Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

“Không có nước nào trên thế giới công nghiệp hoá thành công mà không qua xuất khẩu”

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu (XK) tại Hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy XK do Bộ Công Thương tổ chức sáng ngày 23/4, tại Hà Nội.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị

Kim ngạch XK tăng cao nhưng chưa bền vững

Đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động XK, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những quốc gia, những doanh nghiệp (DN) thành công đều coi toàn thế giới là thị trường. Từ đó tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Đó cũng phải là hướng đi của Việt Nam để công nghiệp hóa thành công, nâng cao thu nhập, tạo thặng dư và giữ đà tăng trưởng bền vững.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu bật những thành tích của hoạt động XNK

Thực tế, xác định rõ ràng tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), những năm gần đây, Bộ Công Thương cùng các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội, DN đã đẩy mạnh hoạt động XNK. Nhờ đó, kim ngạch XNK, đặc biệt là XK đã đạt những thành tựu quan trọng. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Thời gian qua, kim ngạch XK tăng mạnh về quy mô. Năng lực sản xuất hàng XK nước ta không ngừng được mở rộng, tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu. Năm 2017, lần đầu tiên kim ngạch XK nước ta vượt 200 tỷ USD, đạt 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016. Ta cũng đã thực hiện đúng lộ trình của chiến lược XNK hàng hóa đến năm 2020, định hướng 2030”.

So với quy mô XK năm 2011 (96,9 tỷ USD), thời điểm bắt đầu thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, kim ngạch XK năm 2017 đã bằng 2,21 lần. Tốc độ tăng XK bình quân đạt 12%/năm. Tăng trưởng XK năm 2017 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.

Tuy nhiên, song song với những thuận lợi, kim ngạch XNK vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa bền vững. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ rõ, kim ngạch XK vẫn dựa nhiều vào khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với trên 70% tổng kim ngạch XK. Do sản xuất và XK của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng (vì chiến tranh thương mại, vì dịch chuyển chuỗi cung ứng dưới tác động của các FTA trên thế giới,...), XK của ta sẽ chịu tác động mạnh hơn.

Chưa kể, mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực châu Á (chiếm tới 52,7%). Sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản còn manh mún, tự phát, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho XK; khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Vẫn còn xuất hiện tình trạng sản phẩm XK bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thủy sản, hạt tiêu, gạo), ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam. Việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm cho nhóm nông sản còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% vẫn chưa thâm nhập được thị trường (như sữa, thịt lợn, rau quả)…

“Không có nước nào trên thế giới công nghiệp hoá thành công mà không qua xuất khẩu”
Đông đảo Bộ ngành, địa phương, hiệp hội DN tham gia hội nghị

Về phía DN, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may cho hay, dù là một trong những ngành hàng XK chủ lực nhưng dệt may hiện vẫn phát triển mất cân đối. Trong đó, khâu yếu nhất là thượng nguồn (kéo sợi, dệt vải, nhuộn hoàn tất). Hiện ta sản xuất khoảng trên 1,4 triệu tấn sợi nhưng lại XK thô đến 90%. Trong khi đó, ta lại nhập đến 876.000 tấn để phục vụ XK. Do đó, tỷ lệ giá trị tăng thêm của may XK mới đạt khoảng 50%.

Các rào cản phi thuế quan từ thị trường lại đang tác động trực tiếp đến kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam cho hay, từ ngày 23/10/2017, EU đã ban hành cảnh báo thẻ vàng (IUU) đối với hải sản khai thác của Việt Nam. Hoa Kỳ cũng có những quy định về việc các nước XK thủy sản (13 loài, trong đó tôm) phải tuân thủ các yêu cầu nhằm chống lại khai thác bất hợp pháp IUU từ ngày 1/1/2018. Song song với đó là các yêu cầu truy nguyên nguồn gốc khiến XK thủy sản của Việt Nam gặp không ít khó khăn.

Hướng tới XK bền vững

Năm 2018, tình hình XK được nhận định sẽ tiếp tục có những cơ hội để tăng trưởng khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế nhập khẩu tiếp tục giảm sâu. Những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch; góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tạo động lực XK. Mặc dù vậy, hoạt động XK của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018. Các nước nhập khẩu áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất mà XK của Việt Nam phải đối mặt.

“Không có nước nào trên thế giới công nghiệp hoá thành công mà không qua xuất khẩu”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương, DN trao đổi bên lề về các giải pháp hướng tới XK bền vững

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, thời gian tới, cần các giải pháp tập trung vào 3 nhóm chính. Cụ thể, tập trung vào đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản, thủy sản XK, đảm bảo đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm; tháo gỡ các quy định, vướng mắc về thuế và kiểm tra chuyên ngành đối với nguyên liệu sản xuất, chế biến hàng XK và tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các ngành sản xuất, XK.

Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, các biện pháp nhằm duy trì thị trường XK ổn định; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.

Ngoài ra, tiếp tục cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động XK; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, XK.

Về phía các địa phương, ông Phạm Ngọc Thưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện nay phía Trung Quốc đang quản lý chặt vấn đề truy suất nguồn gốc hàng hóa. Cho nên không nên giữ quan điểm Trung Quốc là thị trường dễ tính mà phải sản xuất theo đúng quy định kiểm dịch quốc tế, có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm… để giữ vững thị trường. Bên cạnh đó, chủ động tiêu thụ sản phẩm tại nội địa, mở rộng XK ra các thị trường khác để đa dạng hóa thị trường cho sản phẩm, tránh phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Đặc biệt, các tỉnh thành, địa phương cần điều tiết hợp lý hàng hóa lên cửa khẩu để tránh ứ thừa hàng hóa.

“Các Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương cần sớm xây dựng khu kiểm dịch tại cửa khẩu để giảm thiểu thời gian làm thủ tục thông quan, nâng cao hiệu quả XK hàng hóa” - ông Phạm Ngọc Thưởng cho hay.

Đồng tình với các ý kiến Bộ Công Thương và các Bộ ngành, địa phương đã đề xuất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thời gian tới, các Bộ ngành, địa phương và DN cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy XK bền vững. Thứ nhất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa XK thông qua việc đẩy mạnh hỗ trợ DN trong nước sản xuất hàng XK; liên kết chặt chẽ với các DN FDI để nâng cao năng lực sản xuất và giá trị hàng hóa XK. Thứ hai, loại bỏ các điểm nghẽn XK. Trong đó tập trung vào việc hoàn thiện hành lang pháp lý; tập trung tháo gỡ khó khăn về kiểm tra chuyên ngành, hải quan, giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho DN. Thứ ba, xây dựng hệ thống logistics, hậu cần hiện đại với chi phí rẻ hơn. Thứ tư, tìm kiếm, mở rộng thị trường; tăng cường cung cấp thông tin thị trường tốt hơn; xử lý các vấn đề phát sinh về chống trợ cấp, chống bán phá giá, không để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Thứ năm, Thủ tướng yêu cầu các DN cần thâm nhập mạnh hơn vào các kênh phân phối của các tập đoàn bán lẻ như AEON, Lotte, Big C… bằng cách tăng năng lực cạnh tranh cả về chất lượng, giá bán. Thứ sáu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh phải tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm XK sản phẩm thô, ít giá trị. “Phải sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái ta có” - Thủ tướng lưu ý.

Thứ bảy, sản xuất công nghiệp phải đi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm; phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị cho các ngành hàng thế mạnh của nước ta như dệt may, da giày…

“Đặc biệt, phải có các giải pháp cụ thể, riêng biệt với từng thị trường; tiếp tục mở rộng và khai thác tiềm năng của các thị trường ta đã có FTA; đàm phán mở thêm các thị trường mới… Thay đổi căn bản công tác xúc tiến thương mại theo hướng các đại sứ quán, tham tán thương mại phải tìm cách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Việt Nam. Các địa phương chú trọng kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics, tạo điều kiện về đất đai để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho XK” - Thủ tướng nhấn mạnh.

TIN LIÊN QUAN
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo về phát triển đường sắt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo về phát triển đường sắt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: CAEXPO và CABIS là biểu tượng cho quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: CAEXPO và CABIS là biểu tượng cho quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc

Luật Việc làm (sửa đổi): Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Luật Việc làm (sửa đổi): Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3

Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3

Đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Thủ tướng: Đồng Nai có những điểm tựa vững chắc để phát triển vượt bậc

Thủ tướng: Đồng Nai có những điểm tựa vững chắc để phát triển vượt bậc

Quy định về hoạt động quảng cáo trên mạng có gì mới?

Quy định về hoạt động quảng cáo trên mạng có gì mới?

Thủ tướng: Phấn đấu đưa Đồng Nai thành địa phương phát triển kinh tế hàng đầu cả nước

Thủ tướng: Phấn đấu đưa Đồng Nai thành địa phương phát triển kinh tế hàng đầu cả nước

Toàn văn phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại học Columbia

Toàn văn phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại học Columbia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp đại diện các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp đại diện các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư Hoa Kỳ

5 điểm mới về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

5 điểm mới về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Ấn Độ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Ấn Độ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chính sách tại Đại học Columbia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chính sách tại Đại học Columbia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp một số chuyên gia, học giả về Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp một số chuyên gia, học giả về Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hoa Kỳ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hoa Kỳ

Thủ tướng chỉ đạo tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Khẩn cấp: Công dân Việt Nam nên rời khỏi Lebanon khi vẫn còn các chuyến bay

Khẩn cấp: Công dân Việt Nam nên rời khỏi Lebanon khi vẫn còn các chuyến bay

Chính phủ sắp ban hành Nghị định khuyến khích điện mặt trời mái nhà

Chính phủ sắp ban hành Nghị định khuyến khích điện mặt trời mái nhà

Xem thêm