Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 22:51
Ngân hàng Chính sách xã hội

Kiến tạo sức bền cho nông thôn mới

Nậm Cang bây giờ đã trở thành một xã tiêu biểu của huyện Sa Pa cũng như tỉnh Lào Cai trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Danh hiệu “Xã Anh Hùng trong thời kỳ đổi mới” càng minh chứng sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Nghèo đói đã lùi xa khi toàn xã có 294 hộ, 1.575 khẩu chỉ còn 15 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo tính đến đầu năm 2015.
Hiệu quả từ nguồn vốn ưu đãi trong xây dựng nông thôn mới

Mới chỉ cách đây gần 10 năm, cái nghèo, cái khó còn bủa vây người dân Nậm Cang với điều kiện sinh sống ở nơi địa hình núi cao, độ dốc lớn này. Tổng diện tích xã có tới 7.196 ha nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ vỏn vẹn 255 ha, đời sống người dân chỉ trông cậy vào cây lúa.

Khi cấp ủy, chính quyền vận động nhân dân thực hiện duy trì độ che phủ rừng đạt 69% trở lên và trồng thảo quả dưới tán rừng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Sa Pa đã nhanh chóng, tích cực vận động bà con vay vốn mở rộng diện tích trồng thảo quả. Với diện tích thảo quả ngày một mở rộng, tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 17,74% vào năm 2011 xuống 7,74% vào năm 2013 khi xã đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Dư nợ cho vay hiện nay đạt trên 5,2 tỷ đồng, chủ yếu là các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, học sinh, sinh viên... Hiện toàn xã đã có 670 ha thảo quả trong đó có 560 ha đang cho thu hoạch, sản lượng hàng năm đạt từ 110 - 140 tấn, giúp đời sống đồng bào được nâng cao rõ rệt với thu nhập bình quân 19,6 triệu đồng/hộ/năm.

Nhiều người đã trở thành triệu phú như ông Tẩn Trần Quyên thôn Nậm Cang 1. Chắt chiu 30 triệu đồng vay NHCSXH mở nương thảo quả, phát triển kinh tế gia đình, đến nay mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 200 triệu đồng… Hay như ông Tẩn Sành Quẩy thôn Nậm Cang 1, cũng từ vốn vay khởi nghiệp 30 triệu đồng của NHCSXH, đến nay gia đình đã có mức thu nhập bình quân là 300 triệu đồng/năm… Nậm Cang, chỉ là một trong nhiều điển hình xã nghèo vượt lên làm giàu và xây dựng nông thôn mới nhờ sự chung sức của NHCSXH.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Ngay sau chủ trương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, đặc biệt là Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, NHCSXH đã phát động đến toàn thể cán bộ, viên chức về thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lập nhiều thành tích gắn với phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Mục tiêu hỗ trợ các địa phương xây dựng nông thôn mới đã được NHCSXH quán triệt tới từng đơn vị trong toàn hệ thống, trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép với việc tổ chức triển khai chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Trước mắt, tập trung nguồn vốn cho các xã điểm của tỉnh, huyện nhằm hoàn thành đúng kế hoạch do Ban Chỉ đạo nông thôn mới của tỉnh đã đề ra. Bên cạnh đó NHCSXH cũng đã chỉ đạo các đơn vị tích cực tham gia một số giải pháp trong những nội dung xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nội dung “Giảm nghèo và an sinh xã hội” nhằm tạo được cơ sở cho việc triển khai chương trình trong từng giai đoạn, từng vùng, từng địa bàn.

Các chi nhánh NHCSXH đã bám sát kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh và 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới để tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH ưu tiên phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các xã điểm của tỉnh, huyện đang thực hiện xây dựng nông thôn mới…

Không chỉ thực hiện tốt chương trình chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước, đảm bảo 100% vốn tín dụng chính sách đến được với người nghèo và các đối tượng chính sách trên khắp cả nước, NHCSXH còn tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, phối hợp giữa hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y... tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được hướng dẫn, học hỏi về cách đầu tư vốn vay, phương thức chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, từng bước cải thiện đời sống và nâng cao dân trí.

Vươn đến những mục tiêu xa hơn

Kết quả, vốn tín dụng ưu đãi được Chính phủ giao cho NHCSXH phục vụ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào việc xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm, huyện điểm nói riêng và Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc nói chung, được cấp ủy, chính quyền các địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Nguồn vốn tín dụng chính sách được giải ngân đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên khắp cả nước, vốn tín dụng chính sách đã tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đặc biệt đã chú trọng đầu tư cho các xã đã, đang thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới.

Những nỗ lực triển khai chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của NHCSXH không chỉ trên phương diện đầu tư gián tiếp mà còn cả trực tiếp về vốn, vật chất, khoa học kỹ thuật đối với các địa phương xây dựng nông thôn mới bằng những tình cảm chân tình của những người lao động NHCSXH. Điển hình như hỗ trợ cơ sở vật chất cho xã điểm xây dựng nông thôn mới (xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), giúp đảm bảo đời sống người dân, tạo nền tảng bước vào kế hoạch xây dựng nông thôn mới trong hiện tại và tương lai.

Tấm Huân chương Lao động hạng Nhất mà NHNN vừa nhận về thành tích đóng góp cho phong trào “Xây dựng nông thôn mới” trong Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc vừa qua là thành quả nỗ lực chung của toàn ngành Ngân hàng trong đó có NHCSXH. Hiện cả nước có 1.121 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 13,5%), bình quân mỗi xã đạt 11,56 tiêu chí (tăng 6,7 tiêu chí so với năm 2011). Đến nay, phong trào đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 1, đang tập trung triển khai giai đoạn 2 và nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% số xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới...

Để tạo điều kiện tốt hơn cho các đơn vị xây dựng nông thôn mới, NHCSXH mong muốn được Chính phủ xem xét cân đối bổ sung nguồn vốn ổn định lâu dài, phù hợp với Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020. Đồng thời, đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố xem xét hàng năm ưu tiên, dành một phần nguồn vốn từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện để bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại địa bàn để thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Tính đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH đạt hơn 147.000 tỷ đồng với gần 7 triệu hộ đang vay vốn vay ưu đãi, góp phần thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Nhờ có nguồn vốn vay, các hộ gia đình đã đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11,76% năm 2011 xuống dưới 4,5 % vào cuối năm 2015.
Ngọc Việt
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc