Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kinh doanh thực phẩm tìm hướng trong đại dịch

Mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng khả quan trong các tháng đầu năm nay song lĩnh vực kinh doanh thực phẩm (F&B) hiện vẫn phải đối mặt với không ít thách thức do dịch bệnh, buộc doanh nghiệp có những điều chỉnh kinh doanh phù hợp hơn.

Doanh thu tăng, nhiều doanh nghiệp mở rộng

Trong khi nhiều ngành hàng đang có chỉ số tăng trưởng âm thì kinh doanh thực phẩm (F&B) đã có tốc độ phục hồi khả quan trong những tháng đầu năm 2021. Cụ thể, kết quả công bố doanh thu quý I/2021 của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành như Masan, Kido, Cholimex, Meizan… đều ghi nhận tăng trưởng cao. Trong đó, Masan đạt doanh thu 19.977 tỷ đồng, tăng 13,3%; Kido đạt doanh thu 2.322 tỷ đồng, tăng 34,5%; Công ty CP Thực phẩm Cholimex đạt doanh thu thuần đạt 579 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ; Meizan CLV cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng ở mức hai con số.

Ông Lưu Huỳnh - Trưởng phòng Marketing Công ty TNHH Meizan CLV chia sẻ, trái với lo lắng dịch bệnh làm ảnh hưởng tới lĩnh vực F&B, trong 5 tháng đầu năm nay doanh thu của các sản phẩm nui, mì… nói chung tăng khả quan. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 5/2021 tăng mạnh 20% so với tháng 4/2021.

“Chúng tôi dự báo năm nay doanh thu dù không tăng đột biến nhưng mức tăng trưởng 20% là trong tầm tay. Tuy vậy, mức tăng không phải ở tất cả nhóm hàng, mà nằm ở các mặt hàng nhu yếu phẩm. Chẳng hạn mì trứng, nui thì tăng nhiều, còn nhóm bột chiên giòn thì tăng ít hơn”- ông Huỳnh chia sẻ.

Kinh doanh thực phẩm tìm hướng trong đại dịch
Các sản phẩm nhu thiết yếu như mì, nui vẫn đạt mức tăng trưởng tốt trong các tháng qua

Trên thực tế, ngành F&B tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng khi doanh thu toàn thị trường rơi vào khoảng hơn 700 nghìn tỷ trong năm 2020 (Theo báo cáo của Euromonitor). Dự báo doanh thu của ngành F&B ở Việt Nam trong 2 năm tới có thể đạt quy mô gấp đôi và tiếp tục là một "miếng bánh" hấp dẫn các nhà đầu tư trong năm nay. Chẳng hạn, trong tháng 3/2021 Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã khánh thành Tổ hợp sản xuất Thực phẩm - Đồ uống với tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng tại Hậu Giang. Tổ hợp này có công suất thiết kế 180 triệu lít nước ngọt, 18.000 tấn mì gói, 30.000 tấn sản phẩm sợi gạo mỗi năm. Đây là công trình nằm trong chiến lược đầu tư, tăng cường và mở rộng hệ thống sản xuất khắp cả nước của Masan Consumer nhằm tối ưu hóa chi phí kho vận, tạo ra lợi thế nhờ quy mô sản xuất lớn, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Cũng trong chiến lược mở rộng kinh doanh, ngày 7/6 vừa qua Tập đoàn Kido đã ra mắt thương hiệu Chuk Chuk với tổng vốn đầu tư là 100 tỷ đồng. Với Chuk Chuk, ông Trần Lệ Nguyên - CEO Kido cho biết, tập đoàn này đặt mục tiêu phát triển được hệ thống 1.000 cửa hàng trên toàn quốc cho đến hết năm 2025; đồng thời trong giai đoạn từ 2021 đến 2023, Chuk Chuk sẽ kết hợp với một số đối tác nước ngoài để phát triển mở rộng sang các nước châu Á.

Với Meizan, ông Lưu Huỳnh cho biết, cuối quý IV năm nay nhà máy mở rộng của Meizan sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động, nâng công suất lên hơn 200% so với hiện tại.

Kinh doanh thực phẩm tìm hướng trong đại dịch
Kinh doanh F&B vẫn thu hút đầu tư

Vẫn còn thách thức phía trước

Mặc dù nhận định thị trường có tiềm năng tăng trưởng song các doanh nghiệp F&B cũng thừa nhận đang phải đối mặt với một số thách thức do ảnh hưởng dịch bệnh. Theo đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, Long An đang phải chia ca nhằm đảm bảo giãn cách, thậm chí có doanh nghiệp phải thực hiện truy vết các trường hợp có nguy cơ do công nhân ở trọ trong các khu tập trung đông người. Việc này khiến quá trình sản xuất gián đoạn, phát sinh chi phí… Đó là chưa kể kế hoạch ra mắt sản phẩm mới cũng bị chậm lại do tác động của đại dịch. “Chúng tôi dự định trong năm nay sẽ tung thêm sản phẩm mới song với diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay sẽ khó mà thực hiện chào hàng mới. Do đó kế hoạch này có thể phải dời lại đến năm sau”- ông Lưu Huỳnh cho hay.

Ngoài vấn đề trên, đại dịch Covid-19 đã và đang dần khiến các nhà kinh doanh F&B nhận ra cần phải phát triển thương hiệu của mình cả trên các nền tảng trực tuyến (online) nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Bởi đây là bước đi cần thiết để có thể bắt kịp xu hướng và cũng là giải pháp thông minh giúp đối phó với hoàn cảnh dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp - khi người dân hạn chế ra đường như hiện nay.

Vì thế, trong kế hoạch hoạt động, mới đây Vissan đã triển khai mở rộng kinh danh các sản phẩm thịt heo, thịt bò đến nhiều kênh phân phối khác nhau đặc biệt chú trọng đến kênh bán hàng online, rà soát các sạp chợ truyền thống để phục vụ kinh doanh có hiệu quả… Doanh nghiệp này cũng xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm khay vỉ, trong khi chờ dự án đầu tư dây chuyền đóng gói thịt mát Vissan đưa vào sử dụng, cùng với đó là thực hiện các chương trình khuyến mãi tại các kênh bán hàng nhằm kích cầu mua sắm đặc biệt giai đoạn sau Covid 19.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Cùng với đầu tư và xuất khẩu, thị trường trong nước là một trong ba cấu phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết lực mua tiếp tục chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 1,02% lên mức 2.155 điểm, nối dài chuỗi tăng sang phiên 7.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co, đối mặt với áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co, đối mặt với áp lực chốt lời

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (18/9).
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Sở Công Thương Quảng Bình lên phương án triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai trước nguy cơ áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/9: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/9: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết dòng tiền đầu tư tiếp tục chảy vào thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (17/9).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Sức mua bánh Trung thu có nơi tăng, nơi giảm

Bà Rịa – Vũng Tàu: Sức mua bánh Trung thu có nơi tăng, nơi giảm

Dù đã cận Tết Trung thu nhưng theo các tiểu thương, năm nay sức mua bánh Trung thu giảm khoảng 30% so với mọi năm, trong khi tại siêu thị sức mua lại tăng.
Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Từ nay đến cuối năm, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng sẽ được triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Tỉnh Lâm Đồng ổn định nguồn cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như rau, củ, quả và bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, lực mua mạnh đã diễn ra trên thị trường hàng hóa nguyên liệu tuần giao dịch vừa qua (9-15/9).
Cần Thơ: Phố phường rộn ràng không khí trung thu bởi lồng đèn truyền thống

Cần Thơ: Phố phường rộn ràng không khí trung thu bởi lồng đèn truyền thống

Tại TP. Cần Thơ, những chiếc lồng đèn truyền thống với màu sắc rực rỡ đã trở thành điểm nhấn, thắp sáng không gian và thu hút sự chú ý của đông đảo người dân.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư đang chảy tích cực vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng?

Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng?

Dầu thô đã trải qua tuần giao dịch đầu tháng 9 với nhiều áp lực, thậm chí giá dầu WTI dần dần đi xa mốc 70 USD/thùng.
Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão

Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão

Sở Công Thương Hà Nam đề nghị các đơn vị chủ động phương án dự trữ, tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên rớt mạnh, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới lại quay đầu đi lên trong ngày hôm qua (11/9).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Vuasanca sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Mặc dù gặp khó khăn do vận chuyển, các kênh bán lẻ đang tiếp tục vận chuyển rau củ quả từ miền Nam ra miền Bắc để kịp thời cung ứng cho các vùng bị bão lũ.
Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Gần đến Tết Trung thu, nhiều cửa hàng bán bánh trung thu, đầu lân…tại TP. Huế lại rộn ràng, phong phú về chủng loại, song sức mua lại giảm so với mọi năm.
Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Theo Vụ Thị trường trong nước, tính đến 12h sáng nay (11/9), các địa phương đã kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hoá đến các vùng bị chia cắt do bão lũ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong phiên giao dịch hôm qua (10/9).
Hà Nội: Siêu thị liên tục

Hà Nội: Siêu thị liên tục 'vào hàng', đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng cao của người dân

Liên tục vào hàng tại kho và trên quầy kệ, các siêu thị đã đáp ứng sức mua thực phẩm của người dân Thủ đô trước lo ngại tác động hoàn lưu sau bão số 3.
Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân Thủ đô.
Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng cường vận chuyển rau củ từ Nam ra Bắc để phục vụ người dân, đặc biệt là những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động