Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50-100 nghìn kỹ sư bán dẫn

Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò rất quan trọng, là nền tảng của 3 sự chuyển đổi mang tính cách mạng: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.

Hiện nay, ngành công nghiệp bán dẫn trên thế giới phân bố và phát triển không đều, tập trung tại một số nền kinh tế như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Đài Loan (Trung Quốc).

Trong bối cảnh hiện nay, do nhiều lý do khác nhau, ngành công nghiệp bán dẫn đang có xu hướng đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi liên kết, cung ứng, sản xuất, nghiên cứu sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Đây là cơ hội và cũng là thách thức với Việt Nam, khi đòi hỏi phải có hạ tầng, thể chế và nhân lực phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của các đối tác, xúc tiến thu hút đầu tư, phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng bán dẫn.

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, chiều 24/4. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Từ cuối năm 2023, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", với mục tiêu đào tạo 50-100 nghìn kỹ sư bán dẫn.

Đánh giá tiềm năng, lợi thế của ngành công nghiệp bán dẫn, phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, về ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, Việt Nam có nhiều lợi thế, thứ nhất là lợi thế địa chính trị liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn. Nếu như lấy Việt Nam làm tâm quay vòng tròn thì sẽ gồm 80% ngành công nghiệp bán dẫn thế giới. Nghĩa là Việt Nam là trung tâm toàn cầu.

Thứ hai, Việt Nam có lợi thế là người Việt Nam có gene về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.

Thứ ba, thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng (X+1), tức là toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn chứ không chỉ là sản xuất. Kể cả nghiên cứu phát triển thì cũng đặt vấn đề X+1 tức là nhân lực và nghiên cứu bán dẫn.

"Hiện Mỹ cũng có nhu cầu thêm nguồn sản xuất nhân lực thiết kế chip từ các quốc gia khác, Việt Nam là một trong số ít nước này. Thế giới đang thiếu nguồn nhân lực về công nghiệp bán dẫn; sự thiếu hụt này trên toàn cầu nhưng là ngắn hạn, không phải dài hạn" - Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về trữ lượng đất hiếm phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, sau Trung Quốc, bằng nửa Trung Quốc. Việt Nam cũng là một trong số ít nước có 20 năm làm công nghiệp bán dẫn, có những nền tảng bước đầu. Chúng ta có lắp ráp, có thiết kế, casting với khoảng trên 6.000 kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực này.

Phát triển công nghiệp bán dẫn trong hệ sinh thái quốc gia

Bên cạnh nhiều lợi thế, ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam cũng đối diện với nhiều thách thức. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam một cách hoàn chỉnh nhưng phải có lộ trình, chia làm 3 giai đoạn: Từ nay đến năm 2030; giai đoạn 2030-2040 và giai đoạn 2040-2050.

"Trong lộ trình 30 năm này, công nghiệp bán dẫn Việt Nam không chỉ làm một số công đoạn mà chúng ta sẽ tự chủ đầy đủ các công đoạn bán dẫn và Việt Nam là thị trường chủ lực" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói.

Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp bán dẫn đi cùng phát triển công nghiệp chủ lực và công nghiệp chuyển đổi số. Chip bán dẫn là đầu vào của ngành công nghiệp điện tử, ai làm chủ thị trường thiết bị điện tử thì mới thực sự làm chủ công nghiệp bán dẫn.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: "Tất cả quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc thành công về ngành công nghiệp bán dẫn đều có ngành công nghiệp điện tử phát triển. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, không có bất kỳ quốc gia nào "hóa rồng", "hóa hổ" mà không có ngành công nghiệp điện tử và gần đây còn có khái niệm về ngành công nghiệp chuyển đổi số".

Theo đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: "Nếu chúng ta chỉ làm chip bán dẫn thì sẽ phụ thuộc vào đầu ra, phụ thuộc vào người mua, chính là các doanh nghiệp thiết bị điện tử".

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Nguyễn Mạnh Hùng kiến nghị, trước mắt xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn từ nay đến năm 2030. Từ tháp nhân lực này tiến tới ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Tháp nhân lực sẽ như nam châm thu hút nghiên cứu, sản xuất về Việt Nam.

Khả năng đáp ứng các nhu cầu về nhân lực chủ yếu là đi vào đào tạo lại và đào tạo trực tiếp trong ngắn hạn. Các nước khác muốn đào tạo một kỹ sư điện tử làm về công nghiệp bán dẫn phải đào tạo trong khoảng 2 năm nhưng ở Việt Nam chỉ cần 3-6 tháng hoặc 12 tháng.

Ngoài ra, nhân lực cũng được xác định là "lõi" để xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn. Phải có thỏa thuận quốc gia cung cấp nguồn nhân lực mới bảo đảm thành công đề án nhân lực. Đào tạo nhân lực cũng phải dựa trên tín hiệu thị trường, đặc biệt có các thỏa thuận doanh nghiệp và thảo thuận của các quốc gia.

Bên cạnh đó là sự kết hợp giữa FDI và tự cường. Việt Nam đang tiến tới tự cường trong dài hạn, vẫn thu hút đầu tư nước ngoài vào các công đoạn của công nghiêp bán dẫn, kể cả sản xuất. Việt Nam đang làm tốt FDI những chưa làm tốt tự cường nên chúng ta cần đi đều cả hai chân.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng hệ sinh thái về công nghiệp bán dẫn. Nếu chúng ta không phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ về chip bán dẫn hay không tạo điều kiện cho họ "ngốn" nguồn nhân lực kia thì đề án về nguồn nhân lực cũng sẽ gặp khó khăn. Do đó, cần phát triển công nghiệp bán dẫn trong hệ sinh thái quốc gia. Trong ngắn hạn có thể hệ sinh thái với một số quốc gia.

"Đang có chiến dịch chạy đua toàn cầu về thu hút FDI. Chúng ta nên lấy lợi thế địa chính trị, nhân lực, hạ tầng là chính để tạo ra sức cạnh tranh của mình" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành công nghiệp bán dẫn xác định một yếu tố nữa là kết hợp với thị trường. Trong ngành công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp liên quan đến trọng yếu quốc gia nên vai trò dẫn dắt của Nhà nước là quan trọng. Trong Chiến lược cũng nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn trong phát triển ngành công nghiệ bán dẫn để bảo đảm tính linh hoạt, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

bo-truong-bo-ke-hoach-dau-tu
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bàn về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án tại hội nghị.

Một là, đào tạo giảng viên, sinh viên hệ chính quy; đào tạo nhân lực trình độ sau đại học; đào tạo hệ ngắn hạn, chuyển tiếp; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo;

Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển; Ba là đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ phục vụ đào tạo; Bốn là, thu hút chuyên gia, nhân tài;

Năm là, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Sáu là, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn; Bảy là, các giải pháp về hợp tác quốc tế, truyền thông và hỗ trợ phát triển khai khác.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức lễ trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn và Đại tá Nguyễn Hồng Quân.

Tin cùng chuyên mục

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 23/11, ĐBQH cho hay, cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Sáng ngày 23/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đi thị sát, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ thăm, làm việc tại Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Phần Lan từ ngày 24-29/11 nhằm tăng cường, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực.
Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Chiều 22/11, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.
Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria tới Việt Nam sẽ thúc đẩy, làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Bulgaria.
Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh

Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh

Bộ Công Thương công bố Báo cáo Kết quả cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất lộ trình tăng thuế đối với mặt hàng rượu, bia theo tỷ lệ phần trăm để đạt các mục tiêu đề ra.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế.
Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định vai trò, uy tín với quốc tế; tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil, Việt Nam-Dominica.
Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số khu vực phía Bắc.
Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đầu tư tại Dominica có thể coi đây là "bàn đạp", cửa ngõ để tiến vào khu vực Caribe.
Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.
Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Theo chuyên gia, khoảng 30 nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục nổi lên. Trong đó có 5 nguy cơ mà chúng ta phải lưu tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động