Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công

Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND 4 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận đã đi vào thực chất.
Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán Kiểm toán Nhà nước thúc đẩy công tác phối hợp tại 4 tỉnh Tây Nguyên Kiểm toán Nhà nước: Nhiều ngân hàng thẩm định sơ sài trước khi giải ngân

Tiếp tục triển khai việc sơ kết và ký Quy chế phối hợp với các địa phương trên cả nước, chiều 29/6, tại Đồng Nai, Kiểm toán nhà nước và Thường trực Hội đồng nhân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) 4 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2012 - 2023 và ký Quy chế phối hợp công tác giai đoạn mới.

Sự phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước và các địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả thể hiện sự đồng hành của Kiểm toán nhà nước cùng với các địa phương trong công tác phát triển kinh tế - xã hội.

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công
Quang cảnh hội nghị

Quan hệ bổ trợ, tương hỗ

Quy chế phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực HĐND, UBND các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai (năm 2012) là một bước tiến quan trọng trong mối quan hệ bổ trợ, tương hỗ giữa các bên để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Sau hơn 10 năm thực hiện, mối quan hệ phối hợp công tác giữa 3 cơ quan đã ngày càng đi vào thực chất, có chiều sâu và hiệu quả; nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước cũng như góp phần vào việc thực hiện hiệu quả các hoạt động giám sát, quản lý và điều hành ngân sách nhà nước tại các địa phương.

Hàng năm, UBND các tỉnh đã gửi đầy đủ, đúng hạn báo cáo theo quy định cho Kiểm toán nhà nước; thường xuyên cung cấp các Nghị quyết của HĐND, các văn bản chỉ đạo, điều hành về tài chính ngân sách do HĐND, UBND tỉnh ban hành; định mức phân bổ dự toán chi ngân sách, chế độ về thu phí, lệ phí… giúp Kiểm toán nhà nước nắm được những chính sách cụ thể liên quan đến quản lý kinh tế - xã hội của địa phương, thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch kiểm toán.

Qua công tác kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã đánh giá, nêu bật được các mặt tích cực của các địa phương trong công tác quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách của các cấp ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, cũng chỉ ra những hạn chế, sai sót cần khắc phục. Trên cơ sở đó đã có kết luận, kiến nghị xác đáng, phù hợp, kịp thời góp phần chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành ngân sách của địa phương.

Các kết luận, kiến nghị kiểm toán là cơ sở quan trọng để UBND tỉnh lập Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương; và cũng là kênh thông tin quan trọng để HĐND tỉnh sử dụng trong quá trình thẩm tra, quyết định thông qua quyết toán ngân sách, dự toán và phân bổ ngân sách.

Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đề xuất kiến nghị nhiều giải pháp, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, kế toán nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của từng địa phương, góp phần bịt lỗ hổng trong quản lý ngân sách địa phương.

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công
Các đại biểu tham dự hội nghị

Có thể thấy, trong những năm qua, mối quan hệ phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước với thường trực HĐND, UBND các tỉnh nói chung, các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai nói riêng ngày càng đi vào thực chất, có chiều sâu và hiệu quả. Khẳng định và trân trọng những đóng góp của Kiểm toán nhà nước với địa phương trong quản lý, điều hành, giám sát hoạt động tài chính - ngân sách.

Tại Hội nghị sơ kết Quy chế phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực HĐND, UBND 4 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, lãnh đạo các địa phương này đều ghi nhận những thông tin, dữ liệu trao đổi giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực HĐND, UBND đã có tác dụng tích cực cho các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập dự toán ngân sách, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng tiền và tài sản nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, qua công tác kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra cho địa phương một số nội dung còn hạn chế, giúp địa phương hoàn thiện hơn trong việc quản lý ngân sách, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Kiểm toán nhà nước đã thường xuyên lắng nghe, chia sẻ, cùng địa phương rà soát, nghiên cứu các quy định của pháp luật để thống nhất trong việc xử lý các kiến nghị còn tồn đọng theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ chế, chính sách, quy định khi triển khai thực tế cũng còn khó khăn. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mong muốn trong thời gian tới, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và tháo gỡ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, Ông Thái Bảo đề nghị, trong thời gian tới, đề nghị Kiểm toán nhà nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND từ khâu xây dựng kế hoạch kiểm toán để tránh chồng chéo, trùng lắp; báo cáo kiểm toán nên tập trung đánh giá thêm về nội dung năng lực điều hành của các địa phương; hỗ trợ, góp ý cho các địa phương những cách làm hay, hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lý và điều hành ngân sách tại địa phương; nghiên cứu, tư vấn hỗ trợ địa phương xử lý hoặc hướng dẫn địa phương xử lý đối với các kết luận kiểm toán, kiến nghị kiểm toán khi có khả năng thực hiện, nhất là các vụ việc do lịch sử để lại trải qua nhiều thời gian, những quy định pháp luật còn chồng chéo…

Ông Đoàn Anh Dũng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh, nội dung của Quy chế phối hợp sửa đổi giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực HĐND, UBND các tỉnh lần này đã điều chỉnh phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử, Luật Kiểm toán nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Tỉnh Bình Thuận mong muốn nhận được sự quan tâm, chia sẻ, phối hợp và giúp đỡ của Kiểm toán nhà nước trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán tại địa phương, từ khâu xây dựng kế hoạch kiểm toán để tránh chồng chéo, trùng lắp, đánh giá cụ thể năng lực điều hành của địa phương, tư vấn cho địa phương các cách làm hay, hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lý và điều hành ngân sách tại địa phương.

Đưa công tác phối hợp có chiều sâu và hiệu quả hơn nữa

Bên cạnh các kết quả đạt được, sau hơn 10 năm thực hiện, Quy chế phối hợp công tác trong hoạt động kiểm toán giữa Kiểm toán nhà nước với HĐND và UBND các tỉnh cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tiễn: Chưa tổ chức thường xuyên, định kỳ các cuộc giao ban để trao đổi, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quy chế và phối hợp; trong việc giám sát, quản lý, điều hành ngân sách địa phương. Việc trao đổi thông tin giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh một vài thời điểm chưa được kịp thời, phần nào làm giảm tính thời sự và hiệu quả của việc sử dụng thông tin.

Trong quá trình phối hợp vẫn còn có trường hợp việc cung cấp tài liệu, thông tin chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn cho việc đưa ra nhận xét, kết luận của Kiểm toán nhà nước; ảnh hưởng đến thời gian phát hành Biên bản kiểm toán, Báo cáo kiểm toán; ảnh hưởng đến chất lượng kiến nghị kiểm toán; cá biệt có đơn vị được kiểm toán chưa nhận thức hết được tác động tích cực mang lại từ hoạt động kiểm toán; việc cung cấp thông tin, số liệu cho việc tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm có nơi còn chậm. HĐND các tỉnh còn có trường hợp chưa thực hiện thường xuyên, chưa hiệu quả chức năng giám sát đối với việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, dẫn đến một số địa phương tỷ lệ thực hiện còn thấp và báo cáo chưa đúng theo thời gian quy định…

Với những hạn chế bất cập như vậy, việc tổng kết, đánh giá lại để sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quy chế cho phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước cũng như nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mỗi cơ quan trong thực thi nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát điều hành nguồn lực công và phòng chống tham nhũng, tiêu cực là yêu cầu thiết thực trong thời điểm hiện nay và thời gian sắp tới.

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công
Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá việc phối hợp giữa Kiển toán nhà nước và địa phương ngày càng hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước khẳng định, sau nhiều năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND 4 tỉnh đã đi vào thực chất, đã phát huy được hiệu quả công tác, giúp các cơ quan hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao. Kiểm toán nhà nước khu vực XIII đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị, để thông tin đến HĐND, UBND tỉnh; phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và đề xuất Kiểm toán nhà nước xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Hầu hết các kiến nghị kiểm toán đã được các tỉnh thực hiện kịp thời, nghiêm túc; tỷ lệ thực hiện hàng năm luôn đạt trên 88% (cao hơn bình quân chung hàng năm của ngành, năm 2021 thực hiện đạt 80,08%).

Để đạt được những kết quả trên là có sự phối hợp công tác chặt chẽ giữa 3 cơ quan: Kiểm toán nhà nước với HĐND và UBND các địa phương. “Hội nghị Sơ kết này là dịp để đánh giá các kết quả đạt nhưng quan trọng hơn là rút ra được những bài học kinh nghiệm, chỉ ra những tồn tại hạn chế, qua đó điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp trong quy chế mới, giúp công tác tổ chức phối hợp giữa các cơ quan ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn” - Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh.

Về phương hướng trọng tâm nhằm nâng cao sự phối hợp giữa các bên trong giai đoạn mới, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cam kết Kiểm toán nhà nước luôn đồng hành cùng các địa phương trong thời gian tới, đồng thời giao cho Kiểm toán nhà nước khu vực XIII và các vụ chức năng của Kiểm toán nhà nước nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của địa phương để có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn, tập trung vào 4 nội dung chính: Xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2024 và kế hoạch kiểm toán trung hạn 2026 theo hướng dẫn của ngành đảm bảo chất lượng; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán; tập trung nâng cao chất lượng công tác thảo luận, thẩm tra, xây dựng Báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách địa phương hàng năm; xây dựng đạo đức công vụ, nâng cao năng lực đội ngũ kiểm toán viên để có thể đáp ứng những yêu cầu khi được các địa phương yêu cầu tham gia các vấn đề về dự toán, quyết toán và tham gia các văn bản liên quan đến tài chính ngân sách, tham gia các đoàn giám sát ngân sách tại các địa phương.

Kiểm toán nhà nước ký Quy chế phối hợp với 4 tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực công
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn ký Quy chế phối hợp với Thường trực HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cũng đề nghị HĐND, UBND các tỉnh phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán nhà nước trong việc yêu cầu, giao nhiệm vụ kiểm toán hàng năm cho Kiểm toán nhà nước Khu vực XIII trong việc thực hiện kiểm toán việc thực hiện các đề án, chương trình, dự án quan trọng và các vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công được quan tâm tại địa phương; phục vụ HĐND trong giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động kiểm toán phục vụ HĐND tỉnh trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý tài chính công, tài sản công.

Tổng Kiểm toán nhà nước đặc biệt nhấn mạnh và đề nghị các địa phương: "Giám sát chặt chẽ hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước trên địa bàn và phản ánh kịp thời để Kiểm toán nhà nước xử lý nghiêm những hành vi vi phạm nếu có, đảm bảo việc thực thi nhiệm vụ được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng kiểm toán, phòng chống tham nhũng, tiêu cực”.

Bên cạnh đó, Tổng Kiểm toán nhà nước cũng mong muốn các địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về Kiểm toán nhà nước, chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy chế hoạt động của Đoàn kiểm toán nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành ở địa phương về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước.

Tại Hội nghị, Kiểm toán nhà nước và các địa phương đều thống nhất, thay bằng định kỳ 3 năm, Kiểm toán nhà nước Khu vực XIII chủ trì tổ chức họp rút kinh nghiệm thực hiện Quy chế như trước đây, Quy chế mới sẽ áp dụng thời gian tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm để việc phối hợp giữa các bên được chặt chẽ, kịp thời.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Theo thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới đã tổ chức xét công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới 2024.
Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 22 cho ý kiến vào Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Tại Lễ hội Cá Tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2024, con cá tầm có trọng lượng trên 45 kg đã được đấu giá thành công với giá 150 triệu đồng.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Sáng 20/11, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của UBND Thành phố về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

Tỉnh Thanh Hóa đang tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhằm quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thị trường hoa tươi dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại TP. Hồ Chí Minh chứng kiến tình trạng ảm đạm, sức mua giảm mạnh so với những năm trước.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Sở Công thương tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Hội chợ Thương mại – Tiêu dùng nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
HĐND tỉnh Thái Bình thông qua 8 nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Thái Bình thông qua 8 nghị quyết quan trọng

8 nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đã được HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp đột xuất vừa qua.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Đoàn công tác của Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã đến kiểm tra chất lượng vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An

Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An

Ngày 18/11 tại thành phố Cologne (CHLB Đức), Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức).
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Trải qua gần 80 năm xây dựng và phát triển, vị thế của Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hoà Bình.
Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 29/11, TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị Sơ kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023 - 2024.
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Công ty Cổ phần quản lý Kinh doanh điện Thanh Hóa vừa có báo cáo gửi đến Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa về việc hàng chục hộ dân xã Hà Sơn phải sử dụng điện yếu.
Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đã có 23 doanh nghiệp đăng ký ủng hộ tổng số tiền 4,3 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động