Nhà máy chế biến hồ tiêu của Intimex Group tại Bình Dương
CôngThương - Hiện tượng hiếm có
Công ty CP Tập đoàn Intimex (Intimex Group) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2006 qua quá trình cổ phần hóa chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Intimex tại TP.HCM, vốn điều lệ ban đầu 14,4 tỷ đồng. Sau 7 năm hoạt động, Intimex Group đã phát triển thành doanh nghiệp lớn theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Tổng doanh thu năm 2013 của Intimex Group đạt 30.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD, nộp ngân sách trên 400 tỷ đồng, tổng tài sản trên 2.700 tỷ đồng. So với trước cổ phần hóa, tổng doanh thu của Intimex Group tăng 16 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 9,5 lần, vốn điều lệ tăng 14 lần, tổng tài sản tăng 187 lần. Hệ thống mạng lưới của Intimex Group mở rộng từ Bắc đến Nam, với 12 công ty con mà Intimex Group chiếm cổ phần chi phối từ 51% trở lên, 6 chi nhánh và các trung tâm thương mại cùng nhiều công ty liên kết. Năm 2013, nhiều công ty con của Intimex Group có tỷ suất lợi nhuận cao, chia cổ tức từ 25- 70%.
Intimex Group đã xây dựng được gần 10 nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu chất lượng cao tại các vùng trọng điểm sản xuất cà phê với tổng công suất đạt gần 400.000 tấn/năm, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch xuất khẩu cùng 5 trung tâm thương mại tại Buôn Ma Thuột, Đăk Mil, Tây Ninh, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Sau 7 năm hoạt động, Intimex Group đã phát triển thành doanh nghiệp lớn theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Tổng doanh thu năm 2013 của Intimex Group đạt 30.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD, nộp ngân sách trên 400 tỷ đồng, tổng tài sản trên 2.700 tỷ đồng. So với trước cổ phần hóa, tổng doanh thu của Intimex Group tăng 16 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 9,5 lần, vốn điều lệ tăng 14 lần, tổng tài sản tăng 187 lần. |
Intimex Group hiện là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam với tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2013 gần 400.000 tấn, chiếm trên 30% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, Intimex Group là doanh nghiệp đứng thứ 3 trong cả nước về xuất khẩu hồ tiêu và xuất khẩu hạt điều đã qua chế biến, đứng thứ 10 về xuất khẩu gạo.
Từ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần túy, Intimex Group đã phát triển thêm nhiều ngành nghề mới như: Sản xuất chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhập khẩu thực phẩm đông lạnh, sắt thép chuyên dụng, mua bán doanh nghiệp, tham gia đấu thầu các dự án xây dựng lớn, nạo vét sông có sử dụng vốn ODA của Chính phủ như cảng Cái Mép (Bà Rịa- Vũng Tàu), sông Sài Gòn…
Quy mô của Intimex Group tăng trưởng rất nhanh, nhiều năm liên tục đứng trong nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước. Năm 2013, Intimexx Group đứng vị trí thứ 29 trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, chỉ sau Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý Doji và Công ty CP sữa Việt Nam- Vinamilk.
Sự phát triển nhanh, bền vững của Intimex Group là một hiện tượng hiếm có trong kinh doanh những năm gần đây.
Bí quyết: Gắn bó và quan tâm đến lợi ích của nông dân
Chia sẻ quan điểm kinh doanh, ông Đỗ Hà Nam- Tổng giám đốc Intimex Group- cho biết: Để nông dân gắn bó, đi với mình thì trước hết doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích của người nông dân, qua đó tìm cách hỗ trợ, làm dịch vụ cho nông dân. Khi nông dân có của ăn của để, khá lên, giàu lên thì doanh nghiệp mới sống được.
Để hỗ trợ nông dân, các cán bộ, nhân viên của Intimex Group đã thông qua chính quyền địa phương và các hợp tác xã đến từng hộ dân tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu… cung cấp thông tin, tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, bảo quản hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về xuất xứ và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Intimex Group ký hợp đồng và cam kết mua sản phẩm của nông dân với giá cao hơn giá thị trường từ 300- 600 đồng/kg, không để thương lái ép giá. Intimex Group còn hỗ trợ vốn cho nông dân, cho nông dân gửi hàng vào kho khi giá thấp, đén khi giá cao, có lợi nhất mới bán. Cách làm này được nông dân đồng tình và ủng hộ. Năm 2013, Intimex Group đã ký hợp đồng thu mua với hàng ngàn hộ dân, sản lượng cà phê mua trực tiếp của nông dân đạt trên 61.000 tấn, dự kiến năm 2014 sẽ tăng lên 110.000 tấn.
Song song với việc thiết lập hệ thống thu mua nông sản, Intimex Group đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà máy chế biến tại các vùng nông sản tập trung. Hiện Intimex Group có gần 10 nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu với tổng công suất gần 400.000 tấn/năm, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch theo tiêu chuẩn ASTA tại Bình Dương, công suất 10.000 tấn/năm, sản phẩm xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ. Các nhà máy hoạt động rất hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Intimex Group.
Thời gian tới, Intimex Group sẽ tiếp tục đầu tư mới và mở rộng hệ thống nhà kho hiện có để tăng sản lượng nông sản lưu trữ cho nông dân ở nhiều địa phương trong cả nước, xây dựng các kho ngoại quan, tìm nguồn vốn có lãi suất thấp để hỗ trợ cho nông dân.
Ngoài việc đầu tư vào hệ thống các nhà máy chế biến, Intimex Group còn thực hiện mua bán- sáp nhập doanh nghiệp (M&A), mua cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp có tiềm năng, sau đó củng cố lại bộ máy tổ chức, tăng cường nhân sự giỏi, đổi mới phương thức kinh doanh… để vực dậy các công ty này. Đây là một phần trong chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, đa dạnh hóa kinh doanh và phân tán rủi ro của Intimex Group. Các doanh nghiệp sau khi được tái cấu trúc đều phát triển tốt, tiêu biểu là Công ty Cổ phần XNK Intimex Nha Trang, nhiều năm liên tục đứng đầu Top 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.