Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:23

Hòa Bình: Hàng nghìn lao động nông thôn có việc làm ổn định

Nhiều nhà máy, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh ở Hoà Bình tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, giúp họ có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống

Thu nhập ổn định nhờ làm công nhân

Vượt quãng đường gần 80km từ TP. Hoà Bình men theo tỉnh lộ 12B, phóng viên có mặt tại huyện Lạc Thuỷ, đây là một trong những huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Hoà Bình. Đặc biệt, địa phương này có nhiều nhà máy, xưởng sản xuất đang hoạt động, là nơi tập trung làm việc của nhiều người dân trên địa bàn.

Chị Nguyễn Khánh Linh phấn khởi vì có thu nhập ổn định nhờ làm công nhân may tại Công ty cổ phần Lạc Thuỷ thuộc Tổng Công ty Đức Giang

Chị Nguyễn Khánh Linh (35 tuổi), trú ở xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ tâm sự: “Mấy năm trước, bà con, thanh niên trong xã ít có việc làm, chỉ quẩn quanh ở nhà chăn nuôi, trồng trọt… muốn có việc phải đi đến các khu công nghiệpHà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Từ khi có các nhà máy may, nhà máy gạch ở địa phương, người dân chúng tôi không phải đi làm xa nữa. Ở nhà vẫn có việc làm với mức lương ổn định, hưởng nhiều chế độ đãi ngộ tốt”.

Theo chị Linh, từ khi về làm công nhân tại nhà máy may của Công ty Cổ phần Lạc Thuỷ, thuộc Tổng công ty Đức Giang, chị có thu nhập ổn định khoảng 7 – 8 triệu đồng mỗi tháng. Hiện gia đình chị còn tích luỹ được vốn, con cái được đi học đầy đủ, đồng thời sắm được nhiều đồ dùng tiện ích như tivi, máy giặt, tủ lạnh, xe máy...

Nhiều lao động nông thôn ở huyện Lạc Thuỷ đã đổi đời nhờ làm công nhân may với mức lương ổn định từ 7 - 8 triệu đồng mỗi tháng

Tương tự, anh Đinh Ngọc Hoài (30 tuổi), là công nhân nhà máy gạch Gốm Mỹ (xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ) chia sẻ: "Tôi làm việc ở đây đã được 2 năm với mức thu nhập khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này đủ cho gia đình tôi trang trải cuộc sống, có của ăn của để, đảm bảo nuôi con ăn học đàng hoàng, mua sắm được nhiều đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Từ khi có nhà máy gạch Gốm Mỹ về địa phương, không chỉ riêng anh mà nhiều người khác đã đổi đời, thoát nghèo”.

Tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

Ông Quách Hoàng Hiệp – Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết, hiện trên địa bàn xã có nhiều nhà máy, xưởng sản xuất hoạt động, tạo việc làm cho người dân địa phương. Trong đó, nhà máy gạch của Công ty Cổ phần Gốm Mỹ - HB có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ cuối năm 2021 tạo việc làm cho gần 100 lao động với mức thu nhập bình quân từ 8 -10 triệu đồng/tháng.

Nhiều người dân xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ không còn phải đi xa làm ăn nhờ có các nhà máy may, nhà máy gạch tạo việc làm

Theo ông Hiệp, đặc biệt còn có dự án nhà máy xi măng và dự án nhà máy sản xuất vôi, bột nhẹ do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư trên địa bàn xã, hiện đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Hoà Bình, sau khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết được hàng nghìn việc làm cho lao động địa phương.

Bà Đinh Thị Thu Huyền - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lạc Thuỷ chia sẻ: “Trên địa bàn huyện có khoảng 130 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã đang hoạt động, qua đó giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động nông thôn tại địa phương. Đặc biệt, các nhà máy xí nghiệp đầu tư về địa phương đã giải quyết lượng lớn việc làm cho người dân, giúp bà con có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống”.

Các nhà máy may, nhà máy gạch trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương

Ông Bùi Mạnh Cường - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hoà Bình cũng cho biết, hiện Hoà Bình đã và đang thu hút nhiều dự án đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, cũng như tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Từ đầu năm 2023, Sở đã phối hợp với các cấp ngành triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân. Hiện toàn tỉnh Hoà Bình ước đạt có khoảng 18.500 lao động được giải quyết nhu cầu việc làm.

Theo thông tin từ UBND huyện Lạc Thuỷ, hiện giá trị công nghiệp, xây dựng chiếm 35,8% cơ cấu kinh tế của địa phương. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, đã giải quyết nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 19 nhà đầu tư tại các cụm công nghiệp với số vốn đầu tư 1.400 tỉ đồng.

Trong thời gian tới, huyện Lạc Thuỷ sẽ tiếp tục thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp. Trong đó, tập trung lập hồ sơ trình UBND tỉnh Hoà Bình thành lập và giao làm chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Đồng Tâm II với diện tích quy hoạch hơn 66ha.

Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?