Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hoạt động nhập khẩu cùng những lưu ý từ thị trường châu Phi

Châu Phi là một thị trường cung cấp các loại nguyên liệu đầu vào quan trọng cho Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 1,68 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2013 trong khi xuất khẩu sang châu Phi đạt 3,1 tỷ USD, tăng 7,35%.
Hoạt động nhập khẩu cùng những lưu ý từ thị trường châu Phi

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ khu vực này vẫn là hạt điều, bông, gỗ và sắt thép phế liệu, kim loại. Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu trở lại mặt hàng khí đốt hóa lỏng từ Angola và Nigeria, sản phẩm đá quý và kim loại quý từ Maurtitus, thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Tanzania. Đặc biệt trong quý 4/2014, Việt Nam đã nhập khẩu dầu thô từ Cộng hòa Congo với kim ngạch lên tới 75,3 triệu USD.

Mặc dù kim ngạch nhập khẩu giảm nhẹ (2%) so với năm 2013, song Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire) vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi, đạt giá trị 250 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm hạt điều (180 triệu USD), bông (64 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (2,1 triệu USD), cà phê (1,6 triệu USD).

Thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ hai là Nam Phi, đạt 144 triệu USD, giảm 7%. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính gồm sắt thép phế liệu (41,1 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (19,4 triệu USD), nguyên phụ liệu dệt may, da giày (17,2 triệu USD), kim loại thường (14 triệu USD), sản phẩm hóa chất (10,5 triệu USD), hàng rau quả (6,2 triệu USD), đồng (5,3 triệu USD), sắt thép các loại (4,6 triệu USD), quặng và khoáng sản (4,1 triệu USD), ...

Đứng thứ ba là thị trường Cameroon với kim ngạch nhâp khẩu đạt 122,7 triệu USD, tăng 37%, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 103,8 triệu USD, bông các loại 18,7 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ CH Congo đạt 109,6 triệu USD, tăng 502%, trong đó dầu thô chiếm 75,3 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 17 triệu USD, đồng 16,9 triệu USD.

Thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn tiếp theo là Tanzania, đạt 105 triệu USD, tăng 30% so với năm 2013. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ thị trường này gồm hạt điều (47,2 triệu USD), bông các loại (37,7 triệu USD), thức ăn gia súc và nguyên liệu (16,7 triệu USD).

Tiếp đến là thị trường Nigeria với kim ngạch đạt 98,87 triệu USD, tăng 42%. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm hạt điều (70 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (17,6 triệu USD), khí đốt hóa lỏng (7,4 triệu USD), hàng rau quả (2 triệu USD).

Kim ngạch nhập khẩu từ Ghana đạt 84 triệu USD, giảm 12%, trong đó hạt điều chiếm 64,6 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 8,4 triệu USD, sắt thép phế liệu 7,8 triệu USD, bông các loại 2 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Benin đạt 77,1 triệu USD, tăng 17%, trong đó bông các loại đạt 31,5 triệu USD, hạt điều 30 triệu USD, sắt thép phế liệu 9,8 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 5,6 triệu USD.

Mauritius cũng là một thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam tại châu Phi với kim ngạch đạt 72,8 triệu USD, tăng 48%. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng gồm sản phẩm đá quý và kim loại quý (65 triệu USD), sắt thép phế liệu (4,1 triệu USD), hàng hải sản (1,6 triệu USD), thức ăn gia súc và nguyên liệu (1,1 triệu USD).

Tiếp theo là thị trường Mali với kim ngạch đạt 71 triệu USD, tăng 20%. Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Mali là bông, chiếm tới 70,97 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu từ Burkina Faso đạt 56 triệu USD, tăng 10%, trong đó bông chiếm 48,9 triệu USD, hạt điều 7,7 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu từ Guinea đạt 54,1 triệu USD, tăng 148%, trong đó hạt điều chiếm 40,7 triệu USD, sắt thép phế liệu 9,5 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 3,1 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Togo đạt 52,1 triệu USD, tăng 48% trong đó sắt thép phế liệu chiếm 21,44 triệu USD, bông các loại 17,3 triệu USD, hạt điều 11,4 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 2 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu từ Angola đạt 35,2 triệu USD, tăng hơn 164% so với năm 2013, trong đó khí đốt hóa lỏng chiếm 18,5 triệu USD, sắt thép phế liệu 15,5 triệu USD.

Những lưu ý khi kinh doanh tại châu Phi

Thời gian vừa qua đã xảy ra hiện tượng doanh nghiệp châu Phi lừa tiền đặt cọc của nhà nhập khẩu Việt Nam, không chịu giao hàng hoặc không không thanh toán tiền hàng khi nhập khẩu như cam kết trong hợp đồng.

Để tránh những rủi ro và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại thị trường châu Phi, doanh nghiệp cần:

- Tích cực tham gia các đoàn nghiên cứu chính sách, khảo sát thị trường do Bộ Công Thương và các cơ quan XTTM tổ chức; tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế tổ chức tại mỗi nước và các cuộc hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp song phương.

- Chủ động tìm kiếm thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh trên các trang web chính thức như trang , trang của Bộ Công Thương, qua Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cũng như các Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại châu Phi (An-giê-ri, Ai Cập, Maroc, Nam Phi, Nigeria) và Đại sứ quán các nước châu Phi tại Việt Nam. Hạn chế việc tìm kiếm và giao dịch với khách hàng qua các trang mạng internet.

- Liên quan đến vấn đề thanh toán xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Document Acceptance - nhờ thu chấp nhận chứng từ) đối với các khách hàng ở châu Phi bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị mất hàng. Nếu sử dụng hình thức thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam cần phải kèm theo điều khoản tiền đặt cọc (deposit). Tùy từng mặt hàng, doanh nghiệp cần đưa ra các mức % đặt cọc để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng của mình (tốt nhất là 30% trở lên).

- Về nhập khẩu hàng từ châu Phi, cần tiến hành kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại trước khi đưa hàng lên tàu (qua các công ty như Bitec International SA, Văn phòng Veritas). Doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng đàm phán với nhà cung cấp để không phải đặt cọc tiền hoặc đặt cọc tối thiểu. Đối với những đơn hàng đầu tiên, chỉ nên mua với khối lượng nhỏ. Tốt nhất trong thời gian đầu, doanh nghiệp nên cử người sang giám sát việc thu mua và giao hàng ở nước sở tại.

- Khi đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác châu Phi, các doanh nghiệp nên lựa chọn những phương thức giao hàng, thanh toán an toàn, có lợi về mình. Hợp đồng phải có điều khoản ghi rõ cơ quan giải quyết tranh chấp (trọng tài hay tòa án) để làm cơ sở cho việc giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.

Hoàng Đức Nhuận
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Tin mới nhất

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Philippines là thị trường tiềm năng, do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa.
Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển thông tin, không có gạo Việt Nam trong số gạo bị cơ quan chức năng Thuỵ Điển tạm giữ do nghi ngờ gian lận chất lượng.
Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Thời gian qua, các doanh nghiệp do Việt kiều làm chủ đã hỗ trợ rất tích cực cho Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đưa hàng Việt Nam ra thế giới.
Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng.
Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

240 sản phẩm hàng hóa Việt Nam đã có mặt trên kệ siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ và sẵn sàng phục vụ người dân vùng trung tâm Brussels.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 chiếm thị phần 9,22%, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%).
Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm.
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường Senegal từ ngày 25 - 29/11/2024.
Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đây.
Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp không chỉ là hoạt động xúc tiến thương mại mà còn là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp thâm nhập, phát triển, xây dựng thương hiệu
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Thâm nhập thị trường Senegal, không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu 18,6 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối.
EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Các quy định rào cản kỹ thuật tại thị trường EU đang đặt ra không ít thách thức cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại và Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam tổ chức một sự kiện giao thương tại Ấn Độ.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Nhằm tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã thực hiện chương trình công tác tại thủ đô Tunis.
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm Việt Nam gia tăng sự hiện diện tại thị trường Pháp nói riêng và EU nói chung.
Bật cơ chế

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Trước ‘bão’ phòng vệ thương mại từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần tâm thế sẵn sàng ứng phó, hợp tác đầy đủ, cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ cho cơ quan điều tra.
Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Thành phố cảng Marseille và vùng Aix - Marseille Provence là cửa ngõ quan trọng, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Gastech 2024 tại Houston (Hoa Kỳ): Cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các tập đoàn lớn ngành dầu khí quốc tế

Gastech 2024 tại Houston (Hoa Kỳ): Cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các tập đoàn lớn ngành dầu khí quốc tế

Hội nghị Gastech 2024 diễn ra tại TP. Houston-Texas (Hoa Kỳ) là sự kiện toàn cầu dành cho các doanh nghiệp lớn, chuyên gia ngành năng lượng...
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore vượt 21 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore vượt 21 tỷ SGD

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 8/2024 tiếp tục tăng trưởng tích cực, đặc biệt là chiều xuất khẩu sang Singapore.
Việt Nam quảng bá nông sản và thực phẩm chế biến tại World Food India 2024

Việt Nam quảng bá nông sản và thực phẩm chế biến tại World Food India 2024

Hội chợ Thực phẩm thế giới ở Ấn Độ lần thứ 3 đã khai mạc tại thủ đô New Delhi, với sự tham dự của các doanh nghiệp đến từ 90 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Chuyên gia

Chuyên gia 'mách nước' giúp doanh nghiệp tránh 'bẫy' lừa đảo trong thương mại quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội giao thương song, doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau trong thương mại quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động