Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ khí thải công nghiệp
Cần ngăn chặn triệt để khói, khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường |
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khí thải, Luật Bảo vệ TNMT năm 2014 quy định, các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng không khí môi trường xung quanh và công bố công khai thông tin. Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn thải khí công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải. Tổ chức có đủ kỹ thuật viên về chuyên ngành quan trắc môi trường và trang thiết bị cần thiết được tham gia hoạt động quan trắc môi trường.
Theo đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc hiện trường và phân tích môi trường được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 8 Thông tư này. Trường hợp các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc hiện trường và phân tích môi trường quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 8 Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn, phương pháp mới. Quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải gồm 3 bước: Xác định mục tiêu của chương trình quan trắc; thiết kế chương trình quan trắc; thực hiện chương trình quan trắc.
Cụ thể, xác định mục tiêu của chương trình quan trắc gồm: Cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lý môi trường không khí của trung ương và địa phương; thực hiện các quy định, yêu cầu quan trắc, giám sát môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đánh giá sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan đến khí thải; đánh giá hiệu suất làm việc của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải.Thiết kế chương trình quan trắc gồm các công việc như: Xác định vị trí và số lượng điểm quan trắc; xác định thông số quan trắc (căn cứ các quy định, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với khí thải các ngành công nghiệp, lò đốt chất thải; mục tiêu của chương trình quan trắc; loại hình sản xuất, quy mô, đặc điểm nguồn thải để xác định các thông số quan trắc); xác định thời gian, tần suất và số lượng mẫu quan trắc; lập kế hoạch quan trắc.Thực hiện chương trình quan trắc gồm: Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan trắc; quan trắc tại hiện trường; phân tích trong phòng thí nghiệm; xử lý số liệu quan trắc (gồm kiểm tra số liệu quan trắc và tính toán kết quả quan trắc), lập báo cáo kết quả quan trắc.
Thông tư số 40/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 5/10/2015. Hoạt động quan trắc khí thải bằng các thiết bị quan trắc tự động, liên tục không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. |