phải thực hiện điều kiện tiên là có hạ tầng cho công nhân.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?

Nhân sự 30/10: Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; NSND Xuân Bắc giữ chức vụ Cục trưởng

Nhân sự 29/10: Công bố lí do đề nghị kỷ luật hai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đắk Lắk

Nhân sự 28/10: Bộ Công Thương, Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo

Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Chính phủ điều động nhân sự

Lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 có thể đạt 130.000 người

Làn sóng công nghệ mới và thách thức mới đặt ra đối với phát triển kinh tế

Nhân sự 25/10: Tổng Bí thư trao quyết định về nhân sự; Thượng tướng Quân đội giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Nhân sự 22/10: Chính phủ điều động nhân sự; tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng là ai?

Nhân sự 21/10: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Công an nhiều tỉnh điều động vị trí lãnh đạo

Bộ Nội vụ thông tin về quy định kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu Chủ tịch nước hôm nay; nhiều tướng lĩnh Công an, Quân đội được thăng cấp

Bổ nhiệm các Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Nhân sự 18/10: Tổng Bí thư trao quyết định bổ nhiệm; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chốt nhân sự lãnh đạo

Nhân sự 17/10: Bộ Công an điều động Phó Cục trưởng; Nghệ An, Bình Phước trao quyết định công tác cán bộ

Công nghệ ô tô thân thiện với môi trường có mặt tại Triển lãm VIMEXPO 2024