Triển lãm đang thu hút rất đông khách tham quan |
Đó là Triển lãm Sản phẩm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam 2015 (ICS Vietnam 2015) do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch TP Hà Nội tổ chức; Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 6 tại Hà Nội (SIE 2015) do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức và Triển lãm quốc tế về công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (Vietnam Manufacturing Expo 2015) do Công ty TNHH Reed Tradex của Thái Lan tổ chức.
Triển lãm “Vietnam Manufacturing Expo 2015” có sự tham gia của hơn 200 thương hiệu đến từ 20 quốc gia và 4 khu gian hàng quốc tế từ Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan. Còn tại khu SIE 2015 có 57 doanh nghiệp (DN) sản xuất Nhật Bản và 44 DN Việt Nam trưng bày hàng hóa. Với quy mô 252m² tương đương với 28 gian hàng tiêu chuẩn, khu gian hàng triển lãm ICS Vietnam 2015 có sự tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm của gần 30 DN CNHT Hà Nội và được dàn dựng thành khu gian hàng chung.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tham quan các gian hàng tại triển lãm |
Sản phẩm trưng bày tại 3 triển lãm rất phong phú gồm: các sản phẩm cơ kim khí; phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy; điện - điện tử, viễn thông; nhựa, cao su; máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ cho sản xuất ngành công nghiệp và CNHT. Ngay ngày đầu tiên triển lãm đã thu hút đông đảo khách hàng đến tham quan; tại các gian hàng các DN cũng đã nhộn nhịp giới thiệu nhiều sản phẩm mới, công nghệ mới tới khách hàng, đối tác; và nhiều hoạt động giao thương cũng diễn ra khá sôi động.
Công nghiệp chế tạo hàn được giới thiệu tại triển lãm |
Hiện có khoảng 1500 DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù gần một nửa trong số đó thuộc lĩnh vực sản xuất, song tỷ lệ sản phẩm nội địa mà những công ty Nhật Bản này thu mua chỉ đạt 33%. Ngoài ra, hầu hết những sản phẩm nội địa này được cung cấp bởi các DN Nhật Bản tại Việt Nam. Vì vậy, đánh giá về việc thúc đẩy ngành CNHT Việt Nam phát triển, ông Soichi Yoshimura – Phó Chủ tịch Điều hành Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho hay, khó khăn trong việc thu mua nội địa các linh kiện phụ tùng vẫn còn là vấn đề lớn đối với các DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Hiện, tỷ lệ thu mua nội địa của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam là 33% trong năm 2014. Con số này chắc chắn thấp hơn so với tỷ lệ 66% ở Trung Quốc, 55% ở Thái Lan và 43% ở Indonesia.
Nhiều thiết bị công nghệ tại triển lãm hấp dẫn khách tham quan |
Mặt khác, theo ông Soichi Yoshimura, trong năm 2018, Việt Nam sẽ xóa bỏ 97% các dòng thuế quan theo cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, đây là cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư, phát triển thị trường tiêu dùng. Tuy nhiên, các công ty Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước láng giềng cung cấp các sản phẩm với giá thấp hơn nhờ vào việc xóa bỏ thuế quan. Các công ty Nhật Bản đã nhận ra vấn đề này, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô. Vì vậy, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần phải vượt qua thử thách này theo một cách thích hợp.
Trao đổi, giới thiệu, trao đổi sản phẩm diễn ra sôi động |
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, ngành CNHT đang đóng vai trò rất quan trọng, góp phần thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); thúc đẩy phát triển DN trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam; tạo ra sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, những năm gần đây ngành CNHT Việt Nam đang cố gắng khắc phục những yếu kém và được sự hỗ trợ cũng như hợp tác của các nước bạn, đặc biệt là Nhật Bản để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường nội địa và nhu cầu đầu tư FDI từ các nước. Do đó, đánh giá về triển lãm, Thứ trưởng tin rằng đây sẽ là cầu nối hiệu quả giúp cho các DN Việt Nam và các DN quốc tế hoạt động trong ngành CNHT có cơ hội gặp gỡ, giao dịch, hợp tác kinh doanh và đầu tư lâu dài.
Nhiều giao dịch hợp tác kinh doanh cũng đã diễn ra trong ngày khai mạc |
Để tạo cơ hội kết nối cho các DN, trong khuôn khổ diễn ra triển lãm còn có các hoạt động thiết thực như: Dịch vụ kết nối DN nhằm giúp các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng Việt Nam gặp gỡ đàm phán hợp đồng với các DN quốc tế; "Lớp học kỹ sư nâng cao" với chuyên đề “Giới thiệu về đảm bảo chất lượng trong chế tạo hàn”; Các diễn đàn CNHT Việt Nam với sự trình bày của các chuyên gia đến từ Hiệp hội Liên minh các ngành CNHT và Trung tâm Máy móc & Hệ thống tự động hóa Viện Thái - Đức.
Triển lãm đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho DN CNHT |