Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 13:32

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ chế biến gia vị cho đặc sản Gia Lai

Cơ sở sản xuất tương đen của ông Nguyễn Hữu Cường (tỉnh Gia Lai) đưa ra thị trường 600 kg thành phẩm/ngày, giúp gia đình ông thu nhập tiền triệu mỗi ngày
Cơ sở sản xuất tương đen của ông Nguyễn Hữu Cường (63 tuổi, phường IaKring, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) được hình thành vào năm 2004.
Ông Cường cho biết, tương đen là gia vị tạo nên tính “hấp dẫn” của phở khô – Đặc sản Gia Lai. Tuy nhiên, trước năm 2000, tại tỉnh Gia Lai vẫn chưa có cơ sở sản xuất tương đen nào. Nguồn tương đen chủ yếu nhập từ các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. (Ảnh: Lu ủ đậu nành)
Nảy ra ý tưởng “khởi nghiệp” với loại gia vị đặc trưng này, ông Cường khăn gói vào thành phố Hồ Chí Minh để học hỏi. Ban đầu là học ở một xưởng làm tương đen của một gia đình gốc Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó ông tiếp tục đi nhiều nơi để tham quan nhà xưởng, học kỹ thuật chế biến. “Tất nhiên, các chủ cơ sở họ chỉ dạy mình một phần, nhưng dần dần tôi cũng tích lũy được kiến thức cơ bản”, ông Cường chia sẻ. (Ảnh: Ông Cường giới thiệu các công đoạn làm tương)
Năm 2004, xưởng sản xuất tương đen của ông Cường ra đời với những công cụ chế biến thô sơ. Những mẻ tương đầu thất bại, có khi phải đổ bỏ cả tấn đậu. Năm 2006, sau gần 2 năm, ông Cường đã có những mẻ tương đen thành công với công thức chuẩn, phù hợp với khẩu vị của người Gia Lai. “Khẩu vị của người Gia Lai đậm hơn, ít ngọt hơn, loại tương đen sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía trong đa số ngọt hơn ở Gia Lai. Mùi của tương ở các nơi cũng riêng biệt”, ông Cường giải thích. (Ảnh: Ông Cường kiểm tra độ lên men của đậu nành)
Nguyên liệu chính để làm tương đen là đậu nành, muối hạt và mật mía. Đậu nành sau khi hấp chín sẽ được đưa vào ủ 7 – 10 ngày để lên men. Muối hạt được xử lý rồi đưa vào ủ với đậu lên men trước đó. Ủ càng lâu tương càng thơm. Sau đó là nấu tương và đóng gói sản phẩm. Hiện cơ sở của ông Cường có 2 dòng sản phẩm là sản phẩm tương đen và tương đen đặc sản (chuyên dùng trực tiếp với bún, phở…) (Ảnh: Đậu nành - nguyên liệu chính làm tương đen)
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng suất sản xuất cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ năm 2010, ông Cường đầu tư các thiết bị, máy móc để nấu tương bằng điện thay cho cách nấu truyền thống bằng củi.
Theo ông Cường, việc ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất tương đen giúp giảm sức lao động nhưng năng suất, chất lượng lại tăng; đồng thời, giá thành sản phẩm giảm, có tính cạnh tranh hơn. “Ví dụ như nấu tương bằng điện có ưu thế là nhiệt độ ổn định, vòng đảo tự động, đều nên chất lượng tương đều hơn, cao hơn so với nấu củi”, ông Cường viện dẫn và cho biết giá tương đen của cơ sở ông cạnh tranh hơn so với tương đen nhập từ các nơi ngoại tỉnh về.
Được biết, hiện mỗi ngày ông Cường cung ứng ra thị trường hơn 600 kg tương đen thành phẩm. Trừ chi phí sản xuất, mỗi tháng ông thu nhập hơn 35 triệu đồng. Hiện sản phẩm tương đen của cơ sở ông không chỉ cung ứng cho nội tỉnh Gia Lai mà còn phân phối đi một số tỉnh thành khác.
Sản phẩm tương đen của ông cũng đã được đăng ký sở hữu trí tuệ và có chứng nhận về an toàn thực phẩm. Ông Cường cho hay, thời gian tới ông dự định sẽ mở rộng quy mô sản xuất đồng thời mở rộng thị trường để sản phẩm tương đen không chỉ vượt ra khỏi tỉnh Gia Lai mà còn hướng đến xuất khẩu.
Bình An
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

Lào Cai: Một người tử vong khi đang thi công công trình thủy lợi

Quảng Ninh: Sẵn sàng đón đầu làn sóng khách du lịch Halal

Nghệ An: Công an huyện Quỳnh Lưu phá thành công chuyên án mua bán pháo nổ xuyên quốc gia

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn