Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Chiều 25/9 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Chính sách và công nghệ kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than Việt Nam”.
EVN yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than nâng cao độ khả dụng Các dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Đẩy nhanh tiến độ, chú trọng đến yếu tố môi trường Thực hiện tuyên bố JETP: Chính phủ phê duyệt đề án tiến tới đóng cửa nhà máy điện than kém hiệu quả

Hội thảo do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp cùng Viện Nghiên cứu EXRI (Nhật Bản) và các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức.

Hội thảo cũng nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về Quản lý phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than Việt Nam.

Bảo vệ môi trường ngành nhiệt điện than là nhiệm vụ trọng tâm

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản
Bảo vệ môi trường ngành nhiệt điện than là trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp - Bộ Công Thương cho biết: Thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững, Bộ Công Thương Việt Nam đang hướng tới một nền sản xuất giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Ngày 08 tháng 09 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025, trong đó đã đưa nội dung bảo vệ môi trường ngành nhiệt điện than là trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương, hài hòa giữa phát triển, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa hai nước, với sự tài trợ của Bộ Môi trường - Nhật Bản, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp đã phối hợp với nhóm đối tác Nhật Bản, đại diện là Viện nghiên cứu Exri về Quản lý phát thải Thủy ngân ngành nhiệt điện than triển khai nhiều hoạt động, bao gồm kiểm kê phát thải thủy ngân tại một số nhà máy nhiệt điện than Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm của hai nước về xây dựng chính sách, công nghệ kiểm soát và giám sát phát thải thủy ngân…

Tại hội thảo “Chính sách và công nghệ kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than Việt Nam”, các đại biểu đã cùng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm về xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn phát thải thủy ngân, công nghệ hiện có để kiểm soát phát thải thủy ngân của Nhật Bản. Đây cũng là cơ hội để các nhà máy nhiệt điện cũng như cơ quan quản lý Việt Nam trao đổi thông tin về bảo vệ môi trường trong ngành nhiệt điện than trong bối cảnh có nhiều thay đổi về quy định pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.

Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, hiện cả nước có 33 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Tổng công suất lắp đặt thực tế 27.264 MW. Một số nhà máy nhiệt điện than đã vận hành trong nhiều năm như nhà máy nhiệt điện Phả Lại1, Ninh Bình; Một số nhà máy nhiệt điện than công suất nhỏ như Cao Ngạn, Nông Sơn, Na Dương, An Khánh. Nhiều nhà máy nhiệt điện than hiện đại, công suất lớn đi vào hoạt động thời gian gần đây như Sông Hậu 1, Nghi Sơn 2, Thái Bình 2, Vân Phong 1…

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (Hậu Giang) là một trong những nhà máy nhiệt điện than hiện đại, công suất lớn được khánh thành tháng 7/2022

Hiện Việt Nam đã và đang thực hiện công tác kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than. Cụ thể như: Dự án “Giảm phát thải thủy ngân từ hoạt động đốt than trong ngành năng lượng Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) triển khai trong năm 2015 - 2016. Dự án đã khảo sát và lấy mẫu tại 08 mỏ than khu vực phía bắc, đưa ra hàm lượng thủy ngân trung bình trong than nguyên liệu; Lấy mẫu và phân tích hàm lượng thủy ngân trong than, tro bay, xỉ đáy, khí thải (pha hơi) tại 3 nhà máy nhiệt điện; tính toán phát thải thủy ngân cho 26 nhà máy nhiệt điện than theo phương pháp của UNEP.

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp cũng đang phối hợp với Viện nghiên cứu EXRI, dưới sự tài trợ của Bộ Môi trường Nhật Bản để triển khai Dự án kiểm kê phát thải thủy ngân trong ngành nhiệt điện than. Dự án sẽ lựa chọn, điều tra khảo sát và lấy mẫu theo loại hình công nghệ, than nguyên liệu đầu vào của các nhà máy nhiệt điện than; Tính toán cân bằng thủy ngân trong quá trình đốt tại nhà máy.

Từ thực tế Dự án này, nhóm làm dự án cũng đưa ra ý kiến trao đổi tại hội thảo, đó là cần có một chương trình kiểm kê phát thải thủy ngân đầy đủ để xác định hàm lượng, nồng độ thủy ngân, hệ số phát thải theo than nguyên liệu và công nghệ, khả năng đáp ứng theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) mới về thủy ngân.

Kinh nghiệm kiểm soát phát thải thủy ngân đến từ Nhật Bản

Tại hội thảo, ông Osamu SAKAMOTO - đại diện Viện nghiên cứu EXRI (Nhật Bản) đã chia sẻ những kinh nghiệm kiểm soát phát thải thủy ngân tại Nhật Bản.

Ông Osamu SAKAMOTO cho biết, đáng chú ý nhất trong công tác kiểm soát phát thải thủy ngân tại Nhật Bản là nước này đã tiến hành sửa đổi Luật APCA (Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí).

Vào tháng 11/2015, Chính phủ Nhật Bản đã Sửa đổi Pháp lệnh Nội các để thi hành Luật APCA (trong đó nêu rõ các cơ sở phát thải thủy ngân chỉ định đặc biệt là đối tượng của Công ước Minamata).

Tiếp đó đến tháng 02/2016, Nhật Bản chấp nhận Công ước Minamata về thủy ngân. Tháng 08/2017 Công ước Minamata về thủy ngân có hiệu lực.

Các nguyên tắc về thực thi được quy định rõ tại Luật này. Nhật Bản đã kết hợp hợp lý các giải pháp kiểm soát phát thải thủy ngân và nỗ lực tự nguyện của các cơ sở kinh doanh để thực thi các giải pháp chính sách hạn chế phát thải thủy ngân ra môi trường không khí để kiểm soát phát thải thủy ngân hiệu quả, đảm bảo thực thi chính xác và hiệu quả Công ước.

Bộ Môi trường Nhật Bản cũng ban hành các Nghị định quy định các tiêu chuẩn phát thải thủy ngân theo loại hình và quy mô của từng cơ sở, đưa ra giới hạn nồng độ thủy ngân phát thải vào môi trường không khí cho các cơ sở phát thải thủy ngân trên cơ sở cân nhắc tới trình độ kỹ thuật cũng như năng lực tài chính của các cơ sở đó để giảm phát thải tối đa.

Cá nhân nào có ý định xây dựng hoặc thay đổi kết cấu của một công trình phát thải thủy ngân đều phải nộp báo cáo trước lên Thống đốc của địa phương.

Thống đốc địa phương có thể yêu cầu cá nhân đó thay đổi hoặc hủy quy hoạch trong vòng 60 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông báo nêu trên.

Các cơ sở phát thải thủy ngân đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải thủy ngân. Khi một cơ sở không tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải, Thống đốc có thể kêu gọi cơ sở đó thực hiện các giải pháp thích hợp để cắt giảm phát thải thủy ngân và chỉ định thời hạn nhất định.

Trong Luật cũng quy định rõ về việc đo lường nồng độ thủy ngân. Cụ thể, mỗi cơ sở phải đo lường nồng độ thủy ngân và lưu hồ sơ kết quả theo quy định tại Nghị định của Bộ Môi trường Nhật Bản.

Nhật Bản cũng đề cao nỗ lực tự nguyện của các cơ sở trong việc kiểm soát phát thải thủy ngân. Cụ thể, cơ sở phát thải một lượng thủy ngân đáng kể và thuộc đối tượng cần kiểm soát phát thải theo quy định tại Pháp lệnh Nội các phải thiết lập tiêu chuẩn phát thải tự nguyện (của riêng cơ sở đó hoặc liên kết với các cơ sở khác); Đo lường nồng độ thủy ngân và lưu hồ sơ kết quả đó, đồng thời, thực hiện các giải pháp cần thiết để kiểm soát phát thải thủy ngân ra môi trường không khí và công khai tình trạng cũng như kết quả đánh giá công tác thực hiện các giải pháp đó.

Tại Nhật Bản, việc kiểm soát phát thải thủy ngân được quy trách nhiệm cụ thể tới địa phương. Chính quyền địa phương nỗ lực để cung cấp thông tin cần thiết nhằm khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các giải pháp cắt giảm phát thải thủy ngân, đồng thời nỗ lực phổ biến kiến thức về các giải pháp kiểm soát phát thải thủy ngân.

Thống đốc có thể yêu cầu cơ sở phát thải thủy ngân báo cáo tình trạng phát thải thủy ngân và chỉ đạo các chuyên viên đến cơ sở kiểm tra. Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản có thể yêu cầu báo cáo và chỉ đạo chuyên viên kiểm tra tại cơ sở trong trường hợp khẩn cấp.

Công ước Minamata về thủy ngân

Công ước Minamata về thủy ngân làm một công cụ pháp lý toàn cầu về thủy ngân được thông qua tại Minamata - Nhật Bản vào tháng 10 năm 2013. Công ước hướng tới kiểm soát và giảm thiểu sử dụng và phát thải thủy ngân từ các sản phẩm, các quá trình sản xuất, chế biến và các ngành công nghiệp. Đến nay đã có 181 quốc gia tham gia Công ước.

Sau nhiều bước chuẩn bị và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1811/QĐ-TTg ngày 04/10/2013, Bộ Công Thương đã tham dự Hội nghị đại diện quốc gia tại Nhật Bản vào tháng 10/2013 và thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Công ước Minamata về thủy ngân.

Nội dung chính của Công ước Minamate về thủy ngân là đưa ra quy định kiểm soát các hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, vận chuyển, sử dụng, lưu trữ và thải bỏ thủy ngân nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường do phát thải nhân sinh của thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. Các quốc gia thành viên sau khi ký kết sẽ có lộ trình đến giai đoạn năm 2020 - 2025 để thực thi các quy định của Công ước.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cảnh báo lũ khẩn cấp và lũ trên các sông khu vực Bắc Bộ sáng hôm nay 12/9

Cảnh báo lũ khẩn cấp và lũ trên các sông khu vực Bắc Bộ sáng hôm nay 12/9

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (hồi 3h30' ngày 12/9): Cảnh báo lũ khẩn cấp và lũ trên các sông khu vực Bắc Bộ.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 12/9/2024: Mưa dông cả 3 miền; cảnh báo lũ khẩn cấp BĐ3 trên các sông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 12/9/2024: Mưa dông cả 3 miền; cảnh báo lũ khẩn cấp BĐ3 trên các sông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 12/9/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ đều mưa to và dông; cảnh báo lũ khẩn cấp mức BĐ3 trên các sông Cầu, sông Thương...
Dự báo thời tiết biển ngày 12/9/2024: Có mưa dông lớn, biển động khu vực Nam Biển Đông

Dự báo thời tiết biển ngày 12/9/2024: Có mưa dông lớn, biển động khu vực Nam Biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 12/9/2024, Nam Biển Đông (bao gồm quần đảo Trường Sa) mưa dông, có gió Tây Nam mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8; sóng cao 2-3m; Biển động.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/9/2024: Hà Nội tăng nhiệt, có mưa; cảnh báo lũ sông Hồng biến đổi chậm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/9/2024: Hà Nội tăng nhiệt, có mưa; cảnh báo lũ sông Hồng biến đổi chậm

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 12/9/2024, Hà Nội sáng mưa vừa; sau mưa rào và dông; lũ sông Hồng biến đổi chậm.
Hà Nội: Cận cảnh người dân

Hà Nội: Cận cảnh người dân 'bì bõm' tham gia giao thông tại khu đô thị Văn Quán

Ngày 11/9, sau mưa lớn, nước sông dâng cao, khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt và đi lại của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa

Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ địa phương trồng lúa

Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Lào Cai: Hàng trăm khối đất đá đổ sập vùi lấp nhiều nhà dân, 20 người chết và mất tích

Lào Cai: Hàng trăm khối đất đá đổ sập vùi lấp nhiều nhà dân, 20 người chết và mất tích

Hàng trăm khối đất đá bất ngờ đổ sập vùi lấp nhiều nhà dân. Vụ sạt lở đất này làm ít nhất 7 người chết, 13 mất tích và 11 người bị thương.
Hà Nội ra Công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Hà Nội ra Công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Chiều nay 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Người dân Thái Nguyên hối hả dọn dẹp nhà cửa sau trận lũ lịch sử

Người dân Thái Nguyên hối hả dọn dẹp nhà cửa sau trận lũ lịch sử

Nước rút nhanh sau trận ngập lụt lịch sử, người dân ở TP. Thái Nguyên trở về nhà và bắt đầu dọn dẹp sau lũ.
Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Khi gặp lũ quét, sạt lở đất, người dân cần làm gì?

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó khi gặp sạt lở đất và lũ quét.
Điểm nóng 24h ngày 11/9: Hà Nội mưa chồng lũ; 600 người tìm kiếm nạn nhân vụ lũ quét Làng Nủ

Điểm nóng 24h ngày 11/9: Hà Nội mưa chồng lũ; 600 người tìm kiếm nạn nhân vụ lũ quét Làng Nủ

Tại Hà Nội, lũ trên sông Hồng ở mức 10,86 m, vượt báo động II, ngập nhiều quận ven đê; Lào Cai huy động hơn 600 người tìm kiếm nạn nhân vụ lũ quét thôn Làng Nủ.
Toàn cảnh sự cố đê điều miền Bắc tính đến 20h ngày 11/9

Toàn cảnh sự cố đê điều miền Bắc tính đến 20h ngày 11/9

Ảnh hưởng từ bão lũ, từ 17h ngày 11/9 tạm dừng lưu thông các loại xe tải trên mặt các tuyến đê hữu Đà, hữu Hồng thuộc địa bàn huyện Ba Vì đến khi có thông báo.
Nhân sự 11/9: Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Bà Rịa - Vũng Tàu thêm nhiều nhân sự

Nhân sự 11/9: Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Bà Rịa - Vũng Tàu thêm nhiều nhân sự

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định bổ nhiệm hai tân Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Bà Rịa - Vũng Tàu điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự mới…
Bình Định- Khánh Hoà: Hỗ trợ 15 tỷ đồng cho đồng bào bị thiên tai

Bình Định- Khánh Hoà: Hỗ trợ 15 tỷ đồng cho đồng bào bị thiên tai

Nhằm hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, 2 địa phương Bình Định và Khánh Hoà đã hỗ trợ cho bà con vùng chịu ảnh hưởng thiên tai tổng số tiền 15 tỷ đồng.
Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Hà Nội: Người dân phố Tân Ấp tất bật chạy lũ khi nước sông Hồng tăng cao

Chiều 11/9, phố Tân Ấp (Hà Nội) trở nên tất bật bởi người dân liên tục vận chuyển đồ đạc, thực phẩm để chạy lũ, di rời khỏi nơi cư trú trước mực nước tăng cao.
Đã tìm thấy thi thể của 15 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

Đã tìm thấy thi thể của 15 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

Cục CSGT đã phối hợp với lực lượng chức năng của Công an tỉnh Cao bằng và lực lượng cứu hộ tại chỗ tìm được thi thể của 15 người mất tích.
Trực thăng quân sự chở hàng cứu trợ tới điểm sạt lở Nguyên Bình, Cao Bằng

Trực thăng quân sự chở hàng cứu trợ tới điểm sạt lở Nguyên Bình, Cao Bằng

Huy động máy bay trực thăng quân sự của Bộ Quốc phòng chở hàng cứu trợ là mì tôm, sữa, lương khô, nhu yếu phẩm tới điểm sạt lở Nguyên Bình, Cao Bằng.
Lưu lượng xả lũ từ phía Trung Quốc chỉ 200 m3/giây

Lưu lượng xả lũ từ phía Trung Quốc chỉ 200 m3/giây

Lưu lượng xả lũ từ phía Trung Quốc nhỏ, chỉ 200 m3/giây nên có tác động nhưng không gây ảnh hưởng quá lớn tới lũ hạ du Việt Nam.
Trong bão lũ, tình người luôn tỏa sáng

Trong bão lũ, tình người luôn tỏa sáng

Bão số 3 và hoàn lưu đã, đang gây ra những thiệt hại lớn cho các tỉnh phía Bắc. Trong gian nan, tinh thần tương thân tương ái của người Việt lại được phát huy.
Tính tới 17h30 ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Tính tới 17h30 ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết, tính đến 17h30 ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ.
Công an Phú Thọ dùng xuồng máy giữa dòng lũ tìm người bỏ trốn không chấp hành qui định chống thiên tai

Công an Phú Thọ dùng xuồng máy giữa dòng lũ tìm người bỏ trốn không chấp hành qui định chống thiên tai

Công an Phú Thọ đã phải dùng xuồng máy nhiều giờ tìm cặp đôi bỏ trốn khi nước sông Thao dâng cuồn cuộn. Cả hai người sau đó bị xử phạt 8 triệu đồng.
Xuất hiện Fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo sau vụ sập cầu Phong Châu

Xuất hiện Fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo sau vụ sập cầu Phong Châu

Xuất hiện Fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) để lừa đảo kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Hà Nam: Lũ trên sông Đáy vượt báo động 3, hàng trăm hộ dân phải sơ tán

Hà Nam: Lũ trên sông Đáy vượt báo động 3, hàng trăm hộ dân phải sơ tán

Mực nước trên sông Đáy tại Hà Nam đang tiếp tục dâng cao, vượt mức báo động 3, khiến hàng trăm hộ dân phải sơ tán và di dời đến địa điểm an toàn.
Chạy lũ ở Hà Nội: ‘Nước lên quá nhanh, tôi kẹt giữa sông Hồng khóc cùng đàn lợn’

Chạy lũ ở Hà Nội: ‘Nước lên quá nhanh, tôi kẹt giữa sông Hồng khóc cùng đàn lợn’

Nước sông Hồng dâng cao, hàng nghìn người Hà Nội phải chạy lũ. Có người mắc kẹt giữa sông Hồng khóc cùng đàn lợn trong đêm và may mắn được giải cứu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động