Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:17

Hướng đi bền vững cho thương hiệu xoài Yên Châu

Là 1 trong 2 loại xoài được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, tuy nhiên để xoài tròn Yên Châu phát triển thành một thương hiệu mạnh thì vẫn rất cần nhiều hỗ trợ từ nhiều phía...
Thương lái gom mua xoài Yên Châu

Giá trị kinh tế cao

Theo Hội Trồng và Tiêu thụ xoài Yên Châu, cây xoài đã được trồng ở huyện Yên Châu – tỉnh Sơn La từ rất lâu đời với 2 loại xoài chính là xoài tròn (tiếng địa phương gọi là muồng kẻo) và xoài hôi (tiếng địa phương gọi là muồng khăm). Trong đó giống xoài tròn được bà con ưa chuộng vì đặc tính thơm ngon của nó hơn hẳn các loại xoài khác. Xoài tròn Yên Châu có kích cỡ không to bằng các giống xoài thông thường, thịt xoài mềm, mùi thơm lâu, ăn có vị ngọt đậm. Trọng lượng của quả từ 126 - 200 gam.

Nhờ điều kiện địa lý đặc biệt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển nên xoài tròn được trồng nhiều ở các xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sập Vạt... Các xã này tập trung ở ven các sông suối, nằm trên vùng gò đồi có địa hình thấp đến trung bình, độ cao từ 250 - 450 mét, cùng một số thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng khác.

Bên cạnh sự ưu đãi của các yếu tố tự nhiên nói trên, thì bí quyết trồng xoài từ lâu đời của người dân địa phương trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm, cũng là yếu tố để tạo ra những giống xoài ngon, có chất lượng.

Đặc biệt, kể từ khi được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá trị của loại xoài tròn đã tăng lên đáng kể, từ chỗ chỉ được bán với giá 4.000 đồng/kg đã tăng lên khoảng 14.000 đồng/kg. Nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, có đời sống ổn định hơn nhờ trái xoài.

Tạo thương hiệu mạnh cho xoài Yên Châu

Ông Hoàng Văn Kẻo - Phó Chủ tịch Hội Trồng và tiêu thụ xoài Yên Châu cho biết, mặc dù có tiềm năng lớn nhưng xoài tròn Yên Châu còn nhiều khó khăn để phát triển thành thương hiệu mạnh. Nguyên nhân do người dân đa phần vẫn trồng theo phương thức quảng canh, hầu như không có đầu tư chăm sóc, hoặc nếu có cũng không đáng kể. Chính vì thế xoài đang có hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng và thoái hóa giống. Diện tích xoài tròn ở Yên Châu đang ngày càng bị thu hẹp và có nguy cơ mai một. Người dân đang có xu hướng chuyển sang trồng những cây ăn quả mới có giá trị kinh tế cao hơn như hồng giòn, đào Pháp, na dai…

Bên cạnh đó, giống xoài tròn này thường cho thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm. Đến mùa chín, thương lái thường lên mua và đem bán ở các tỉnh miền xuôi (khoảng 80%), số còn lại được bán tại thị trường trong tỉnh. Tuy nhiên, do cùng mùa xoài chín nên tình trạng xoài từ các nơi khác mang về làm giả thương hiệu xoài Yên Châu ngày càng nhiều, đã làm giảm uy tín sản phẩm đã xuất hiện trong một vài năm qua. Đặc biệt, vì chỉ chín rộ trong một thời gian ngắn nên sản phẩm dễ rơi vào tình trạng đầu và cuối mùa giá cao nhưng giữa mùa giá thấp.

Để sản phẩm xoài tròn Yên Châu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, ông Hoàng Văn Kẻo cho rằng, kỳ vọng của hội là làm sao đưa sản phẩm vào kênh phân phối cố định như siêu thị tại các địa phương lớn để tránh tình trạng “được mùa, mất giá”. Bởi hiện nay, dù hội đã kết nối được với một số hệ thống siêu thị tại Hà Nội nhưng lượng chưa nhiều. “Nhằm khắc phục tình trạng xoài chín rộ trong một thời gian ngắn, chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng đầu tư cho bà con một nhà máy sấy xoài khô nhằm bảo quản sản phẩm lâu hơn, mang lại giá trị cao và ổn định hơn cho sản phẩm” - ông Hoàng Văn Kẻo chia sẻ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa giống xoài tròn và xoài hôi của huyện Yên Châu vào danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn và phát triển. Giống xoài này được coi là giống xoài bản địa duy nhất của miền Bắc Việt Nam được liệt kê trong danh mục của Tổ chức Lương thực tế giới (FAO) cần được giữ gìn và phát triển.
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'