Như vậy, sau Philippines và Singapore, Indonesia là nước thứ ba trong ASEAN mà khối EFTA đã hoàn tất thêm một FTA, nhằm tăng cường sự hợp tác với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Việc ký kết hiệp định diễn ra khi Indonesia và các nước EFTA đã kết thúc quá trình đàm phán kéo dài gần 8 năm vào ngày 23/11/2018 tại Geneva, Thụy Sỹ. Đàm phán CEPA được khởi động vào tháng 7/2010 và vòng đàm phán đầu tiên được tổ chức vào đầu năm 2011.
Kể từ đó đến nay, hai bên đã tổ chức 15 vòng đàm phán và một số cuộc họp cấp Trưởng đoàn và cấp chuyên gia trước khi hai bên đạt được hiệp định cuối cùng vào ngày 1/11/2018 tại Bali, Indonesia. Việc ký kết CEPA giữa Indonesia và EFTA đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ song phương giữa Indonesia, Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ.
CEPA bao gồm các nội dung về thương mại hàng hóa (các điều khoản quy định về phòng vệ thương mại, thuận lợi hóa thương mại, quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại), thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, cũng như các quy định pháp lý thể chế. IE-CEPA dự kiến sẽ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường hàng hóa từ Indonesia và EFTA, đồng thời tăng cường hợp tác và đầu tư kinh tế.
Về thương mại hàng hóa, Indonesia tăng cường tiếp cận thị trường với các sản phẩm thủy sản, dệt may, đồ nội thất, xe đạp, điện tử, lốp xe, cà phê và dầu cọ, cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác. Về thương mại dịch vụ, Indonesia sẽ tiếp cận thị trường nhiều hơn với các thực tập sinh trong nội bộ công ty, các nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng, các chuyên gia độc lập và các chuyên gia trẻ của EFTA. Ví dụ, các dịch vụ sẽ nhận được lợi ích bao gồm các dịch vụ nghề nghiệp, viễn thông, tài chính, giao thông vận tải và giáo dục. Indonesia cũng sẽ nhận được sự gia tăng đầu tư từ các quốc gia thành viên khối EFTA trong các lĩnh vực như năng lượng, khai thác, máy móc, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, thủy sản, lâm nghiệp và hóa chất.
Ngoài ra, Indonesia sẽ có cơ hội hợp tác và nâng cao năng lực trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả nghề cá và hàng hải, xúc tiến xuất khẩu và du lịch, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ca cao, bền vững, bảo trì, sửa chữa và đại tu (MRO) và giáo dục nghề nghiệp. EFTA là một khối thương mại ở châu Âu mà các nước ASEAN nói chung và Indonesia nói riêng chưa khai thác hết tiềm năng.
Với việc ký kết IE-CEPA, Indonesia có thể tối ưu hóa việc sử dụng các thị trường ở các quốc gia tương ứng có thể là cửa ngõ vào thị trường Liên minh châu Âu. Hiệp định này sẽ là nền tảng để Indonesia bắt kịp với các nước ASEAN khác, đặc biệt là với Philippines và Singapore, là những nước đã hoàn tất các hiệp định thương mại với EFTA.
Dựa trên dữ liệu từ Cơ quan Thống kê trung ương của Indonesia, EFTA là thị trường xuất khẩu thứ 23 đối với khí đốt phi dầu mỏ của Indonesia và là khu vực lớn thứ 25 về nguồn nhập khẩu cho Indonesia. Năm 2017, thương mại giữa Indonesia và EFTA đạt 2,4 tỷ USD. Indonesia xuất khẩu sang EFTA đạt 1,31 tỷ USD và nhập khẩu từ EFTA đạt 1,09 tỷ USD khiến Indonesia có thặng dư thương mại ở mức 212 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu của Indonesia sang EFTA bao gồm: Đồ trang sức, thiết bị quang học, vàng, thiết bị điện thoại và tinh dầu. Hàng nhập khẩu từ EFTA chủ yếu là vàng, máy bay phản lực, thuốc, phân bón và nguyên liệu công nghiệp. Đầu tư của các quốc gia thành viên EFTA vào Indonesia năm 2017 ở mức 621 triệu USD.