Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kiến nghị cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn

HoRea kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn và được vay vốn mới nếu có tài sản bảo đảm.
Có nên cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính? Vì sao kiến nghị cá nhân bắt tay “đầu nậu” phân lô bán nền phải qua sàn giao dịch bất động sản?

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Thị trường bất động sản đang rất khó khăn, có thể nói năm 2022 là năm “khó khăn khắc nghiệt nhất”. Trong đó, số doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2022 gần 1.200 doanh nghiệp tăng 38,7% so với năm 2021.

Kiến nghị cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn

HoRea kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn và được vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm với lãi suất vay hợp lý (Ảnh minh họa)

Bước sang năm 2023, doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều rất nhiều khăn, có thể nói là năm “quyết định sống, còn” đối với các doanh nghiệp bất động sản nên cần có các giải pháp đồng bộ về thể chế pháp luật, về thủ tục hành chính, về thị trường vốn, trước hết là giải pháp về tín dụng.

Đặc biệt, kinh doanh bất động sản là một trong “21 ngành kinh tế cấp 1” quan trọng nhất của nền kinh tế của nước ta, nên thị trường bất động sản gặp khó khăn thì tác động bất lợi dây chuyền lan sang nhiều lĩnh vực kinh tế và cả vấn đề đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho người yếu thế trong xã hội.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO. Đồng thời phải thu hẹp quy mô, chuyển nhượng bớt dự án nhưng vẫn không tìm được nhà đầu tư… nhiều người người dân có nhu cầu nhưng cũng khó tạo lập được nhà ở.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45-50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản” - ông Lê Hoàng Châu chia sẻ.

Dự báo năm 2023 là năm “quyết định sống, còn” đối với các doanh nghiệp bất động sản nếu không được hỗ trợ giải quyết “nút thắt” về dòng tiền để đảm bảo tính thanh khoản, trước hết là nhu cầu và nguyện vọng của tất cả các doanh nghiệp bất động sản mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng để vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn.

Hiện nay, bên cạnh khó khăn lớn nhất là “vướng mắc pháp lý” chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản thì khó khăn trực tiếp tiếp theo là vấn đề “trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn” và các khoản vay tín dụng đến hạn kéo theo rủi ro chuyển thành “nợ xấu” hoặc “nhảy nhóm nợ xấu hơn”.

Đáng chú ý, doanh nghiệp có nợ “xấu” dù có dự án khả thi, có tài sản bảo đảm vẫn không tiếp cận được các khoản vay tín dụng mới nếu Ngân hàng Nhà nước không cho phép “nới một chút” điều kiện vay vốn tín dụng, nhưng không phải là hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng. Ngoài ra, người mua nhà hiện nay cũng khó vay vốn tín dụng.

Hiệp hội bất động sản cho rằng, có một số quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc quy định riêng của các ngân hàng thương mại cần được xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn hiện nay như: Các ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp bất động sản vay tín dụng thì dự án bất động sản phải có “chấp thuận chủ trương đầu tư” và “tài sản bảo đảm cho khoản vay” là đúng quy định pháp luật. Nhưng đồng thời, nhiều ngân hàng thương mại còn yêu cầu doanh nghiệp bất động sản phải có Giấy phép xây dựng mà yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng là “giấy phép con” làm khó cho doanh nghiệp bất động sản và không nằm trong điều kiện để được vay vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, thực hiện “lộ trình” hạn chế dần nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản, nên Thông tư 08/2020/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn theo tỷ lệ như sau: “Từ ngày 01/10/2022 đến ngày 30/09/2023: 34%; Từ ngày 01/10/2023: 30%” dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng càng bị giảm nguồn vốn tín dụng cho vay trung dài hạn, cần được xem xét kéo giãn thêm “lộ trình” này…

Do đó, Hiệp hộ Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét ban hành Thông tư (mới) tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn trong thời hạn từ 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm và đề nghị sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Ngân hàng Nhà nước.

Hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng không yêu cầu doanh nghiệp bất động sản phải có “Giấy phép xây dựng” thì mới được vay vốn tín dụng.

Đối với doanh nghiệp bất động sản có khoản vay tín dụng quá hạn bị chuyển thành “nợ xấu” thuộc “nhóm 2, nhóm 3” có nhu cầu vay vốn tín dụng để thực hiện dự án thì Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép tổ chức tín dụng được xem xét giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện.

Cụ thể, đề nghị xem xét từng trường hợp để cho “khoanh nợ” đối với khoản “nợ xấu” thuộc “nhóm 2, nhóm 3”; dự án đã có “chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có tính khả thi; Có tài sản bảo đảm cho khoản vay tín dụng; được tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc hoặc lãi.

Bên cạnh đó, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 16 Thông tư 22/2019/TT-NHNN) giãn “lộ trình” quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn thêm 12 tháng…

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản hồi sinh sau khó khăn

Thị trường bất động sản hồi sinh sau khó khăn

Meey Value kết hợp Meey Atlas: Tính năng định giá bất động sản hữu dụng cho người Việt

Meey Value kết hợp Meey Atlas: Tính năng định giá bất động sản hữu dụng cho người Việt

Kiên Giang: Tăng cường giám sát giá cả hàng hóa trên địa bàn

Kiên Giang: Tăng cường giám sát giá cả hàng hóa trên địa bàn

'Siết' phân lô, bán nền: Dự báo dòng tiền tiếp tục đổ dồn vào đất đấu giá

Đồng Nai: Dự án Khu đô thị Hiệp Hoà được Liên danh nhà đầu tư góp vốn ra sao?

Đồng Nai: Dự án Khu đô thị Hiệp Hoà được Liên danh nhà đầu tư góp vốn ra sao?

“Ắch tắc” gần 9.000 hồ sơ về đất đai, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có kiến nghị gì?

“Ắch tắc” gần 9.000 hồ sơ về đất đai, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có kiến nghị gì?

Thị trường bất động sản lấy lại

Thị trường bất động sản lấy lại ''sức sống'', bám sát tiến trình phục hồi trong 'chu kỳ mới'

Đồng Nai: Cho phép chuyển mục đích 142 ha đất lúa làm dự án Khu đô thị Hiệp Hòa

Đồng Nai: Cho phép chuyển mục đích 142 ha đất lúa làm dự án Khu đô thị Hiệp Hòa

Kết luận của Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh về điều chỉnh giá đất

Kết luận của Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh về điều chỉnh giá đất

4 lợi ích khi mua căn hộ tại dự án đã hoàn thiện

4 lợi ích khi mua căn hộ tại dự án đã hoàn thiện

Tính minh bạch, yếu tố quan trọng của thị trường bất động sản

Tính minh bạch, yếu tố quan trọng của thị trường bất động sản

Chung cư Tincom Pháp Vân ‘đắp chiếu’ hàng chục năm trên đất vàng Hà Nội

Chung cư Tincom Pháp Vân ‘đắp chiếu’ hàng chục năm trên đất vàng Hà Nội

Gỡ vướng dự án Golden Hill City: Chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ

Gỡ vướng dự án Golden Hill City: Chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ

Từ

Từ 'cắt máu' vì nhà đầu tư tới nợ nần ở Vietstarland của ông Hoàng Đình Khiêm

TP. Hồ Chí Minh: Hàng chục lô đất

TP. Hồ Chí Minh: Hàng chục lô đất 'vàng' tại Thủ Thiêm sắp được đấu giá lại

Đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Ê Đen, giá khởi điểm 303 tỷ đồng

Đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Ê Đen, giá khởi điểm 303 tỷ đồng

Đồng Nai sắp có dự án nhà ở xã hội rộng 3,5 ha, đầu tư hơn 730 tỷ đồng

Đồng Nai sắp có dự án nhà ở xã hội rộng 3,5 ha, đầu tư hơn 730 tỷ đồng

Thị trường bất động sản nhiễu loạn,

Thị trường bất động sản nhiễu loạn, 'ngáo' giá: Ai đang đi ngược lại chỉ đạo của Thủ tướng?

Phú Thọ: Sắp đấu giá 39 ô đất ở tại huyện Yên Lập, giá khởi điểm thấp nhất gần 7 triệu đồng/m2

Phú Thọ: Sắp đấu giá 39 ô đất ở tại huyện Yên Lập, giá khởi điểm thấp nhất gần 7 triệu đồng/m2

Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Xem thêm