Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 21:44

Hiện thực hóa “giấc mơ xanh” cho ngành dệt may

Trong hành trình “xanh hóa” ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đạt được những chứng nhận sản xuất xanh từ những thị trường khó tính.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), sản xuất xanh là xu hướng chung của nhiều ngành công nghiệp Việt Nam để giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu và ngành dệt may trong nước không nằm ngoài xu thế đó. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển của ngành, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đặt ra kế hoạch xanh hóa đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu này, theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cần đầu tư để đạt được các đánh giá chuẩn mực của các nhãn hàng (yếu tố doanh nghiệp phải tuân thủ), đồng thời duy trì và tuân thủ được mục tiêu phát triển bền vững và những cam kết của Việt Nam với toàn cầu, đặc biệt là các điều khoản của COP 26. Nếu không đáp ứng các chuẩn mực, các doanh nghiệp sẽ phải đứng ngoài và bị đào thải khỏi “cuộc chơi” dệt may toàn cầu.

Trung Quy đạt được chứng nhận sản phẩm vải tái chế và sản phẩm vải hữu cơ toàn cầu

Điều đáng mừng là trong hành trình “xanh hóa” của ngành dệt may đã có nhiều doanh nghiệp bước đầu chuyển đổi thành công. Đơn cử như Trung Quy Group. Ông Trần Văn Quy - Chủ tịch HĐQT Trung Quy Group chia sẻ, doanh nghiệp này đã nhận thức rất sớm về sản xuất bền vững và sau nhiều năm nỗ lực, từ xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc hiện đại đạt chuẩn từ Châu Âu, đến chuyển đổi các hoạt động sản xuất phù hợp, thì nay Trung Quy đã chính thức đạt được chứng nhận sản phẩm vải tái chế và sản phẩm vải hữu cơ toàn cầu. Đây là thành quả của cả chuỗi sản xuất bền vững, từ tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp, cho đến đào tạo người lao động hiểu về các tiêu chuẩn này để làm cho đúng.

“Để đạt chứng nhận, quy trình sản xuất phải kiểm soát chặt chẽ các công đoạn từ nguyên phụ liệu, sản xuất và đến khâu hoàn thành xuất xưởng giao đến khác hàng. Tất cả đều đáp ứng và theo sát các tiêu chí của đơn vị chứng nhận. Hành trình đó rất gian nan nên kết quả đạt được rất đáng tự hào, giúp chúng tôi nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, được khách hàng tin tưởng, khẳng định được chỗ đứng của công ty theo tiêu chuẩn xanh, sạch”- ông Trần Văn Quy phấn khởi cho biết.

Thực tế việc xanh hóa sản xuất đang là một xu hướng nổi bật của ngành dệt may trong nước, bởi đây không còn là đòi hỏi của 1 số thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, mà nó đã thành yêu cầu bắt buộc trên toàn thế giới. Để không bị bỏ lại phía sau, dệt may phải thay đổi và thích nghi, dù gặp không ít khó khăn, để nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Và trước Trung Quy, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh để tiến tới sản xuất xanh như Công ty CP May Sông Hồng, TNG Thái Nguyên…

Theo đó, trong quá trình xây dựng nhà máy, các doanh nghiệp đã đặt yếu tố “xanh" lên hàng đầu: sử dụng, khai thác nguồn điện năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường, giảm tải cho điện lưới quốc gia. Đồng thời xây dựng nhà máy mới không sử dụng nồi hơi đốt than mà chuyển sang sử dụng nồi đốt bằng điện, do đốt hơi bằng than sẽ xả thải rất nhiều lượng khí CO2, gây ô nhiễm môi trường…

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá rằng, chính nhờ sự chuyển đổi nhanh, thích ứng nhanh của doanh nghiệp trong ngành mà ngành dệt may dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng đều nhanh chóng khắc phục. Cụ thể, năm 2022, vượt qua mọi khó khăn thách thức, xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt khoảng 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, không chỉ tăng trưởng mạnh, mà ngành dệt may cũng đang hướng vào phát triển chuỗi cung ứng bền vững. Theo đó, ngành dệt may đã đưa ra nhiều giải đẩy nhanh quá trình xanh hóa ngành dệt may trong nước, đạt mục tiêu 47 tỷ USD xuất khẩu của năm 2023, đồng thời tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất sợi đến vải và may mặc, đưa Việt Nam thành trung tâm dệt may của thế giới.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Các doanh nghiệp dệt may muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì không có sự lựa chọn nào khác mà buộc phải đi theo con đường sản xuất xanh bởi không làm theo con đường đó khách hàng sẽ không đến với chúng ta.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới