Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng và cần có những giảii pháp cụ thể cho vấn đề này.
Thái Nguyên: Tăng trưởng tín dụng thấp, ngân hàng đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Bắc Ninh: Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức chiều 20/10 tại Đắk Lắk.

Dư nợ tín dụng vùng Tây Nguyên tăng 6%

Tây Nguyên- miền đất đỏ bazan trù phú vốn được xem là thủ phủ của nhiều nông sản chủ lực mang lại giá trị xuất khẩu tỷ đô như cà phê , hồ tiêu, các loại hoa tươi, cây dược liệu và gần đây có thêm mắc ca, sầu riêng… Cuộc sống của người dân nơi đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi khi tập trung sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá để xuất khẩu.

Khu vực Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế lớn của đất nước, có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước. Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Tây Nguyên, Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên theo các giai đoạn, gần đây nhất là Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan
Chế biến cà phê, hồ tiêu xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 tỉnh Đăk Lăk

Với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của khu vực Tây Nguyên về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với đặc điểm lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp, những năm qua, toàn ngành Ngân hàng luôn cố gắng, nỗ lực trong việc phát triển mạng lưới, quy mô hoạt động; tập trung các nguồn lực, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế- NHNN, bà Hà Thu Giang cho biết, đến 30/9/2023, huy động vốn của các TCTD tại khu vực đạt 269.417 tỷ đồng, tăng gần 8%, tổng dư nợ tín dụng đạt 508.102 tỷ đồng, tăng 6,0% so với 31/12/2022, chiếm khoảng 4,01% tổng dư nợ nền kinh tế. Kết quả tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên được cải thiện: Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tây Nguyên đạt khoảng 297.501 tỷ đồng, tăng 3,15% so với cuối năm 2022 chiếm 9,65% so với dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn quốc; Dư nợ cho vay các mặt hàng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu đều tăng khá (với dư nợ là 76.255 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ của vùng Tây Nguyên, tăng 7.06% so với cuối năm 2022, chiếm khoảng 82% dư nợ cho vay cà phê toàn quốc; Dư nợ cho vay cao su đạt 7.168 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ của vùng Tây Nguyên, chiếm 15,7% dư nợ cho vay cao su toàn quốc…); dư nợ cho vay ngành công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng 11,57%.

Tuy nhiên, so với nhiều khu vực, con số tăng trưởng tín dụng và hoạt động ngân hàng ở khu vực Tây Nguyên chưa được như kỳ vọng. Mặc dù toàn ngành Ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó nhiều giải pháp được thực hiện bằng chính nguồn lực của TCTD, song việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn khu vực Tây Nguyên nói riêng hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Huy động vốn chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên

Tại Tây Nguyên, nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm khoảng 53%. Hoạt động huy động vốn trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn, các TCTD phải nhận điều chuyển vốn từ hội sở để kinh doanh.

Cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm DNNVV; sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm...); TCTD rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động ngân hàng tại khu vực vẫn còn tiềm ẩn rủi ro về nguồn vốn khi huy động vốn chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn, đến nay, huy động vốn tăng 8%, dư nợ tín dụng tăng 6%. Nhiều doanh nghiệp, người dân tại đây vẫn phản ánh gặp khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Tiếp cận vốn- tiếng nói từ thực tế

Đánh giá vai trò nguồn vốn ngân hàng, nhiều doanh nghiệp tại khu vực này, nhất là các doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu nông sản đều cho rằng đã nhận được sự hỗ trợ tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khó khăn gặp phải cũng không ít. Đặc biệt, năm 2023 việc kinh doanh nông sản gặp nhiều khó khăn, giá cà phê trồi sụt. Doanh nghiệp vay vốn thường thế chấp vay bằng bất động sản, chưa được tiếp cận nguồn vốn vay tín chấp mà với nhiều doanh nghiệp vốn tín chấp rất quan trọng, giải quyết được nhu cầu vốn trước mắt cho doanh nghiệp chớp cơ hội thị trường.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Cửu- Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 tỉnh Đăk Lăk chia sẻ: Chúng tôi rất quan tâm tới lãi suất vay bởi dòng tiền lớn, chỉ tăng 1% lãi suất cũng là gánh nặng lớn cho doanh nghiệp. Với ngành cà phê, vấn đề rất cần thiết là khi thu mua cà phê từ các đại lý, doanh nghiệp phải thanh toán ngay trong ngày để các đại lý còn thanh toán cho nông dân, bà con dân tộc trồng cà phê.. Điều này rất áp lực với doanh nghiệp. Vốn ngân hàng kịp thời giúp chúng tôi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vì thanh toán kịp thời mới giữ chân được bạn hàng.

Tuy nhiên, ông Cửu cũng bày tỏ, khó khăn hiện nay là để có vốn mua cà phê, doanh nghiệp phải có hợp đồng xuất khẩu thì ngân hàng mới cho vay. Nắm được điều này nên các nhà nhập khẩu thường ép giá, tronng khi nếu không có hợp đồng thì không vay được vốn, không có tiền mua cà phê nguyên liệu.

“Mong muốn NHNN và ngân hàng thương mại tháo gỡ về thủ tục, không đòi hỏi hợp đồng, có thể thế chấp bằng dòng tiền. Ngành ngân hàng xem xét có gói tín dụng đặc thù mang tính thời vụ để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn nhằm không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh." -ông Cửu kiến nghị.

Chia sẻ kỹ hơn vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển của địa phương, đặc biệt là với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, bà Trần Thị Lan Anh đại diện cho Công ty Xuất Khẩu Cà Phê Vĩnh Hiệp Gia Lai cho biết: Ngành cà phê đóng góp trên dưới 30% GDP của các tỉnh Tây Nguyên, là nguồn sinh kế quan trọng của người dân khu vực này. Năm 2022 có hơn 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Theo thống kê niên vụ 2022 -2023 Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,7 triệu tấn cà phê với kim ngạch trên 4,2 tỷ USD. Theo bà Lan Anh, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho những hộ nông dân ở vùng sâu vùng xa trên địa bàn Tây nguyên, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang phải hỗ trợ cho các hộ nông dân, hợp tác xã, đồng bào dân tộc thiểu số... sản xuất cà phê trên địa bàn để họ có điều kiện phát triển sản xuất theo hướng bền vững. “Đây là một hình thức hỗ trợ rất hiệu quả và thiết thực cho bà con nông dân, mà chỉ các doanh nghiệp tư nhân mới áp dụng và triển khai mô hình này”- bà Lan Anh khẳng định.

Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong vấn đề tiếp cận vốn vay của các ngân hàng. Các doanh nghiệp không có đủ nguồn vốn đảm bảo thu mua và điều tiết kế hoạch dẫn tới tình trạng bị ép giá do khối lượng lớn cà phê tập trung thu hoạch vào chính vụ được bán ra trong thời gian rất ngắn. “Doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn vốn để thu mua cà phê cho người nông dân để sản xuất và xuất khẩu cà phê ngay từ đầu niên vụ, điều tiết hoạt động kinh doanh cũng như hỗ trợ tốt cho người nông dân phát triển cà phê theo hướng bền vững”- bà Lan Anh kiến nghị.

Phát triển sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao đã làm thay đổi diện mạo, đời sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc của tỉnh Lâm Đồng. Các doanh nghiệp đã hợp tác với người dân ở các huyện, xã để trồng hoa theo hướng hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Bà Huỳnh Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Công ty TNHH JFT Việt Nam chuyên xuất khẩu hoa tại thị trường Nhật Bản chia sẻ: sản xuất hoa là mặt hàng chủ lực tại Lâm Đồng và cũng là lợi thế cạnh tranh so với các vùng sản xuất khác. Khó khăn của doanh nghiệp lâm đồng là khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp gặp khó khăn về tiếp cận vốn do khả năng tài chính, khả năng trả nợ thấp. Tài sản đảm bảo là nhà kính thì không được chứng nhận là tài sản trên đất dù đầu tư hàng chục tỉ đồng… Đây là khó khăn khiến sản xuất ngành hoa đang vướng mắc.

Bà Ngọc Trâm kiến nghị: cơ quan quản lý nhà nước đẩy nhanh việc ban hành hướng dẫn về chấp nhận tài sản đảm bảo trên đất, có thể đăng ký dịch vụ tài sản đảm bảo cho các tài sản này. “Mong rằng ngành ngân hàng nghiên cứu phối hợp ba bên: ngân hàng – thế chấp – đơn vị thi công nhà kính để có thể tháo gỡ nhu cầu vay vốn của doanh nghiêp”- bà Ngọc Trâm đề xuất.

Tăng kết nối ngân hàng- doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển vùng Tây Nguyên

Đầu tư tín dụng phục vụ phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng Tây Nguyên đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: hiệu quả kinh doanh trong nông nghiệp là ngành thế mạnh của vùng vẫn còn thấp, trong bối cảnh các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nông nghiệp trong khu vực và trên thế giới, sự liên kết hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; Nguy cơ đứt gẫy chuỗi giá trị sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu các mặt hàng nông sản luôn tiềm ẩn và gây rủi ro ách tắc, tồn ứ nông sản trong lưu thông. Vấn đề xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa được đầu tư thỏa đáng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chính sách về liên kết vùng, khuyến khích hợp tác công - tư, chính sách phát triển doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa được triển khai song chưa đạt như kỳ vọng.

Kết nối tăng tín dụng trên miền đất bazan

Tăng cường kết nối tín dụng khu vực Tây Nguyên sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, giúp nâng cao đời sống đồng bào dân tộc

Để góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, qua đó giúp đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây bớt nghèo và vươn lên làm giàu, bên cạnh các giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, trong thời gian tới ngành Ngân hàng tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp ngân hàng, tín dụng cho khu vực này.

Bà Hà Thu Giang thông tin, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, gắn việc đầu tư tín dụng ngân hàng để thực hiện các chương trình, dự án theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo TCTD tích cực triển khai Chương trình HTLS 2% qua hệ thống NHTM, các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù đối với một số ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo các TCTD tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận tín dụng, chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí và các giải pháp khác để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với cả khoản vay mới và dư nợ hiện hữu; rà soát, cắt giảm phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân; Chủ động xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất hợp lý, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng; Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi cho khách hàng tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thuộc các lĩnh vực, ngành nghề; đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng Giám sát tiêu biểu'

Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã

9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã 'cán đích'

Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%

VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%

Xem thêm