Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 5 đã thống nhất được 3 nội dung lớn

Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V có chủ đề “Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững".
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dự Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ Năm Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn chủ đề của hội nghị năm nay là "Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững" như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.

Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 5 đã thống nhất được 3 nội dung lớn
Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 5 có hơn 800 đại biểu tham dự và đã thống nhất được 3 vấn đề lớn

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: "Chuyển đổi xanh dựa nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, kinh tế số là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân".

Vì vậy, hội nghị đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, ban ngành và đã thống nhất được 3 vấn đề lớn: Thứ nhất, trong giai đoạn 2016-2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song công tác bảo vệ môi trường nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đưa nước ta hướng đến sự phát triển xanh và bền vững.

Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện đồng bộ, trong đó Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.

Hình thành một phương thức và tư duy quản lý mới đối với các vấn đề môi trường, qua đó đã chuyển từ bị động sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Áp lực từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường được kiểm soát tốt hơn; nhiều cơ sở, nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường được hạn chế, giảm thiểu. Chất lượng môi trường sống tiếp tục được cải thiện. Các mô hình, công nghệ hiện đại được triển khai trong tái chế, xử lý chất thải. Xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường.

Hoạt động quan trắc, cảnh báo, dự báo về chất lượng môi trường được nâng cao, cung cấp thông tin về môi trường phục vụ tốt cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe cộng đồng...

Thứ hai, bên cạnh những thành công đạt được, hội nghị nhận thấy, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn những tồn tại, hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Chất lượng môi trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm; môi trường ở một số nơi tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực sông, làng nghề; một số sự cố môi trường vẫn xảy ra; việc khai thác tài nguyên không hợp lý, thiếu tính bền vững tiếp tục làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu lên môi trường; tình trạng phá rừng, săn bắt, mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, sinh vật ngoại lai xâm lấn đang diễn biến phức tạp.

Thứ ba, giai đoạn 2022 – 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025. Tuy nhiên, môi trường nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cam kết quốc tế về môi trường đòi hỏi Việt Nam phải có những hành động mạnh mẽ hơn để đảm bảo đạt được các yêu cầu, cam kết và nghĩa vụ đã ký kết, thỏa thuận; trong đó có cam kết theo các FTA thế hệ mới, Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu, cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 tại Hội nghị COP 26; cam kết về Thiên nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh về Đa dạng sinh học...

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh đến kinh tế - xã hội, sản xuất; thay đổi nền tảng quản lý môi trường dựa trên công nghệ internet vạn vật. Công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới thân thiện với môi trường, việc áp dụng các công nghệ tốt nhất hiện có… sẽ thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tính phát thải lớn sang các mô hình kinh tế các bon thấp, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành một trong xu thế chủ đạo trong thập niên 2020-2030.

Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 5 đã thống nhất được 3 nội dung lớn
Kiểm tra xả thải tại Khu công nghiệp Đình Vũ

Nhận diện được những cơ hội và thách thức, nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường đặt ra trong giai đoạn này, bao gồm: Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trương năm 2020, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của địa phương, người dân, doanh nghiệp để có hướng dẫn kịp thời.

Đề xuất sửa đổi một cách căn bản, toàn diện Luật Đa dạng sinh học năm 2008 cũng như điều chỉnh một số đạo luật khác có liên quan nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Sớm trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường hướng tới mục tiêu tiệm cận với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo người dân được sống trong môi trường tốt nhất.

Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cần coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường phải được coi là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên; xây dựng đạo đức, văn hóa, văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên; xây dựng bộ tiêu chí văn hóa, lối sống xanh trong toàn xã hội.

Đồng thời, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao; có các biện pháp gắn kết giữa quản lý nhà nước với công tác nghiên cứu và đào tạo để phát triển tốt nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tiếp tục tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường...

Thêm vào đó, chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường; tổ chức thực hiện các quy định về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường nhằm dự phòng rủi ro đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường…

Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường quốc gia nhằm theo dõi, đánh giá toàn diện, chính xác diễn biến chất lượng môi trường, phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường…

Tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông chính, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; thúc đẩy phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế, xử lý chất thải rắn, giảm dần việc chôn lấp trực tiếp chất thải; khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất.

Kiểm soát tác động tiêu cực của các dự án, hoạt động kinh tế tới thiên nhiên, đa dạng sinh học. Thực hiện các hoạt động triển khai Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025…

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương về môi trường. Thu hút nguồn kinh phí từ nước ngoài thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam. Chuyển đổi công nghệ, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT), công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực. Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ, Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội nghị Môi trường toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần (lần này tổ chức sau gần 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19), với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường, cùng nhau thảo luận thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp cho những năm tiếp theo.
Thanh Tâm - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang

Tối 7/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), khu vực nội thành Hà Nội có mưa to, gió mạnh, cây cối đổ ngổn ngang trên phố nhiều tuyến phố.
Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất về bão số 3: Cảnh báo ngập lụt khu vực Hà Nội

Cập nhật mới nhất bão số 3 (17h ngày 7/9) vị trí tâm siêu bão ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.3 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.
Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh

Rưng rưng hình ảnh ngư dân Quảng Ninh 'vượt' bão Yagi cứu tài sản

Tại Cô Tô, Quảng Ninh, xuất hiện video clip của một ngư dân vượt bão Yagi, ngược sóng, ngược gió bơi ra biển lớn để cứu lấy tài sản bị bão đánh trôi.
Hà Nội cảnh báo: Siêu bão Yagi (bão số 3) gió giật cấp 16 đang vào đất liền

Hà Nội cảnh báo: Siêu bão Yagi (bão số 3) gió giật cấp 16 đang vào đất liền

Bão số 3 với cường độ gió giật cấp 10 đang vào đất liền, Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa từ 7h đến 13h ngày 7/9/2024 các nơi phổ biến từ 30-60mm.
Bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội chiều nay, gió giật cấp 10, người dân hạn chế ra ngoài

Bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội chiều nay, gió giật cấp 10, người dân hạn chế ra ngoài

Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, chiều 7/9 bão số 3 sẽ đổ bộ vào Hà Nội có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, với lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm.

Tin cùng chuyên mục

Bão khẩn cấp, cơn bão số 3: Siêu bão đang trên biển Quảng Ninh; sức tàn phá và cường độ cực lớn

Bão khẩn cấp, cơn bão số 3: Siêu bão đang trên biển Quảng Ninh; sức tàn phá và cường độ cực lớn

Tin bão số 3 (11h ngày 7/9) vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20.6 độ Vĩ Bắc; 107.5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng, cấp 13, giật cấp 16.
Cập nhật tin mới nhất về bão Yagi: Bão số 3 chuẩn bị vào bờ biển Quảng Ninh

Cập nhật tin mới nhất về bão Yagi: Bão số 3 chuẩn bị vào bờ biển Quảng Ninh

Với vận tốc di chuyển 16km/h trong vòng 3 giờ qua dự báo 11 giờ trưa ngày 7/9 bão số 3 sẽ tiếp cận bờ biển tỉnh Quảng Ninh.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/9/2024: Siêu bão mạnh cấp 14, giật cấp 17 gây mưa lớn trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/9/2024: Siêu bão mạnh cấp 14, giật cấp 17 gây mưa lớn trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/9/2024: Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa to đến rất to, có nơi trên 450mm. Phía Tây Bắc Bộ mưa có nơi trên 500mm.
Ông Hoàng Phúc Lâm cập nhật tin mới nhất về bão Yagi và ảnh hưởng tại Đông Bắc bộ

Ông Hoàng Phúc Lâm cập nhật tin mới nhất về bão Yagi và ảnh hưởng tại Đông Bắc bộ

Ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện bão số 3 (Yagi) cách đất liền khoảng 200km, Cửa Ông gió cấp 6-7.
Dự báo thời tiết biển ngày 7/9/2024: Siêu bão mạnh nhất 30 năm, cách Quảng Ninh 170km

Dự báo thời tiết biển ngày 7/9/2024: Siêu bão mạnh nhất 30 năm, cách Quảng Ninh 170km

Thời tiết biển hôm nay 7/9/2024, siêu bão Yagi cách bờ biển Quảng Ninh–Hải Phòng 170km; Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9, giật cấp 12; Phú Quý gió cấp 6-7 giật cấp 9
Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão Yagi còn cách Quảng Ninh 200km

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão Yagi còn cách Quảng Ninh 200km

Tin nhanh bão số 3 (3h ngày 7/9) vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20.3 độ Vĩ Bắc; 108.8 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Đông Nam.
Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão cuồng phong cách Quảng Ninh 420km

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão cuồng phong cách Quảng Ninh 420km

Tin nhanh bão số 3 (16h ngày 6/9) vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 420km về phía Đông Đông Nam.
Siêu bão Yagi mạnh mức nào và người dân cần lưu ý gì?

Siêu bão Yagi mạnh mức nào và người dân cần lưu ý gì?

Là một trong ít cơn bão hình thành siêu bão ngay trên biển Đông, chuyên gia khí tượng đã có dự báo tác động của bão số 3 và cảnh báo đến người dân tại vùng bão.
Dự báo thời tiết ngày mai 7/9/2024: Siêu bão mạnh nhất di chuyển nhanh vào đất liền; miền Bắc mưa trên 450mm

Dự báo thời tiết ngày mai 7/9/2024: Siêu bão mạnh nhất di chuyển nhanh vào đất liền; miền Bắc mưa trên 450mm

Dự báo thời tiết ngày mai 7/9/2024: Siêu bão Yagi duy trì cường độ mạnh cấp 16, giật trên cấp 17 gây mưa to đến rất to trên 450mm ở phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa.
Hà Nội: Dự báo những tuyến phố có nguy cơ ngập sâu do ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi

Hà Nội: Dự báo những tuyến phố có nguy cơ ngập sâu do ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi

Siêu bão Yagi (cơn bão số 3) có thể khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu. Do đó, người dân cần lưu ý để có thể di chuyển một cách an toàn và suôn sẻ.
Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 570km

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 570km

Tin nhanh bão số 3 (10h ngày 6/9) vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam.
Dự báo thời tiết ngày 6/9/2024: Siêu bão vào vịnh Bắc Bộ; Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn từ đêm nay

Dự báo thời tiết ngày 6/9/2024: Siêu bão vào vịnh Bắc Bộ; Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa mưa lớn từ đêm nay

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 6/9/2024: Siêu bão đi vào vịnh Bắc Bộ; khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa từ đêm nay mưa lớn, có nơi trên 400mm.
Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía Đông Nam

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3 mới nhất: Siêu bão cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía Đông Nam

Tin nhanh bão số 3 (4h ngày 6/9) vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết biển ngày 6/9/2024: Siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ

Dự báo thời tiết biển ngày 6/9/2024: Siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ

Thời tiết biển hôm nay 6/9/2024, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ, vùng gần tâm siêu bão gió giật trên cấp 17 sóng cao 10-12m. Biển động dữ dội
Chuyên gia khí tượng thế giới nhận định ảnh hưởng của bão YAGI đến Việt Nam

Chuyên gia khí tượng thế giới nhận định ảnh hưởng của bão YAGI đến Việt Nam

Dự báo sáng 7/9, bão số 3 (YAGI) đi vào Vịnh Bắc Bộ, gây mưa to, gió mạnh với lượng mưa từ 250-300mm ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.
Dự báo thời tiết ngày mai 6/9/2024: Cơn bão số 3 gây mưa lớn trực tiếp ở Bắc Bộ, Trung Bộ

Dự báo thời tiết ngày mai 6/9/2024: Cơn bão số 3 gây mưa lớn trực tiếp ở Bắc Bộ, Trung Bộ

Dự báo thời tiết ngày mai 6/9/2024: Bão số 3 ảnh hưởng gây mưa lớn ở Bắc Bộ, Trung Bộ, có nơi trên 350mm; Tây Nguyên và Nam Bộ mưa tập trung vào chiều tối.
Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 3): Ngày mai 6/9, Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 17, biển động dữ dội

Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 3): Ngày mai 6/9, Vịnh Bắc Bộ gió giật cấp 17, biển động dữ dội

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát tin bão khẩn cấp (cơn bão số 3), ngày mai 6/9, Vịnh Bắc Bộ gió mạnh dần giật cấp 17, biển động dữ dội.
Tin bão số 3 mới nhất: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm mai 6/9 mưa lớn diện rộng, có nơi trên 500mm

Tin bão số 3 mới nhất: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm mai 6/9 mưa lớn diện rộng, có nơi trên 500mm

Tin nhanh bão số 3 (10h sáng 5/9) vị trí tâm bão khoảng 19.1 độ Vĩ Bắc; 115.5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất: Cấp 16 (184-201km/h) giật trên cấp 17.
Bão số 3 Yagi - Cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến thời điểm hiện tại

Bão số 3 Yagi - Cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến thời điểm hiện tại

Theo các chuyên gia khí tượng, hiện bão Yagi đang là cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm 2024 tính đến thời điểm hiện tại.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động