Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 11:29

Hiệu quả "vốn mồi" từ chương trình khuyến công

Nguồn vốn khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp như “vốn mồi” để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhất là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

Khuyến công hỗ trợ máy móc để khép kín quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm

Ngày 5/10, Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại TP. Đà Nẵng tổ chức mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất bún theo quy trình khép kín và bàn giao hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị đợt 2 năm 2020.

Trình diễn kỹ thuật sản xuất bún theo quy trình khép kín, tự động hóa 100% tại Công ty Đại Cường

Trình bày tại buổi trình diễn kỹ thuật sản xuất bún theo quy trình khép kín, ông Hồ Phước Cường - đại diện Công ty TNHH MTV SX&TM Đại Cường - cho biết, dây chuyền thiết bị sản xuất bún sạch do Công ty Đại Cường đầu tư có sự hỗ trợ của nguồn vốn khuyến công gồm 9 thiết bị chính gồm máy vo gạo, cối xay gạo, máy rửa gạo, máy đánh bột đùn, máy tách bột chân không, máy bún, thùng chứa, xi lô chứa gạo và thùng ủ bột. Tổng kinh phí đầu tư dây chuyền là hơn 1,58 tỷ đồng, trong đó, khuyến công địa phương hỗ trợ 300 triệu đồng.

Việc sản xuất bún tươi theo quy trình khép kín được sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm bún tươi có chất lượng cao, giảm tỷ lệ thủ công do đó nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng năng suất. Hệ thống sản xuất bún này có thể đạt công suất tối đa 5.000kg bún/ngày, trong giai đoạn đầu công ty sẽ sản xuất với khoảng 2.000 kg bún/ngày. “Nhờ sản xuất theo quy trình khép kín nên bún được làm ra đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, do ứng dụng công nghệ nên bún làm ra không có mùi chua, sợi bún trắng, dai, tăng chất lượng”, ông Cường vui vẻ chia sẻ.

Nhà sấy sử dụng năng lượng mặt trời làm năng lượng phơi khô lá thuốc tại cơ sở Hải Trang

Ngoài Công ty Đại Cường, Đà Nẵng còn 3 đơn vị được thụ hưởng chương trình khuyến công theo diện khuyến công địa phương đợt 2 năm 2020 gồm hộ kinh doanh Hải Trang thụ hưởng khuyến công địa phương để mua nhà sấy sử dụng năng lượng mặt trời trị giá 220 triệu đồng, trong đó, khuyến công hỗ trợ 100 triệu đồng; hỗ trợ 2 đơn vị Công ty TNHH Mắm Hồng Hương và Hợp tác xã mắm Bình Minh ứng dụng máy móc góp phần phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô với tổng giá trị đầu tư máy móc hơn 172 triệu đồng, trong đó, khuyến công hỗ trợ 80 triệu đồng. Tổng giá trị đầu tư 4 thiết bị máy móc hơn 1,986 tỷ đồng, trong đó, kinh phí khuyến công hỗ trợ 480 triệu đồng, nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp hơn 1,506 tỷ đồng.

Hỗ trợ thiết thực, hiệu quả

Giới thiệu nhà sấy sử dụng năng lượng mặt trời có sự hỗ trợ của nguồn vốn khuyến công, ông Trần Văn Mười - hộ kinh doanh Hải Trang vui mừng cho biết, trước đây mỗi lần phơi lá thuốc đều phải thực hiện theo hình thức phơi thủ công từng mẹt, không đảm bảo vệ sinh, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu mưa thì không thể phơi, vì vậy với nhà sấy này việc sấy lá thuốc có thể thực hiện liên tục, đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ được dược tính cao, đặc biệt là không phụ thuộc vào thời tiết. “Chương trình hỗ trợ khuyến công rất thiết thực và rất quý đối với các hộ kinh doanh đang phát triển và trên đà phát triển như Hải Trang, tạo động lực cho hộ kinh doanh nỗ lực phát triển lên công ty, đa dạng hóa sản phẩm, và đa dạng hóa thị trường”, ông Mười chia sẻ.

Lần thứ 2 được nhận hỗ trợ của khuyến công, ông Hồ Phước Cường cho biết, lần đầu công ty được thụ hưởng theo chương trình khuyến công quốc gia, và lần này theo chương trình khuyến công địa phương. “Công ty Đại Cường nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của các cán bộ khuyến công thuộc Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại Đà Nẵng cũng như Sở Công Thương. Chúng tôi không chỉ được thụ hưởng về chính sách khuyến công mà còn được thụ hưởng các chính sách xúc tiến thương mại. Sản phẩm của Đại Cường đã được đi khắp nơi nhờ những hỗ trợ thiết thực đó”, ông Cường bộc bạch.

Những hỗ trợ của khuyến công là "vốn mồi" để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị

Ông Lê Thanh Hạ - Giám đốc Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại Đà Nẵng - cho rằng, nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ cho doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kinh phí đầu tư máy móc và hiện có rất nhiều doanh nghiệp mong muốn đổi mới công nghệ. “Nguồn vốn khuyến công có hạn, và có tính chất như “vốn mồi”, vì vậy, doanh nghiệp nào đi tiên phong sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn. Và từ sự tiên phong đó sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp đi sau mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh”, ông Hạ thông tin.

Theo ông Phan Văn Tôn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Hòa Vang - ngành Công Thương đã tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp của huyện nói riêng, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ của TP. Đà Nẵng nói chung. “Tôi chưa thấy chương trình nào hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh thiết thực hiệu quả như chương trình hỗ trợ máy móc của khuyến công cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất tại khu vực nông thôn”, ông Tôn bày tỏ và cho biết thêm, chương trình vừa hỗ trợ một phần kinh phí tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển vừa hướng dẫn cho doanh nghiệp định hướng phát triển, làm thế nào để kinh doanh, làm thế nào để tiêu thụ sản phẩm…. “Việc hỗ trợ này cũng là sự động viên doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp, hộ sản xuất thấy chính quyền đồng hành cùng họ, đi với họ, động viên rất lớn để doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh phát triển”, ông Tôn nói.

Bà Nguyễn Thị Thúy Mai - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng - cho biết, mặc dù việc thực hiện các quy định cho các đơn vị được thụ hưởng chính sách khuyến công diễn ra trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên, với sự nỗ lực của các đơn vị và sự hỗ trợ của ngành Công Thương, chương trình đã bàn giao đúng thời gian cho các đơn vị để kịp thời đưa máy móc vào hỗ trợ sản xuất. “Sở Công Thương mong muốn các đơn vị được thụ hưởng sẽ phát huy hiệu quả máy móc, thiết bị. Ngành Công Thương sẵn sàng tiếp tục đồng hành và hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, kể các các đơn vị đã từng được thụ hưởng nếu các đơn vị, doanh nghiệp phát huy hiệu quả máy móc, thiết bị đã hỗ trợ và có đề án mới khả thi”, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thị Thúy Mai cho hay.

Một số hình ảnh kỹ thuật trình diễn sản xuất bún tự động 100% theo quy trình khép kín:

Gạo sẽ được bỏ vào máy xay nhuyễn, sau đó đưa vào máy đánh bột để trộn bột đều
Bột được đưa đến máy làm bún tự động
Máy làm bún có thể sản xuất tối đa tới 5.000 kg bún/ngày
Sợi bún do không phải ngâm nước nên không bết, mà rất dai, không có mùi chua và còn rất trắng
Bún thành phẩm sẽ được đưa ra băng chuyền tự động và được cắt tự động theo trọng lượng cài đặt (thường là 1 kg) và được nhân viên đóng gói xuất bán
Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thị Thúy Mai phát biểu tại buổi trình diễn kỹ thuật sản xuất bún tự động theo quy trình khép kín
Vũ Lê -Thành Long

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'