Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 12:49

Khai trương Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/11/2020, tại Hà Nội, Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển (httpsbaodantoc.vn) đã chính thức được khai trương.

Báo Dân tộc và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 136 ngày 5/8/2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi (nay là Ủy ban Dân tộc); Ngày 27/10/2002 Báo Dân tộc và Phát triển phát hành số báo đầu tiên.

Trong suốt hành trình 18 năm đồng hành cùng đồng bào các dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước khẳng định, vai trò, vị thế của mình trong hệ thống báo chí nước nhà. Đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển là một trong số ít tờ báo in có mặt ở hàng vạn bản làng, phum sóc, vùng xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước và nhận được rất nhiều tình cảm của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là những người có uy tín.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến và ông Lê Công Bình, Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển cùng các đại biểu bấm nút khai trương Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển

Phát biểu tại lễ khai trương Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển, ông Lê Công Bình, Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển cho biết: Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển được xây dựng theo xu hướng đa phương tiện và dự kiến sẽ triển khai phiên bản tiếng Anh, phiên bản tiếng dân tộc thiểu số (DTTS), xây dựng kho tư liệu về DTTS, bản tin truyền hình… trong thời gian tới.

“Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển có hạ tầng công nghệ đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thông tin và bảo mật hệ thống với mức độ cao, có khả năng xử lý kịp thời những tình huống ảnh hưởng đến an toàn thông tin; đáp ứng được lượng truy cập lớn cùng một lúc, có cơ chế cân bằng tải và tường lửa chống lại các cuộc tấn công mạng và cơ chế bảo mật tài khoản truy cập” – Tổng biên tập Lê Công Bình nhấn mạnh.

Đánh giá cao việc Báo Dân tộc và Phát triển đưa đáo điện tử đi vào hoạt động, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho rằng: Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển được xây dựng theo hướng đa phương tiện là phù hợp xu thế báo chí hiện đại. Kết quả điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019 cho thấy, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng Internet là 61,3%. Đây là điều kiện thuận lợi để Báo Dân tộc và Phát triển điện tử chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chia sẻ cách làm hay, sáng tạo, nhất là kịp thời tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 vừa được Quốc hội khóa XIV phê duyệt.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'