Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 03:48

Hướng tới mọi người dân được hưởng quyền an sinh về bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là phương thức cơ bản để đạt mục tiêu mọi người dân được chăm sóc sức khỏe, là đích hướng tới không chỉ của Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới.

Tính đến ngày 31/12/2020, toàn quốc có 87,93 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 90,85% dân số tham gia BHYT. Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, đây là một con số đáng ghi nhận khi mới chỉ so với năm 2015 - thời điểm điểm Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực, số đối tượng tham gia BHYT là 69,97 triệu người, đạt 76,5% dân số.

Số người tham gia BHYT tiếp tục được duy trì và phát triển

Đặc biệt, xu hướng mở rộng diện bao phủ, tăng nhanh số người tham gia BHYT vẫn tiếp tục được duy trì trong các năm tiếp theo khi con số này đã tăng lên 75,92 triệu người, đạt 81,9% vào năm 2016. Xu hướng tăng trưởng này tiếp tục trong năm 2017 với 81,19 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 86,9% dân số; bao phủ 88,5% vào năm 2018, và 89,3% năm 2019... Riêng trong năm 2021, 5 tháng đầu năm, mới có lĩnh vực BHYT là có số người tham gia BHYT tăng cao hơn so với cuối năm 2020.

Những con số trên được BHXH Việt Nam ghi nhận là một thành công trong việc thực hiện chính sách BHYT. Đồng thời, thể hiện sự nỗ lực và linh hoạt của ngành BHXH trong vận động, chuyển đổi các nhóm đối tượng tham gia BHYT phù hợp với thực tế, trong bối cảnh khó khăn kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, khiến số doanh nghiệp (DN) dừng hoạt động hoặc giải thể tăng cao, rất nhiều người lao động (NLĐ) đang tham gia BHXH, BHYT bị mất việc làm, tạm dừng đóng BHXH, BHYT...

Ngoài ra, chính sách BHYT cũng đã góp phần giảm chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho dịch vụ y tế. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi người dân cho các dịch vụ y tế đã giảm xuống từ 49% năm 2012 còn khoảng 43% trong tổng chi tiêu y tế hiện nay. Con số này vẫn còn ở mức khá cao, nhưng cho thấy xu hướng giảm dần, hướng tới sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với nhóm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - Phạm Lương Sơn - cho rằng, thành công đầu tiên trong thực hiện chính sách BHYT ở nước ta hiện nay là cơ chế chính sách, một hành lang pháp lý thực hiện chính sách BHYT cơ bản đã được hoàn thiện. Việt Nam đã có Luật BHYT được Quốc hội khoá XII thông qua năm 2008, tiếp đó được Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung năm 2014. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển chính sách BHYT. Bên cạnh đó, rất nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến chính sách BHYT và mục tiêu BHYT toàn dân khác.

Ở khía cạnh “bao phủ”, theo ông Phạm Lương Sơn là cả ba yếu tố bảo đảm sự thành công của chính sách BHYT (gồm tỷ lệ người tham gia, giảm chi từ tiền túi của người bệnh và gói quyền lợi của người dân tham gia BHYT) đều đã và đang được hiện thực hóa với nhiều thành tựu tích cực. “Chính sách BHYT đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe cho bản thân. Người tham gia BHYT ngày càng nhận thức đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT... Số thu BHYT những năm qua có sự gia tăng đáng kể, tỷ lệ nợ đọng cũng có chiều hướng giảm đi theo các năm...” - ông Sơn đánh giá.

Đáng chú ý, trong thời gian phòng chống dịch Covid-19, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia, BHXH Việt Nam đã tiếp tục tích cực tham gia với Bộ ngành hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia BHYT như cấp thuốc dài ngày, cấp thuốc cho người bệnh mạn tính từ 2- 3 tháng, tránh cho người bệnh phải đến cơ sở y tế nhiều lần… BHXH Việt Nam, BHXH các địa phương cũng đã chủ động và tích cực cải cách hành chính trong lĩnh vực BHYT như ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khai báo, lập danh sách, tổ chức đại lý, thanh toán trực tiếp chi phí, phản hồi, cung cấp thông tin, và hiện nay là sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng BHXH số - VssID… đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Đặc biệt, theo đại diện BHXH Việt Nam, Luật BHYT hiện hành cũng quy định gói quyền lợi của người tham gia BHYT rất rộng, bao phủ hầu hết các dịch vụ y tế mà ngành y tế Việt Nam có thể cung cấp, kể cả các dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn. Việt Nam cũng là số ít các nước mà quỹ BHYT chi trả cả cho việc điều trị các bệnh hiếm... Về phạm vi khám chữa bệnh (KCB), bên cạnh các dịch vụ điều trị, quỹ BHYT đã chi trả cả cho các dịch vụ phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con.

Số liệu của BHXH Việt Nam cho biết, năm 2020, cả nước có trên 167,220 triệu lượt người KCB nội trú và ngoại trú trong năm 2020. Tuy số lượt KCB giảm 16,89 triệu lượt người (9,18%) so với năm 2019 do thời gian dãn cách, người dân hạn chế đến bệnh viện, tuy nhiên số tiền chi KCB BHYT ước khoảng trên 102.940 tỷ đồng, tăng trên 2.740 tỷ đồng (2,7%) so với năm 2019 do chi phí điều trị bình quân tại các sở KCB vẫn gia tăng. Trong 5 tháng đầu năm 2021, cả nước cũng có trên 65.3 triệu lượt KCB BHYT, với số chi trên 42.000 tỷ đồng (tăng 12%) so với cùng kỳ 2020.

Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là khát vọng thể hiện tính ưu việt, công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Song hành với đó là phải bảo đảm bền vững về tài chính- đây là vấn đề rất quan trọng với Việt Nam hiện nay, khi tình trạng bội chi quỹ KCB BHYT vẫn đang tiếp diễn. Đề cập đến vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn - cho hay, để đảm bảo việc sử dụng quỹ KCB BHYT an toàn, hiệu quả, BHXH Việt Nam cũng yêu cầu cơ sở KCB, BHXH các tỉnh giám sát điều trị nội trú, tránh tình trạng cơ sở y tế cố tình “đẩy” bệnh nhân vào điều trị nội trú để tăng nguồn thu… Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế tham gia dự án Luật BHYT sửa đổi; tập trung giải quyết vướng mắc trong thanh toán chi phí thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT…

Đồng thời, trước những bất cập trong quá trình thực hiện Luật BHYT 2014, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch xây dựng dự án Luật BHYT sửa đổi để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật BHYT sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Dự kiến, dự thảo Luật này sẽ có những cách tiếp cận mới, như: hạn chế sự “bao cấp”, tăng trách nhiệm của người dân trong việc tham gia BHYT, cũng như cùng kiểm soát chi phí KCB; phòng chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT… “Để mọi người dân sớm được hưởng quyền an sinh về BHYT, điều kiện quan trọng nhất là sự quan tâm của cả hệ thống chính trị phải tương xứng với vai trò quan trọng của chính sách này, cũng như ý thức của người dân, cơ sở y tế về ý nghĩa của việc tham gia BHYT, giám sát và sử dụng hiệu quả quỹ KCB BHYT” - ông Sơn nhấn mạnh.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm y tế

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH

Trao tặng hơn 12 nghìn sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân khó khăn

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Dấu ấn 27 năm xây dựng và phát triển

Ngành bảo hiểm xã hội mang Tết ấm đến với người nghèo

Phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tặng thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội cho các hộ nghèo

Ngành bảo hiểm xã hội: Thực hiện thắng lợi mục tiêu kép

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu từ năm 2022

Sẽ có trên 2,9 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp

Dấu ấn ngành bảo hiểm xã hội năm 2021

Nghị quyết 21-NQ/TW: Khẳng định vai trò trụ cột an sinh của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế năm 2022 cho người thuộc diện chính sách

Bao phủ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên đạt 95,4%

Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ký hiệp định về bảo hiểm xã hội song phương

Nghệ An: Hơn 172.000 lao động đã nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Nghệ An: Gia tăng tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

Tăng cường cảnh báo tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Hội nghị ASSA: Đảm bảo an sinh trong đại dịch Covid-19

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Lưu ý hạn nhận hồ sơ hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội