Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 13:25

Khuyến công Đồng Tháp tập trung vào chế biến nông sản, thủy sản

Tại Đồng Tháp, hoạt động khuyến công được quan tâm triển khai, tập trung vào lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản và các sản phẩm sau gạo.

Theo Sở Công Thương Đồng Tháp, hoạt động khuyến công trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm triển khai đúng mức, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh.

Tại Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIII - năm 2023 chiều ngày 5/10, ông Nguyễn Văn Na - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp đã thông tin cụ thể những kết quả đạt được trong công tác khuyến công 3 năm qua của Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Văn Na cho biết: Thời gian qua Sở xác định việc hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất là chương trình tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, từ nguồn khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, 3 năm qua Sở đã thực hiện hỗ trợ cho 51 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí hỗ trợ là 10,5 tỷ đồng, vốn đối ứng của cơ sở là 19,6 tỷ đồng. Nội dung hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực chế biến nông sản, thuỷ sản và các sản phẩm sau gạo.

Nguồn vốn khuyến công giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm

Từ năm 2021 đến nay, Đồng Tháp có 63 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh; 18 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực và 6 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia. “Các sản phẩm đạt chứng nhận các cấp đang được Sở đưa vào kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, nhằm tìm kiếm thị trường; biết thêm công nghệ kỹ thuật mới, máy móc hiện đại từ đó mạnh dạn ứng dụng vào quy trình sản xuất giúp cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”- ông Na cho biết thêm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Nguyễn Văn Na, quá trình triển khai chương trình Khuyến công giai đoạn 2021-2025 cũng gặp một số khó khăn, hạn chế như: Các cơ sở công nghiệp nông thôn đa số thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ, hộ cá thể nên hạn chế về nguồn lực tài chính, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, trình độ lao động có tay nghề chưa đảm bảo, chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trung và dài hạn.

Ngoài ra, các cơ sở công nghiệp nông thôn vẫn tập trung nhiều ở khâu chế biến thô, ít cơ sở quan tâm đầu tư vào khâu chế biến sâu, nhằm mang lại giá trị gia tăng cao, do chưa có nhiều doanh nghiệp lớn về lĩnh vực chế biến sâu mang tính dẫn dắt, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất.

Đó là chưa kể thị trường tiêu thụ ngày càng cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng đến quy mô sản xuất nên một số cơ sở chưa tận dụng hết công suất của máy móc, thiết bị đã đầu tư. Trong khi đó mức hỗ trợ từ ngân sách chưa tương xứng với mức đầu tư nên các cơ sở công nghiệp nông thôn chưa mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất.

Để khắc phục những khó khăn trên, theo ông Na, thời gian tới Sở Công Thương Đồng Tháp sẽ rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công của địa phương; thực hiện việc phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành và UBND cấp huyện đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn. Đặc biệt sẽ ưu tiên từ nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm cải tiến mẫu mã, bao bì và chất lượng sản phẩm; đồng thời, hỗ trợ tích cực các cơ sở tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ và mở rộng thị trường.

Cùng với những giải pháp trên, Đồng Tháp kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công, theo hướng nâng mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương.

Đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ, trong đó bổ sung quy định về việc áp dụng chính sách khuyến công trong hỗ trợ cho doanh nghiệp/cơ sở đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào lĩnh vực: sơ chế, phân loại, chiếu xạ, đóng gói, bảo quản rau quả.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công địa phương

Tin cùng chuyên mục

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU