Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Huyện Vĩnh Tường: Thành công với chủ trương "Dồn thửa đổi ruộng"

Đến huyện Vĩnh Tường ( tỉnh Vĩnh Phúc) thời điểm này, có thể nhận thấy sự đổi thay rất lớn từ những cánh đồng. Theo đó, những mảnh ruộng nhỏ trước đây đã được thay thế bằng những thửa ruộng to, giúp người nông dân giảm sức lao động và dễ dàng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp (SXNN). Kết quả ấy có được nhờ nỗ lực thực hiện chủ trương “Dồn thửa đổi ruộng” (DTĐR) của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc những năm qua.

Người dân từ không đồng tình…

Nhận thấy những hạn chế trong phát triển nông nghiệp của tỉnh một phần do có quá nhiều những mảnh ruộng nhỏ, theo đó mỗi hộ nông dân có hàng chục mảnh ruộng, lại được rải đều trên nhiều địa bàn, khó áp dụng cơ giới hóa trong SXNN và nâng cao năng suất nông sản. Năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU về tiếp tục thực hiện công tác DTĐR trong nông nghiệp trên địa bàn.

1213-oki1
Những mảnh ruộng to thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất

Ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 11-CT/TU, Huyện ủy Vĩnh Tường đã ban hành Nghị quyết số 07 về DTĐR giai đoạn 2016-2020. Cùng với đó, tổ chức hội nghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt các huyện, xã, thị trấn về các nội dung trong Chỉ thị và Nghị quyết. Từ đó, thành lập các tổ công tác DTĐR đến tận các xã, ban hành các văn bản chỉ đạo, thường xuyên tổ chức các hội nghị, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết 07 và Chỉ thị 11 của Tỉnh ủy.

Thời gian đầu, người dân chưa đồng thuận và đưa ra rất nhiều lý do không ủng hộ chủ trương, nhưng nhờ phương châm “mưa dầm thấm lâu”, huyện Vĩnh Tường đã đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Điển hình là phát băng ghi hình, ghi âm về kinh nghiệm DTĐR ở các địa phương trên cả nước, cũng như những hiệu quả thiết thực mà chủ trương này mang lại, mục đích để người dân hiểu và đồng thuận. Cùng với đó, tổ chức cho các cán bộ và đại diện nhân dân đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm DTĐR tại các địa phương đã thực hiện thành công như Thủ đô Hà Nội.

Với những thôn, xóm có nhiều hộ dân chưa đồng thuận chủ trương DTĐR, sẽ có những cán bộ thôn phối hợp với đoàn thể đến tận nhà để lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng và tuyên truyền, vận động để họ hiểu được mục đích, ý nghĩa tích cực của chủ trương DTĐR. Đó là, tạo ra những cánh đồng lớn, thửa ruộng lớn bằng phẳng, đồng nhất, có hệ thống bờ vùng, bờ thửa, hệ thống tưới tiêu khoa học, hợp lý, thuận tiện, nâng cao hiệu quả SXNN, tạo thuận lợi cơ giới hóa, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, tiến tới sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi và tăng thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích. Góp phần chuyển dịch, tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu trong lao động nông nghiệp…

1214-oki2
Người dân đồng thuận với chủ trương Dồn thửa đổi ruộng

… đến ủng hộ chủ trương và hiến đất làm đường

Phương châm “Mừa dầm thấm lâu” đã mang lại hiệu quả tích cực, người dân từ việc không đồng tình, nhưng nhờ sự vận động, tuyên truyền của cán bộ thôn, xã, huyện, tỉnh đã hiểu và đồng tình với những chủ trương lớn của địa phương.

Kết quả, xã Cao Đại (huyện Vĩnh Tường) đã có 10/10 thôn, xóm tiến hành DTĐR với 1.034 hộ tham gia. Sau DTĐR, xã còn 1.817 thửa, giảm 5.323 thửa so với trước đây. Bình quân mỗi hộ chỉ còn 1,76 thửa, giảm đến 3-4 thửa so với trước khi thực hiện. Đặc biệt, nhiều hộ dân còn tự nguyện hiến đất làm đường, mương nội đồng với diện tích hơn 11ha

Theo Bí thư Đảng ủy xã Cao Đại Đỗ Thị Sáng, để việc DTĐR đạt hiệu quả, xã đã liên tục về các thôn để họp, xin ý kiến nhân dân về các nội dung liên quan đến chủ trương này, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch. Các cán bộ xã, thôn, đảng viên cũng được giao nhiệm vụ cụ thể và xung phong nhận các vị trí ruộng xấu hơn, nhường ruộng tốt, ruộng đẹp cho người dân.

Tương tự, Bí thư Đảng ủy xã Phú Đa Trần Xuân Đình cho biết, công tác DTĐR của địa phương đạt được những thành công bước đầu. Sau DTĐR, xã còn 2.345 thửa, giảm 4.942 thửa, bình quân mỗi hộ còn 2,62 thửa.

“Phú Đa trở thành xã thứ ba hoàn thành, nhưng lại là địa phương có tổng diện tích DTĐR nhiều nhất với hơn 390 ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích đã DTĐR toàn huyện Vĩnh Tường” – ông Trần Xuân Đình cho biết thêm.

Việc DTĐR cũng tạo cơ hội cho nông dân đầu tư tiền của để cơ giới hóa SXNN. Bà Lê Thị Hoa - Giám đốc HTX nông nghiệp xã Ngũ Kiên - cho biết, ngay khi có chủ trương DTĐR, một hộ dân trong xã đầu tư 4 máy làm đất 40HP, 4 máy cấy, 1 giàn gieo mạ khay, 2 máy gặt đập liên hợp. Xã xây dựng thành công mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa với diện tích 100ha, cho giá trị thu nhập cao.

Có thể khẳng định, thành công DTĐR của huyện Vĩnh Tường xuất phát từ việc làm vì lợi ích của bà con nông dân và sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong giải quyết các phát sinh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện với nguyên tắc: “Dân chủ, công khai, minh bạch, không ngại khó, ngại va chạm”. Qua đó tạo được sự đồng thuận của nhân dân. Đặc biệt, sau DTĐR nông dân Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung tới đây sẽ thay đổi nhận thức, thói quen trong SXNN; các khâu từ làm đất, gieo cấy, thu hoạch sẽ đều được áp dụng cơ giới hóa, không chỉ giúp giảm chi phí, giải phóng sức lao động mà còn nâng cao năng suất cây trồng, mang lại thu nhập tốt hơn cho người nông dân. Đây cũng được coi coi là bước khởi đầu mới cho phát triển nông nghiệp cao tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan: Thành công trong công tác “Dồn thửa đổi ruộng” giúp huyện Vĩnh Tường có điều kiện tốt nhất để đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Trở thành nơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch, có thương hiệu, có giá trị cao cho thị trường Hà Nội, TP. Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), TP. Việt Trì (Phú Thọ)… cũng như các khu công nghiệp và hoạt động xuất khẩu.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết biển ngày 12/9/2024: Có mưa dông lớn, biển động khu vực Nam Biển Đông

Dự báo thời tiết biển ngày 12/9/2024: Có mưa dông lớn, biển động khu vực Nam Biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 12/9/2024, Nam Biển Đông (bao gồm quần đảo Trường Sa) mưa dông, có gió Tây Nam mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8; sóng cao 2-3m; Biển động.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/9/2024: Hà Nội tăng nhiệt, có mưa; cảnh báo lũ sông Hồng biến đổi chậm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/9/2024: Hà Nội tăng nhiệt, có mưa; cảnh báo lũ sông Hồng biến đổi chậm

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 12/9/2024, Hà Nội sáng mưa vừa; sau mưa rào và dông; lũ sông Hồng biến đổi chậm.
Hà Nội: Cận cảnh người dân

Hà Nội: Cận cảnh người dân 'bì bõm' tham gia giao thông tại khu đô thị Văn Quán

Ngày 11/9, sau mưa lớn, nước sông dâng cao, khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt và đi lại của người dân.
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa

Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa

Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Lào Cai: Hàng trăm khối đất đá đổ sập vùi lấp nhiều nhà dân, 20 người chết và mất tích

Lào Cai: Hàng trăm khối đất đá đổ sập vùi lấp nhiều nhà dân, 20 người chết và mất tích

Hàng trăm khối đất đá bất ngờ đổ sập vùi lấp nhiều nhà dân. Vụ sạt lở đất này làm ít nhất 7 người chết, 13 mất tích và 11 người bị thương.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội ra Công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Hà Nội ra Công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Chiều nay 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Người dân Thái Nguyên hối hả dọn dẹp nhà cửa sau trận lũ lịch sử

Người dân Thái Nguyên hối hả dọn dẹp nhà cửa sau trận lũ lịch sử

Nước rút nhanh sau trận ngập lụt lịch sử, người dân ở TP. Thái Nguyên trở về nhà và bắt đầu dọn dẹp sau lũ.
Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó khi gặp sạt lở đất và lũ quét.
Điểm nóng 24h ngày 11/9: Hà Nội mưa chồng lũ; 600 người tìm kiếm nạn nhân vụ lũ quét Làng Nủ

Điểm nóng 24h ngày 11/9: Hà Nội mưa chồng lũ; 600 người tìm kiếm nạn nhân vụ lũ quét Làng Nủ

Tại Hà Nội, lũ trên sông Hồng ở mức 10,86 m, vượt báo động II, ngập nhiều quận ven đê; Lào Cai huy động hơn 600 người tìm kiếm nạn nhân vụ lũ quét thôn Làng Nủ.
Toàn cảnh sự cố đê điều miền Bắc tính đến 20h ngày 11/9

Toàn cảnh sự cố đê điều miền Bắc tính đến 20h ngày 11/9

Ảnh hưởng từ bão lũ, từ 17h ngày 11/9 tạm dừng lưu thông các loại xe tải trên mặt các tuyến đê hữu Đà, hữu Hồng thuộc địa bàn huyện Ba Vì đến khi có thông báo.
Nhân sự 11/9: Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Bà Rịa - Vũng Tàu thêm nhiều nhân sự

Nhân sự 11/9: Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Bà Rịa - Vũng Tàu thêm nhiều nhân sự

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định bổ nhiệm hai tân Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Bà Rịa - Vũng Tàu điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự mới…
Bình Định- Khánh Hoà: Hỗ trợ 15 tỷ đồng cho đồng bào bị thiên tai

Bình Định- Khánh Hoà: Hỗ trợ 15 tỷ đồng cho đồng bào bị thiên tai

Nhằm hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, 2 địa phương Bình Định và Khánh Hoà đã hỗ trợ cho bà con vùng chịu ảnh hưởng thiên tai tổng số tiền 15 tỷ đồng.
Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Chiều 11/9, phố Tân Ấp (Hà Nội) trở nên tất bật bởi người dân liên tục vận chuyển đồ đạc, thực phẩm để chạy lũ, di rời khỏi nơi cư trú trước mực nước tăng cao.
Đã tìm thấy thi thể của 15 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

Đã tìm thấy thi thể của 15 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

Cục CSGT đã phối hợp với lực lượng chức năng của Công an tỉnh Cao bằng và lực lượng cứu hộ tại chỗ tìm được thi thể của 15 người mất tích.
Trực thăng quân sự chở hàng cứu trợ tới điểm sạt lở Nguyên Bình, Cao Bằng

Trực thăng quân sự chở hàng cứu trợ tới điểm sạt lở Nguyên Bình, Cao Bằng

Huy động máy bay trực thăng quân sự của Bộ Quốc phòng chở hàng cứu trợ là mì tôm, sữa, lương khô, nhu yếu phẩm tới điểm sạt lở Nguyên Bình, Cao Bằng.
Lưu lượng xả lũ từ phía Trung Quốc chỉ 200 m3/giây

Lưu lượng xả lũ từ phía Trung Quốc chỉ 200 m3/giây

Lưu lượng xả lũ từ phía Trung Quốc nhỏ, chỉ 200 m3/giây nên có tác động nhưng không gây ảnh hưởng quá lớn tới lũ hạ du Việt Nam.
Trong bão lũ, tình người luôn tỏa sáng

Trong bão lũ, tình người luôn tỏa sáng

Bão số 3 và hoàn lưu đã, đang gây ra những thiệt hại lớn cho các tỉnh phía Bắc. Trong gian nan, tinh thần tương thân tương ái của người Việt lại được phát huy.
Tính tới 17h30 ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Tính tới 17h30 ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết, tính đến 17h30 ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ.
Công an Phú Thọ dùng xuồng máy giữa dòng lũ tìm người bỏ trốn không chấp hành qui định chống thiên tai

Công an Phú Thọ dùng xuồng máy giữa dòng lũ tìm người bỏ trốn không chấp hành qui định chống thiên tai

Công an Phú Thọ đã phải dùng xuồng máy nhiều giờ tìm cặp đôi bỏ trốn khi nước sông Thao dâng cuồn cuộn. Cả hai người sau đó bị xử phạt 8 triệu đồng.
Xuất hiện Fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo sau vụ sập cầu Phong Châu

Xuất hiện Fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo sau vụ sập cầu Phong Châu

Xuất hiện Fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) để lừa đảo kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Hà Nam: Lũ trên sông Đáy vượt báo động 3, hàng trăm hộ dân phải sơ tán

Hà Nam: Lũ trên sông Đáy vượt báo động 3, hàng trăm hộ dân phải sơ tán

Mực nước trên sông Đáy tại Hà Nam đang tiếp tục dâng cao, vượt mức báo động 3, khiến hàng trăm hộ dân phải sơ tán và di dời đến địa điểm an toàn.
Chạy lũ ở Hà Nội: ‘Nước lên quá nhanh, tôi kẹt giữa sông Hồng khóc cùng đàn lợn’

Chạy lũ ở Hà Nội: ‘Nước lên quá nhanh, tôi kẹt giữa sông Hồng khóc cùng đàn lợn’

Nước sông Hồng dâng cao, hàng nghìn người Hà Nội phải chạy lũ. Có người mắc kẹt giữa sông Hồng khóc cùng đàn lợn trong đêm và may mắn được giải cứu.
Nhiều trường học miền Bắc dự kiến cho học sinh nghỉ học do mưa lũ

Nhiều trường học miền Bắc dự kiến cho học sinh nghỉ học do mưa lũ

Để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, các địa phương bị ảnh hưởng của mưa lũ đã quyết định cho học sinh nghỉ học trong thời gian ngắn.
Dự báo thời tiết ngày mai 12/9/2024: Lũ tiếp tục lên trên BĐ3 tại sông Cầu, sông Thái Bình

Dự báo thời tiết ngày mai 12/9/2024: Lũ tiếp tục lên trên BĐ3 tại sông Cầu, sông Thái Bình

Dự báo thời tiết ngày mai 12/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa vẫn mưa lớn trên 120mm; trong 12-24 giờ tới lũ trên sông Cầu, sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức BĐ3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động