Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường

Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, chủ động ứng phó sự cố môi trường là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác BVMT ngành Công Thương thời gian tới.
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường ngành Công Thương lần thứ II Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương Phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

Nhằm làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương).

Bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục KTAT
Bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương)

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương đã có những hành động cụ thể nào, thưa bà?

Trong thời gian qua, để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, đồng thời ngăn ngừa, kiểm soát những nguy cơ, sự cố môi trường trong doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã ban hành và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách trong các lĩnh vực có liên quan. Điển hình: Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025; Thông tư số 41/2020/TT-BCT về quản lý hồ chứa quặng đuôi; Thông tư số 42/2020/TT-BCT về quản lý cơ sở dữ liệu ngành Công Thương… Các chính sách này đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương.

Bên cạnh đó, thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương đang rà soát, đánh giá khả năng, nhu cầu tái sử dụng, tái chế chất thải và các quy định, hướng dẫn về tái sử dụng, tái chế chất thải trong một số ngành công nghiệp phát sinh nhiều chất thải. Đồng thời, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về “Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường” và “Chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường”. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ xây dựng kế hoạch để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Bà có thể cho biết, công tác triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được thực hiện như thế nào?

Bộ Công Thương đã và đang tích cực, chủ động đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn luật tới doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty thông qua hội nghị tập huấn, đào tạo và các kênh truyền thông trong và ngoài Bộ, góp phần tăng cường nhận thức và năng lực thực thi pháp luật. Theo đó, Bộ Công Thương đã tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến những nội dung mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 cùng Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp theo nhóm ngành nghề hoạt động như: Hóa chất, phân bón; khai thác khoáng sản; nhiệt điện than; thép - luyện kim… Qua đó, đã giúp doanh nghiệp nhận diện được những vấn đề mà đơn vị phải triển khai thực hiện để đáp ứng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Mặc dù có nhiều quy định mới về chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương vẫn bám sát và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, phòng ngừa các sự cố, rủi ro môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành Công Thương.

Thưa bà, nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường của ngành Công Thương trong thời gian tới là gì?

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung phối hợp cùng các bộ/ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai thực hiện, hoàn thành các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được giao tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật, bao gồm các nội dung về phát triển ngành công nghiệp môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy, phát triển kinh tế tuần hoàn và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động Bảo vệ môi trường khác.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn trong quá trình triển khai.

Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng, ban hành hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại chợ, siêu thị và trung tâm thương mại; quản lý, xử lý các tấm quang năng thải, bỏ từ các nhà máy điện mặt trời; tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường...

Rà soát, nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật hoặc quy định khi sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu, vật liệu và tái sử dụng nước thải làm nước đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Duy trì, phát triển cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương đảm bảo đồng bộ, liên thông với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia theo quy định. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương như quản lý, tiêu thụ tro xỉ, thạch cao; quản lý vận hành các hồ chứa quặng đuôi trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản...

Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về “Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường” và “Chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường” nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cho các đơn vị (Sở Công Thương địa phương, tập đoàn/tổng công ty/doanh nghiệp ngành Công Thương) để tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xin cảm ơn bà!

Thu Hường (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vi phạm pháp luật

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cấm ô tô đi vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vì ngập sâu

Cấm ô tô đi vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vì ngập sâu

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đang ngập sâu, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) thực hiện cấm phương tiện đi vào để đảm an toàn giao thông.
Doanh nghiệp viễn thông đã khôi phục hơn 3.000 trạm phát sóng di động

Doanh nghiệp viễn thông đã khôi phục hơn 3.000 trạm phát sóng di động

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai khôi phục được 3.010 trạm phát sóng di động.
Trên 6.200 điểm mất liên lạc di động,  Viettel cử gần 500 đội ứng cứu thông tin

Trên 6.200 điểm mất liên lạc di động, Viettel cử gần 500 đội ứng cứu thông tin

Bão số 3 đã gây tổn thất nghiêm trọng cho hệ thống viễn thông tại các tỉnh miền Bắc, các nhà mạng như Viettel, VNPT, VinaPhone tích cực khắc phục hậu quả.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Cập nhật hình ảnh trực tiếp tình hình mưa lũ tại Hà Nội

Cập nhật hình ảnh trực tiếp tình hình mưa lũ tại Hà Nội

Phóng viên Vuasanca đang có mặt trực tiếp tại hiện trường cập nhật thông tin, hình ảnh tình hình mưa lũ tại nhiều khu vực ở Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Hà Nội: Thực hiện đảm bảo an toàn hạ du hồ thủy điện Tuyên Quang

Hà Nội: Thực hiện đảm bảo an toàn hạ du hồ thủy điện Tuyên Quang

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị quận, huyện, thị xã về việc hồ thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy.
Giao thông Hà Nội sáng nay 10/9: Vừa mưa, vừa tắc đường

Giao thông Hà Nội sáng nay 10/9: Vừa mưa, vừa tắc đường

Hà Nội sáng nay (10/9) một số tuyến phố vẫn rơi vào cảnh tắc đường nghiêm trọng do mưa khiến nhiều người dân gặp khó khăn trong khi di chuyển.
Mực nước các sông đang lên rất nhanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn

Mực nước các sông đang lên rất nhanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn

Đêm ngày 9/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh có công điện gửi các sở, ngành, địa phương về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.
Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 11

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 11

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 11 được tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 10/9, với chủ đề “Kinh tế xanh và đóng góp của phụ nữ”.
Quân đội giải cứu nhiều người dân gặp nạn do bão số 3

Quân đội giải cứu nhiều người dân gặp nạn do bão số 3

Trong ngày 9/9 lực lượng quân đội ở các địa phương đã giải cứu thành công nhiều người dân gặp nạn do ảnh hưởng bởi bão số 3 (bão Yagi).
Lai Châu: Thức tỉnh quần chúng lạc lối tin theo tổ chức

Lai Châu: Thức tỉnh quần chúng lạc lối tin theo tổ chức 'Bà Cô Dợ'

Một số người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu khi nhận thức được việc làm của mình là sai trái đã tự nguyện từ bỏ tổ chức 'Bà Cô Dợ'.
Cập nhật tình hình khắc phục sự cố, cấp điện cho người dân vùng bão sáng ngày 10/9

Cập nhật tình hình khắc phục sự cố, cấp điện cho người dân vùng bão sáng ngày 10/9

Tính đến sáng ngày 10/9, ngành điện miền Bắc đã khôi phục 84,4% lưới trung thế, đã cấp điện trở lại cho 90% trạm bơm và khoảng 4,3 triệu khách hàng.
Lào Cai: Thông tin đập thủy điện Nậm Pung, huyện Bát Xát bị vỡ là sai sự thật

Lào Cai: Thông tin đập thủy điện Nậm Pung, huyện Bát Xát bị vỡ là sai sự thật

UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) cho biết không có việc đập thủy điện Nậm Pung bị vỡ. Những thông tin đăng tải trên mạng xã hội hoàn toàn sai sự thật.
Hà Nội: Cấm xe khách, xe hợp đồng… qua cầu Chương Dương từ sáng 10/9

Hà Nội: Cấm xe khách, xe hợp đồng… qua cầu Chương Dương từ sáng 10/9

Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội vừa có thông báo về việc hạn chế phương tiện qua cầu Chương Dương do mực nước sông Hồng tại Hà Nội đang lên nhanh.
TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tước giấy phép hàng loạt phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tước giấy phép hàng loạt phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hàng loạt cơ sở như: Phòng khám Olympus; Doctor Skin Care Clinic & Spa; Viện thẩm mỹ Quốc tế Sài Gòn Korea…
Trước khi sập cầu Phong Châu, Cục Đường bộ Việt Nam không nhận được báo cáo về dấu hiệu mất an toàn

Trước khi sập cầu Phong Châu, Cục Đường bộ Việt Nam không nhận được báo cáo về dấu hiệu mất an toàn

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có yêu cầu tỉnh Phú Thọ rà soát, báo cáo nhanh gửi các cơ quan chức năng về vụ sập cầu Phong Châu.
Đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc

Đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm thiểu số người hút thuốc

Các chuyên gia đề xuất Việt Nam nên bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá, từ đó giảm tỷ lệ người tiêu thụ sản phẩm này.
Hà Nội phát lệnh báo động lũ ở các sông, cảnh báo ngập lụt trên diện rộng

Hà Nội phát lệnh báo động lũ ở các sông, cảnh báo ngập lụt trên diện rộng

Hà Nội đã phát lệnh báo động 3 trên sông Bùi, sông Tích trong đêm và cảnh báo ngập lụt trên diện rộng. Một số nơi ở ven các sông, người dân chạy lũ trong đêm.
Nước lũ sông Hồng dâng cao cả mét, người Hà Nội lo lắng trận lụt lịch sử 2008 lặp lại

Nước lũ sông Hồng dâng cao cả mét, người Hà Nội lo lắng trận lụt lịch sử 2008 lặp lại

5h sáng ngày 10/9, mực nước tại sông Hồng đi qua địa bàn Hà Nội dâng cao cả mét so với thời điểm 2h cùng ngày. Nhiều lo lắng, trận lụt lịch sử năm 2008 lặp lại?
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/9/2024: Mưa lớn diện rộng; cảnh báo lũ các sông ở Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/9/2024: Mưa lớn diện rộng; cảnh báo lũ các sông ở Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa lớn diện rộng, có nơi trên 300mm, cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông ở Bắc Bộ.
Dự báo thời tiết biển ngày 10/9/2024: Mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển ngày 10/9/2024: Mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Thời tiết biển hôm nay 10/9/2024, vịnh Bắc Bộ, Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bắc, Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) có mưa dông
Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ

Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát cảnh báo (3h30' ngày 10/9) lũ đặc biệt lớn trên sông Thao và các sông khác ở khu vực Bắc Bộ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9/2024: Hà Nội mưa lớn, cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9/2024: Hà Nội mưa lớn, cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/9/2024, Hà Nội nhiều mây, mưa đến rất to và dông, cảnh báo lũ khẩn cấp các sông.
Nóng: Người dân Hà Nội

Nóng: Người dân Hà Nội 'trắng đêm' di chuyển hàng hoá ra khỏi vùng nước ngập

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn và một số hồ chứa ở thượng lưu xả lũ đã khiến mực nước sông Hồng đoạn qua Hà Nội dâng cao, vùng ngoài đê bị ngập.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động