Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 12:53

Huấn luyện thiết kế mẫu giày xuất khẩu

Tiếp tục lộ trình thực hiện việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngành da – giày, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN), hôm nay (20/6), Hội Da - Giày TP. Hà Nội phối hợp với Sở Công Thương TP. Hà Nội tổ chức “Khóa đào tạo nâng cao năng lực thiết kế và triển khai bộ sưu tập mẫu mã giày dép xuất khẩu”.  
ảnh minh họa

Ông Đinh Quang Bào – Chủ tịch Hội Da - Giày TP. Hà Nội chia sẻ, ngành da giày đang đứng trước rất nhiều cơ hội to lớn cũng như thách thức từ việc ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Việc các hiệp định thương mại được ký kết, không chỉ hỗ trợ phát triển mở rộng thị trường mà còn tạo ra thời cơ để DN cơ cấu lại thị trường, lựa chọn lại khách hàng, đối tác. Để tận dụng được các lợi thế từ TPP, ngay từ bây giờ các DN cần phải thay đổi phương thức kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ… ; đồng thời bắt buộc người lao động phải nâng cao trình độ, tay nghề, tinh thần lao động để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi mới - ông Bảo nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi khai mạc khóa học, ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Hà Nội năm 2015 đạt 256 triệu USD, tăng 3,1% so với năm 2014. Tuy nhiên, ngành công nghiệp da giày Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập như mẫu mã sản phẩm nghèo nàn, chưa bắt kịp với xu hướng thời trang của thế giới, năng lực cạnh tranh thấp.

Ngoài ra, sản phẩm xuất khẩu da giày chủ yếu vẫn là sản phẩm gia công, giá trị thu được và hiệu quả xuất khẩu của các DN da giày còn thấp. Vì vậy việc nâng cao kiến thức, kỹ năng thiết kế mẫu mã sản phẩm hợp chuẩn quốc tế cho các đơn vị, cũng như việc xây dựng thương hiệu cho các DN sản xuất giày dép trên địa bàn mang ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Năm 2016, Sở Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ cho DN nói chung và DN da giày nói riêng phát triển thương hiệu, mở các lớp cho học viên học về thiết kế mẫu mã phù hợp với tiêu chuẩn, thị hiếu, thay đổi phù hợp với cuộc sống, giúp DN có thể cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

“Chúng tôi hi vọng, với những kiến thức cơ bản đã được học từ 2 khóa đào tạo năm 2014, 2015, tại khóa học năm 2016, các học viên sẽ được nâng cao kỹ năng thiết kế bộ sưu tập theo xu hướng “Từ ý tưởng đến đôi giầy”. Học viện sẽ được tiếp cận với những kiến thức công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại góp phần nâng cao khả năng cạnh cho DN khi tham gia thị trường xuất khẩu”- ông Hải nhấn mạnh.

Ông Joachim Rorbert Horzella – Chuyên gia chính của Khóa đào tạo năm 2016 đến từ CHLB Đức - ISC Germany - đại diện cho nhóm Chuyên gia thực hiện chương trình đào tạo - cho biết, để xuất khẩu giày sang thị trường châu Âu nói chung và thị trường Đức nói riêng, Việt Nam cần chú ý đến cỡ chân giày. "Hi vọng, thông qua những khóa đào tạo này, Việt Nam sẽ tạo ra được nguồn nhân lực tốt theo kịp với tiến độ cũng như mong đợi của DN nước ngoài khi họ muốn đến Việt Nam đầu tư hoặc sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường xuất khẩu"- ông Horzella bày tỏ.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP