Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 12:45

Hoàn thiện chính sách để gỡ vướng cho các dự án đầu tư

Sáng 30/10, Quốc hội nghe và thảo luận tại tổ về tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án sửa đổi bổ sung một số điều của 4 luật: Quy hoạch, Đầu tư, Đấu thầu và PPP.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đọc tờ trình tóm tắt dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc giải quyết các vấn đề cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đấu thầu.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đọc tờ trình trước Quốc hội (Ảnh: QH)

Nội dung sửa đổi được tập trung vào những quy định có mâu thuẫn, đang gây vướng mắc, yêu cầu cấp bách cần sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể, về sửa đổi Luật Quy hoạch: Quy định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành với các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, nhằm giải quyết vướng mắc về căn cứ lập quy hoạch khi quy hoạch cấp trên chưa được phê duyệt.

Đặc biệt, dự thảo cũng đề xuất cho phép sử dụng nguồn vốn đầu tư công, nguồn chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động quy hoạch để tạo cơ chế linh hoạt khi sử dụng ngân sách nhà nước, phù hợp với tính chất của từng loại quy hoạch.

Đồng thời, phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh và bổ sung quy định điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch để tạo chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong tổ chức thực hiện quy hoạch.

Về sửa đổi Luật Đầu tư: Phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho UBND cấp tỉnh đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; dự án đầu tư xây dựng mới bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư dưới 2.300 tỷ đồng thuộc cảng biển đặc biệt… Quy định việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch đô thị và nông thôn theo hướng đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch phân khu… Quy định chấm dứt hoạt động đối với các dự án chậm tiến độ, dự án không được triển khai thực hiện trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai nhằm giải phóng nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội…

Về sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư: Khuyến khích thực hiện phương thức PPP đối với tất cả các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư công nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trừ các dự án thuộc lĩnh vực Nhà nước độc quyền hoặc dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT thanh toán bằng tiền và bằng quỹ đất theo hướng đổi mới toàn diện cách thức thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư, khắc phục tối đa các bất cập trong việc thực hiện loại hợp đồng này..

Đồng thời áp dụng cơ chế linh hoạt trong việc bố trí nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP theo hướng tiếp tục quy định tỷ lệ vốn nhà nước và giao Thủ tướng Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định vốn nhà nước tham gia cao hơn nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư dự án.

Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung thủ tục rút gọn và đơn giản hóa nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi đối với dự án nhóm B, nhóm C và không sử dụng vốn nhà nước; dự án O&M; dự án BT không yêu cầu thanh toán…

Trước khi thảo luận tại tổ, các đại biểu họp phiên toàn thể tại hội trường (Ảnh: QH)

Liên quan đến xử lý vướng mắc đối với các dự án BOT, BT chuyển tiếp, dự thảo cũng đề xuất cho phép áp dụng Luật PPP trong trường hợp hợp đồng được ký kết trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực thi hành mà chưa có quy định điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Về sửa đổi Luật Đấu thầu: Dự thảo đề xuất cho phép phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi dự án được phê duyệt hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trước khi điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết; cho phép áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, đấu thầu quốc tế, đấu thầu trong nước trong trường hợp đối tác phát triển, nhà tài trợ nước ngoài yêu cầu áp dụng các hình thức này như một điều kiện ràng buộc trong quá trình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài.

Dự thảo cũng đề xuất sửa đổi quy định về chỉ định thầu, căn cứ lập kế hoạch nhà thầu để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với pháp luật về quy hoạch và dự trữ quốc gia…

Tiếp tục rà soát, đảm bảo tính khả thi, thống nhất đồng bộ của luật

Báo cáo Quốc hội về kết quả thẩm tra dự án sửa đổi bổ sung một số điều của 4 luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết: Hồ sơ Dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến công tác quy hoạch, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu, trong đó có những quy định liên quan trực tiếp đến nguồn lực, ngân sách nhà nước, thẩm quyền, phân cấp, phân quyền cho bộ, ngành, địa phương, thủ tục hành chính...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra (Ảnh: QH)

Tuy nhiên, Báo cáo đánh giá tác động còn nhận định chung chung, định tính, thiếu số liệu minh chứng thể hiện sự cấp bách và vướng mắc trên thực tiễn, đặc biệt trong một số chính sách còn nhận định chưa thể đánh giá được cụ thể các tác động về kinh phí mang tính định lượng, thiếu cơ sở để lựa chọn giải pháp phù hợp, do đó đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung làm rõ. Ngoài ra, đề nghị bổ sung dự thảo Nghị định quy định chi tiết Dự án Luật theo quy định.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung: “Danh mục dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện” tại nội dung của các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thành “Danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia” và “Danh mục dự kiến các dự án ưu tiên…” của các cấp quy hoạch, tuy nhiên các quy định liên quan đến đánh giá sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch lại chưa được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dó đó chưa xử lý được triệt để các vướng mắc đối với cách hiểu về quy định đánh giá sự phù hợp của dự án với các quy hoạch tại bước chủ trương đầu tư tại Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

“Đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi các quy định có liên quan đến việc đánh giá sự phù hợp với quy hoạch tại Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và một số dự thảo luật đang trình Quốc hội như Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) để bảo đảm tính khả thi, thống nhất, tránh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc cấp thiết trong thực tiễn thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đấu thầu

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Thủ tướng thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Tổng Bí thư Tô Lâm: ''Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả''

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu