Hội nghị G-20 liệu có tháo được ngòi nổ cuộc chiến tiền tệ? - Ảnh: Reuters.
Mặc dù có rất nhiều bên tham dự Hội nghị G-20, nhưng trung tâm tranh luận sẽ chỉ xoay quanh Mỹ và Trung Quốc
Mặc dù có rất nhiều quốc gia tham dự Hội nghị G-20, nhưng trung tâm tranh luận sẽ xoay quanh G-2 gồm Mỹ và Trung Quốc và cuộc vật lộn giữa hai cường quốc kinh tế này, tờ Washington Post nhận định.
Hôm qua, lãnh đạo của các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tại Hàn Quốc với nỗ lực hoá giải nguy cơ chiến tranh tiền tệ đang đe doạ phục hồi kinh tế toàn cầu.
Nguy cơ về một cuộc chiến tranh tiền tệ đang phủ bóng đen u ám lên nền kinh tế thế giới vốn đang phục hồi rất mong manh và thiếu ổn định. Một số quốc gia phương Tây cáo buộc những nền kinh tế mới nổi, đang trỗi dậy đã duy trì chính sách đồng nội tệ yếu nhằm giữ lợi thế về xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, hội nghị này sẽ là cuộc tranh luận giữa hai nước Mỹ, Trung Quốc. Washington cáo buộc Bắc Kinh ấn định giá trị thực của đồng Nhân dân tệ quá thấp so với đồng USD và đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng Mỹ luôn là nước nhập siêu trong buôn bán với Trung Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và EU đối với chính sách tiền tệ của nước này. Trung Quốc cho rằng họ luôn thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và từ tháng 6 tới nay đã áp dụng các biện pháp để đồng nhân dân tệ tăng giá 2,3% so với đồng USD.
Hôm qua, Trung Quốc đã cho phép đồng Nhân dân tệ tiến lên mức kỷ lục mới so với đồng USD. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được thiết lập giảm từ 6,6450 Nhân dân tệ/USD xuống 6,6242 Nhân dân tệ/USD. Đồng USD được phép dao động trong biên độ +/-0.5%.
Cùng ngày, Cơ quan Thống kê Trung Quốc thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng tới 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao nhất trong 25 tháng, vượt dự báo 4% của giới phân tích. Điều này có thể làm gia tăng mối quan ngại rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo nghiên cứu của Deutsche Bank, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn để ngăn chặn đà leo thang của lạm phát trong các quý tới. Ông Jun Ma, chuyên gia kinh tế hàng đầu về Trung Quốc của Deutsche, dự báo lạm phát giá tiêu dùng của nước này sẽ chạm 4,5% vào tháng 11 và có thể tiến lên 5% vào cuối quý 2 năm 2011.
Ông Jun Ma cho biết, Trung Quốc sẽ lựa chọn biện pháp tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng giá NDT nhanh hơn; cũng như giữ nguyên giá điện, khí đốt, vận tải và phí dịch vụ công cộng khác. Ông Jun Ma cho biết: “Theo chúng tôi, lạm phát là chủ đề quan trọng nhất trong những tháng tới”.
Giá thực phẩm leo thang mạnh là nguyên nhân khiến CPI tháng 10 bỏ xa mức 3,6% trong tháng 9. Theo các số liệu được công bố cùng lúc, chỉ số giá sản xuất - PPI tháng 10 tăng 5%, cao hơn dự báo tăng 4,6% và mức 4,3% trong tháng 9. Doanh số bán lẻ tháng 10 tăng tới 18,6%, vượt dự báo của giới phân tích.
Sản lượng công nghiệp tháng 10 tăng 13,1%, thấp hơn dự báo 13,4%. Đầu tư tài sản cố định 10 tháng đầu năm tăng 24,4%, trong khi giá trị các khoản vay mới giảm xuống 587,7 tỷ Nhân dân tệ. Trước đó, do áp lực tăng giá, ngày 10/11, Trung Quốc đã yêu cầu một số ngân hàng lớn tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5%.
Có thể nhận định của tờ Washington Post là đúng, nhưng thực tế vài ngày nay cho thấy, một vấn đề khác cũng nóng không kém là những chỉ trích của thế giới đối với Mỹ sau quyết định tuần trước của Cục Dự trữ Liên bang (FED) nước này về bơm thêm 600 tỷ USD vào nền kinh tế.
Mỹ không bao giờ cố tình làm suy yếu đồng nội tệ để hưởng lợi thế cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner cố gắng thanh minh sau khi Cựu chủ tịch FED Alan Greenspan lên tiếng chỉ trích Mỹ đang theo đuổi chính sách làm yếu đồng USD.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ làm yếu đồng USD để hưởng lợi thế cạnh tranh hay tăng trưởng kinh tế. Đây không phải là một chiến lược hiệu quả”, ông Geithner nói. Theo ông, trong suốt 2 năm rưỡi qua, do những lo lắng về khủng hoảng toàn cầu, nhà đầu tư đã đua nhau đổ tiền vào các tài sản an toàn và đồng USD đã tăng giá mạnh trong giai đoạn này.
"Nhưng khi thế giới lấy lại được niềm tin, một số kênh đầu tư an toàn không còn được chuộng như trước và đây là xu hướng chủ đạo hiện nay", Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho hay.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi thư tới 20 nhà lãnh đạo các nền kinh tế phát triển và mới nổi, khẳng định, triển vọng kinh tế thế giới gắn liền với Mỹ và các nước cần phải hợp tác cùng nhau để bảo đảm sự khôi phục kinh tế toàn cầu.
Theo ông Obama, Mỹ sẽ nỗ lực nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và giữ ổn định các thị trường thế giới. Đóng góp quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm hướng tới mục tiêu này là thúc đẩy sự khôi phục kinh tế trong nước bằng cách tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo báo cáo của tổ chức Conference Board, một tổ chức kinh tế phi lợi nhuận có uy tín, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong vòng hai năm nữa. Báo cáo có thể làm giật mình nhiều người, vì nếu xét về tổng sản phẩm quốc nội, Trung Quốc còn thua Mỹ một khoảng rất xa.
Hiện nay GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gần đạt 5.000 tỷ USD, trong khi tại Mỹ, con số này là 15.000 tỷ USD. Tuy nhiên, thực ra GDP chỉ là một trong số những công cụ để đo sức mạnh của một nền kinh tế.
Conference Board tính toán dựa trên một công cụ khác là sức mua tương đương - PPP. PPP so sánh các nền kinh tế thông qua sức mua, được điều chỉnh dựa trên giá cả tại từng nơi. Đây là thước đo thường được các chuyên gia kinh tế hàng đầu sử dụng khi họ muốn nhìn nền kinh tế trên một khía cạnh khác.
Nếu tính trên PPP, sức mua của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2012 và đến 2020, Trung Quốc chiếm 24,1% sức mua sản lượng toàn cầu, trong khi Mỹ chỉ chiếm 14,8%. Còn nếu quay lại với cách tính toán bằng GDP, Trung Quốc sẽ mất hơn một thập kỷ mới đuổi kịp Mỹ.
Dự báo cho 2011 của Conference Board cho rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng 9,6%, so với mức 10% của 2010. Còn GDP của Mỹ chỉ đạt tăng trưởng 1,2% vào năm sau, so với 2,6% của năm nay.
Hôm qua, tổ chức Moody’s đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc từ A1 lên xếp hạng cao thứ tư Aa3 và cho biết sẽ duy trì triển vọng tích cực đối với nợ của quốc gia này. Lý do, theo Moody’s, là sự linh động của nền kinh tế Trung Quốc trong suốt cuộc khủng hoảng toàn cầu và kỳ vọng tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
Theo Moody’s, Trung Quốc có khả năng kiểm soát và hạn chế thua lỗ từ sự bùng nổ tín dụng. Moody’s cho biết đánh giá của hãng còn dựa trên kỳ vọng rằng các vấn đề tiền tệ và thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể được giải quyết trên tinh thần xây dựng. Bên cạnh đó, Moody’s cũng nâng bậc tín nhiệm của Hồng Kông từ Aa2 lên Aa1.
Hôm qua, lãnh đạo của các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tại Hàn Quốc với nỗ lực hoá giải nguy cơ chiến tranh tiền tệ đang đe doạ phục hồi kinh tế toàn cầu.
Nguy cơ về một cuộc chiến tranh tiền tệ đang phủ bóng đen u ám lên nền kinh tế thế giới vốn đang phục hồi rất mong manh và thiếu ổn định. Một số quốc gia phương Tây cáo buộc những nền kinh tế mới nổi, đang trỗi dậy đã duy trì chính sách đồng nội tệ yếu nhằm giữ lợi thế về xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, hội nghị này sẽ là cuộc tranh luận giữa hai nước Mỹ, Trung Quốc. Washington cáo buộc Bắc Kinh ấn định giá trị thực của đồng Nhân dân tệ quá thấp so với đồng USD và đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng Mỹ luôn là nước nhập siêu trong buôn bán với Trung Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và EU đối với chính sách tiền tệ của nước này. Trung Quốc cho rằng họ luôn thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và từ tháng 6 tới nay đã áp dụng các biện pháp để đồng nhân dân tệ tăng giá 2,3% so với đồng USD.
Hôm qua, Trung Quốc đã cho phép đồng Nhân dân tệ tiến lên mức kỷ lục mới so với đồng USD. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được thiết lập giảm từ 6,6450 Nhân dân tệ/USD xuống 6,6242 Nhân dân tệ/USD. Đồng USD được phép dao động trong biên độ +/-0.5%.
Cùng ngày, Cơ quan Thống kê Trung Quốc thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng tới 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao nhất trong 25 tháng, vượt dự báo 4% của giới phân tích. Điều này có thể làm gia tăng mối quan ngại rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo nghiên cứu của Deutsche Bank, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn để ngăn chặn đà leo thang của lạm phát trong các quý tới. Ông Jun Ma, chuyên gia kinh tế hàng đầu về Trung Quốc của Deutsche, dự báo lạm phát giá tiêu dùng của nước này sẽ chạm 4,5% vào tháng 11 và có thể tiến lên 5% vào cuối quý 2 năm 2011.
Ông Jun Ma cho biết, Trung Quốc sẽ lựa chọn biện pháp tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng giá NDT nhanh hơn; cũng như giữ nguyên giá điện, khí đốt, vận tải và phí dịch vụ công cộng khác. Ông Jun Ma cho biết: “Theo chúng tôi, lạm phát là chủ đề quan trọng nhất trong những tháng tới”.
Giá thực phẩm leo thang mạnh là nguyên nhân khiến CPI tháng 10 bỏ xa mức 3,6% trong tháng 9. Theo các số liệu được công bố cùng lúc, chỉ số giá sản xuất - PPI tháng 10 tăng 5%, cao hơn dự báo tăng 4,6% và mức 4,3% trong tháng 9. Doanh số bán lẻ tháng 10 tăng tới 18,6%, vượt dự báo của giới phân tích.
Sản lượng công nghiệp tháng 10 tăng 13,1%, thấp hơn dự báo 13,4%. Đầu tư tài sản cố định 10 tháng đầu năm tăng 24,4%, trong khi giá trị các khoản vay mới giảm xuống 587,7 tỷ Nhân dân tệ. Trước đó, do áp lực tăng giá, ngày 10/11, Trung Quốc đã yêu cầu một số ngân hàng lớn tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5%.
Có thể nhận định của tờ Washington Post là đúng, nhưng thực tế vài ngày nay cho thấy, một vấn đề khác cũng nóng không kém là những chỉ trích của thế giới đối với Mỹ sau quyết định tuần trước của Cục Dự trữ Liên bang (FED) nước này về bơm thêm 600 tỷ USD vào nền kinh tế.
Mỹ không bao giờ cố tình làm suy yếu đồng nội tệ để hưởng lợi thế cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner cố gắng thanh minh sau khi Cựu chủ tịch FED Alan Greenspan lên tiếng chỉ trích Mỹ đang theo đuổi chính sách làm yếu đồng USD.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ làm yếu đồng USD để hưởng lợi thế cạnh tranh hay tăng trưởng kinh tế. Đây không phải là một chiến lược hiệu quả”, ông Geithner nói. Theo ông, trong suốt 2 năm rưỡi qua, do những lo lắng về khủng hoảng toàn cầu, nhà đầu tư đã đua nhau đổ tiền vào các tài sản an toàn và đồng USD đã tăng giá mạnh trong giai đoạn này.
"Nhưng khi thế giới lấy lại được niềm tin, một số kênh đầu tư an toàn không còn được chuộng như trước và đây là xu hướng chủ đạo hiện nay", Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho hay.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi thư tới 20 nhà lãnh đạo các nền kinh tế phát triển và mới nổi, khẳng định, triển vọng kinh tế thế giới gắn liền với Mỹ và các nước cần phải hợp tác cùng nhau để bảo đảm sự khôi phục kinh tế toàn cầu.
Theo ông Obama, Mỹ sẽ nỗ lực nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và giữ ổn định các thị trường thế giới. Đóng góp quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm hướng tới mục tiêu này là thúc đẩy sự khôi phục kinh tế trong nước bằng cách tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo báo cáo của tổ chức Conference Board, một tổ chức kinh tế phi lợi nhuận có uy tín, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong vòng hai năm nữa. Báo cáo có thể làm giật mình nhiều người, vì nếu xét về tổng sản phẩm quốc nội, Trung Quốc còn thua Mỹ một khoảng rất xa.
Hiện nay GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gần đạt 5.000 tỷ USD, trong khi tại Mỹ, con số này là 15.000 tỷ USD. Tuy nhiên, thực ra GDP chỉ là một trong số những công cụ để đo sức mạnh của một nền kinh tế.
Conference Board tính toán dựa trên một công cụ khác là sức mua tương đương - PPP. PPP so sánh các nền kinh tế thông qua sức mua, được điều chỉnh dựa trên giá cả tại từng nơi. Đây là thước đo thường được các chuyên gia kinh tế hàng đầu sử dụng khi họ muốn nhìn nền kinh tế trên một khía cạnh khác.
Nếu tính trên PPP, sức mua của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2012 và đến 2020, Trung Quốc chiếm 24,1% sức mua sản lượng toàn cầu, trong khi Mỹ chỉ chiếm 14,8%. Còn nếu quay lại với cách tính toán bằng GDP, Trung Quốc sẽ mất hơn một thập kỷ mới đuổi kịp Mỹ.
Dự báo cho 2011 của Conference Board cho rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng 9,6%, so với mức 10% của 2010. Còn GDP của Mỹ chỉ đạt tăng trưởng 1,2% vào năm sau, so với 2,6% của năm nay.
Hôm qua, tổ chức Moody’s đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc từ A1 lên xếp hạng cao thứ tư Aa3 và cho biết sẽ duy trì triển vọng tích cực đối với nợ của quốc gia này. Lý do, theo Moody’s, là sự linh động của nền kinh tế Trung Quốc trong suốt cuộc khủng hoảng toàn cầu và kỳ vọng tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
Theo Moody’s, Trung Quốc có khả năng kiểm soát và hạn chế thua lỗ từ sự bùng nổ tín dụng. Moody’s cho biết đánh giá của hãng còn dựa trên kỳ vọng rằng các vấn đề tiền tệ và thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể được giải quyết trên tinh thần xây dựng. Bên cạnh đó, Moody’s cũng nâng bậc tín nhiệm của Hồng Kông từ Aa2 lên Aa1.
Theo VnEconomy