Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Hủ tục lạc hậu đã đẩy em thành người mẹ trẻ khi chưa rời ghế nhà trường. Em ước thời gian có thể quay trở lại để có thể “xé bỏ” những tục lệ hà khắc này.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông “Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa đang cắp sách đến trường, những giọt nước mắt em lại bỗng tuôn rơi. Em ước thời gian có thể quay trở lại để em có thể “xé bỏ” những tục lệ hà khắc của bản làng, một trong những hủ tục đã vô tình đưa đẩy em thành người mẹ trẻ khi chưa rời ghế nhà trường.

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò
Em Thao Thị Sính đã vô tình trở thành mẹ trẻ khi đang là học sinh. Ảnh Hà Khải

Đấy là câu chuyện buồn của em Thao Thị Sính (SN 2007), trú tại bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. (Nhân vật đã được đổi tên). Sính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người H’Mông nghèo, nhà đông anh em. Nhìn bản làng nghèo cái ăn, đói cái chữ, nên từ nhỏ, Sính đã ước mơ trở thành giáo viên để mang con chữ, đưa văn minh về với bản. Thế nhưng ước mơ đó đã vụt tan biến sau một phiên chợ tình mùa xuân, đẩy đưa em vào ngõ cụt không lối thoát.

Phiên chợ định mệnh

Bản Ché Lầu của Sính được thành lập từ năm 1989, trong những dần di cư làm nương, phát rẫy của bà con người H’Mông ở xã Pù Nhi và xã Nhi Sơn của huyện Mường Lát. Bản nằm chông chênh trên sườn những đỉnh núi cao, nên trước khi chưa có đường, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Đường đi đã khó, lại không có điện lưới, sóng vô tuyến, cuộc sống của đồng bào Mông bản Ché Lầu đằng đẵng trong bộn bề túng thiếu. Từ bao đời nay, họ đã quen sống bám vào rừng theo lối sống tự cung tự cấp. Tra xong hạt ngô, hạt lúa..., họ quẳng lại đó, trông cậy ở mẹ trời, được chăng hay chớ.

Cuộc sống tù túng cứ thế trôi đi, những đứa trẻ nheo nhóc lần lượt ra đời, được nuôi lớn bằng những hạt ngô non hay củ sắn. Còn người lớn, họ vào tận rừng già chặt nứa, vầu kéo xuống tận Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo để đổi lấy bò gạo cải thiện đời sống sau những tháng ngày ăn ngô với sắn.

Không chỉ khó khăn về kinh tế, đường đi, bà con trong bản còn bị trói buộc bởi những sợi dây tâm linh vô hình từ muôn vàn kiếp trước. Những hủ tục như ghì chặt ước mơ của bà con xuống đáy bờ vực sâu thẳm, không lối thoát. Thao Thị Sính là một trong những nạn nhân của hủ tục đấy.

Trong căn nhà trống huơ, trống hoắc, Sính bắt đầu những câu chuyện về cuộc sống mình, cũng như hoàn cảnh khiến em trở thành người mẹ trẻ khi còn khoác áo học trò. Lời kể mộc mạc, pha cả tiếng dân tộc của cô gái H’Mông đã dần tái hiện lên một bức tranh u buồn của một bản làng nơi miền biên xứ.

Theo đó, trong mùa xuân năm 2023, khi những cây hoa cải đã nhuộm vàng cả một khoảng sân, cũng là lúc những cô gái H’Mông bắt đầu sắm sửa quần áo để xuống phố đi chơi, họ như những đàn bướm rừng cứ bay theo những âm thanh dập dìu từ những tiếng khèn bè của các chàng trai trong bản.

Sính năm đấy vừa tròn 16 tuổi, cũng chuẩn bị váy, áo để cùng các anh chị trong bản đi xuống chợ xã để du xuân. Tại đây, Sính đã bị Hơ Văn Lý (SN 2005) trú tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát bắt về làm vợ. Dù được tuyên truyền về nạn tảo hôn, nhưng Sính vẫn không đủ sức mạnh để thoát khỏi nó, bởi đằng sau đấy là cả một áng mây tâm linh che phủ.

Lau vội giọt nước mắt, Sính cho biết: “Em có thể trốn về được, nhưng có trốn được con ma nhà chồng đâu, khi họ đã làm lễ cúng để gia tiên nhận em làm con dâu. Em sống làm người nhà họ, chết làm ma nhà chồng rồi, không thể thay đổi được”.

Cũng từ đó, số phận của em đã phải trải qua những chuỗi ngày đau khổ khi phải rời xa mái trường để đến với hành trình làm mẹ. Ước mơ “cõng chữ” lên non với dân bản cũng mãi nằm lại trong những khoảng ký ức đẹp của người con gái trẻ.

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò

Căn nhà của vợ chồng Sính ngoài để che mưa, che nắng thì không có gì đáng giá. Ảnh Hà Khải

Giờ đây, một mình em phải tự nuôi con nhỏ, đồng thời cũng phụ giúp gia đình lo cho chồng ăn học. Những lúc túng thiếu, em lại cõng con, vượt qua những quả đồi to về nhà mẹ đẻ để xin thêm bó rau, bò gạo mong ngày lúa chín.

Giờ mẹ con em chỉ mong bố cháu lấy bằng cấp 3 xong rồi xin vào công ty làm, để có thêm đồng mua sữa cho con. Chứ mẹ con em chẳng biết trông cậy vào ai, ông bà 2 bên đều túng khó nên cũng chẳng hỗ trợ được nhiều” - Sính nói.

Tìm sáng phía chân trời

Không chỉ Sính mà hầu hết người dân trong bản Ché Lầu đều phải hứng chịu số phận bi thương khi hủ tục bủa vây, nạn đói đeo bám. Trong những hủ tục đấy, có lẽ phải kể đến việc ma chay, cưới hỏi kéo dài triền miên, gia chủ phải vay mượn trâu bò để cúng lễ và khao làng. Sau khi tang lễ kết thúc, gia đình có thể phải đối mặt với khó khăn tài chính để trả nợ và phục hồi kinh tế.

Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, phát huy vai trò của người uy tín trong bản, những hủ tục trên đã dần được thay thế bằng cuộc sống văn minh, hiện đại, để người dân yên tâm sản xuất, bám bản, giữ vững biên cương của Tổ quốc.

Ông Thao Văn Sinh, người uy tín của bản Ché Lầu cho biết: “Những năm trước đây, đời sống của người dân trong bản gặp muôn vàn khó khăn, người dân thì đói ăn, hủ tục bủa vây nên nạn tảo hôn cũng rất nhiều. Từ khi được chính quyền vận động tuyên truyền về xây dựng cuộc sống văn hóa, những hủ tục đã được đẩy lùi".

Hủ tục của bản và nỗi đau của người mẹ đang khoác áo học trò
Hằng ngày, Sính phải vừa trông con nhỏ, vừa làm lụng để cho chồng ăn học. Ảnh Hà Khải

Tuy nhiên, nhiều con trẻ vẫn chưa nhận thức rõ nên tình trạng tảo hôn ở bản vẫn diễn ra. Để giải quyết triệt để, chính quyền đã phối hợp với trường học thường xuyên tuyên truyền cho các cháu hiểu. Ngoài ra, Trưởng bản cũng đi từng nhà để vận động bà con xây dựng cuộc sống văn minh.

Với sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, hi vọng Thao Thị Sính là nạn nhân cuối cùng của hủ tục, để cho những bé gái không phải chịu cảnh đang bồng sách đã phải bế con, những đứa trẻ được sinh ra cũng không phải đối mặt với cảnh ốm đau, bệnh tật.

Chia sẻ với phóng viên Vuasanca trong công tác xóa bỏ hủ tục của vùng dân tộc thiểu số, ông Ngân Phúc Hậu - Phó Chủ tịch xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa - cho biết: “Ché Lầu là một bản nghèo với 100% dân số là người H’Mông với nhiều hủ tục lạc hậu bủa vây. Nạn tảo hôn cũng từ đấy mà ra. Tuy nhiên, do phong tục bắt vợ của đồng bào vẫn nhiều nên rất khó kiểm soát.

Để đẩy lùi vấn nạn này, chính quyền đã tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân chỉ được bắt vợ khi đủ 18 tuổi trở lên. Khi đấy, bản vừa giữ gìn được nét đẹp văn hóa của dân tộc, đồng thời chấp hành nghiêm pháp luật trong cuộc sống hôn nhân và gia đình”.

Hà Khải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ khai giảng đặc biệt ở Trường Sa

Lễ khai giảng đặc biệt ở Trường Sa

Trong không khí sôi nổi đón chào năm học mới trên cả nước, sáng 5/9 các trường học ở huyện Trường Sa tưng bừng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025.
ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup luôn nỗ lực xây dựng tương lai tươi sáng và bền vững hơn dựa trên ba trụ cột chính: Hành tinh, Con người & Sự thịnh vượng, và Nguyên tắc Quản trị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Lễ khai giảng năm học mới tại Quảng Ngãi

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Lễ khai giảng năm học mới tại Quảng Ngãi

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội dự lễ khai giảng sớm tại trường THCS Ba Vì, huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Hơn 23 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hơn 23 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hôm nay 5/9, hoà chung không khí tưng bừng, háo hức, hơn 23 triệu học sinh trên cả nước chính thức dự Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai.
Tin cơn bão số 3 trên Biển Đông ngày 5/9: Sức gió mạnh nhất giật trên cấp 17, biển động dữ dội

Tin cơn bão số 3 trên Biển Đông ngày 5/9: Sức gió mạnh nhất giật trên cấp 17, biển động dữ dội

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 4h ngày 5/9, bão số 3 ở vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất giật trên cấp 17.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 5/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng; mưa lớn từ đêm 6/9

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 5/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng; mưa lớn từ đêm 6/9

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 5/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa; Đà Nẵng, Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa lớn cục bộ đến rất to.
Dự báo thời tiết biển ngày 5/9/2024: Biển động dữ dội, gió mạnh giật trên cấp 17, sóng biển cao đến 12m

Dự báo thời tiết biển ngày 5/9/2024: Biển động dữ dội, gió mạnh giật trên cấp 17, sóng biển cao đến 12m

Thời tiết biển hôm nay 5/9/2024, ở Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió mạnh cấp 10-13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội. Sóng cao đến 10-12m
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/9/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng trong ngày khai giảng năm học mới

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/9/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng trong ngày khai giảng năm học mới

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 5/9/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng nóng; chiều tối, đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Cập nhật cơn bão số 3 trên Biển Đông ngày 4/9:

Cập nhật cơn bão số 3 trên Biển Đông ngày 4/9: 'Siêu bão' Yagi mạnh cấp 16, sóng cao đến 12m

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 19h ngày 4/9, bão số 3 ở vùng biển phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông, sức gió gần tâm bão giật cấp 17.
Phấn đấu tăng thêm 3,5 triệu đoàn viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

Phấn đấu tăng thêm 3,5 triệu đoàn viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

Giai đoạn 2029 – 2033, cả nước phấn đấu phát triển tăng thêm 3,5 triệu đoàn viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Tận diệt "rồng đất" - cưa đứt "lưỡi cày" sinh học của nhà nông

Tận diệt "rồng đất" - cưa đứt "lưỡi cày" sinh học của nhà nông

Người dân ở Hòa Bình phản ánh tình trạng người dân sử dụng kích điện bắt "rồng đất", tác động xấu đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc.
Tin mới nhất về bão số 3: Khả năng đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ là 70%, cường độ cấp 15, 16

Tin mới nhất về bão số 3: Khả năng đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ là 70%, cường độ cấp 15, 16

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (KTTV) nhận định, đến khoảng 18h chiều ngày 6/9 bão số 3 đạt cấp 15, nhiều khả năng đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ.
Bão Yagi sẽ thành siêu bão, Hà Nội và 5 địa phương chịu tác động mạnh nhất

Bão Yagi sẽ thành siêu bão, Hà Nội và 5 địa phương chịu tác động mạnh nhất

Bão Yagi là cơn bão mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hà Nội và loạt tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình... sẽ mưa lớn.
Giới trẻ Hà Nội nô nức

Giới trẻ Hà Nội nô nức 'check in' với đồ uống mang dáng hình đất nước

Những đồ uống đang gây sốt, lôi cuốn và nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ - đó là những ly nước được trang trí bằng hình lá Quốc kỳ, hình đất nước..
Cầu thủ Đoàn Văn Hậu lan tỏa thông điệp "nói không với ma túy" từ Cuộc thi Trường học không ma túy

Cầu thủ Đoàn Văn Hậu lan tỏa thông điệp "nói không với ma túy" từ Cuộc thi Trường học không ma túy

Chia sẻ về cuộc thi cầu thủ Đoàn Văn Hậu cho biết, anh rất vui khi trở thành người đồng hành cùng lan tỏa ý nghĩa của cuộc thi đến với cộng đồng.
Tuyên Quang: Du lịch khởi sắc trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Tuyên Quang: Du lịch khởi sắc trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh, tổng thu từ du lịch của tỉnh Tuyên Quang ước đạt 185 tỷ đồng.
Quảng bá du lịch Hà Nội "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình"

Quảng bá du lịch Hà Nội "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình"

Chiều 4/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp Ban tổ chức chuẩn bị Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Nhân sự ngày 4/9: Bộ Công an điều động, bổ nhiệm Hiệu trưởng; Bắc Ninh có tân Giám đốc Sở Nội vụ

Nhân sự ngày 4/9: Bộ Công an điều động, bổ nhiệm Hiệu trưởng; Bắc Ninh có tân Giám đốc Sở Nội vụ

Ngày 4/9, Bộ Công an bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân. Bắc Ninh có tân Giám đốc Sở Nội vụ.
Sở Du lịch Lào Cai lên tiếng về lùm xùm tu bổ dinh Hoàng A Tưởng làm mất nét cổ kính

Sở Du lịch Lào Cai lên tiếng về lùm xùm tu bổ dinh Hoàng A Tưởng làm mất nét cổ kính

Giám đốc Sở Du lịch Lao Cai Hà Văn Thắng khẳng định, việc tôn tạo dinh Hoàng A Tưởng trên cơ sở nghiên cứu khoa học để gần giống nhất với di tích gốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động