Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dầu khí

Kỳ 3: Quản lý nhà nước về dầu khí phù hợp với tình hình mới

PV

PV

Xu hướng chuyển dịch năng lượng, giá dầu biến động, tài nguyên dầu khí ngày càng hạn chế (chủ yếu tập trung ở khu vực nước sâu xa bờ, cần vốn đầu tư lớn, rủi ro cao)… là các yếu tố chính khiến các quốc gia trên thế giới điều chỉnh mô hình quản lý nhà nước về dầu khí theo hướng linh hoạt, gia tăng các cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đánh giá: “Quy định pháp luật của ngành năng lượng nói chung và từng phân ngành nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất, chưa bảo đảm tính tương thích với pháp luật quốc tế. Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa thúc đẩy việc xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh. Chính sách về đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên năng lượng còn thiếu, chưa đồng bộ”.

Kỳ 3: Quản lý nhà nước về dầu khí phù hợp với tình hình mới
PVN đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2009 - 2020

Để thực hiện nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao “Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên…” (Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020), các chuyên gia cho rằng cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành Dầu khí. Trong đó, phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng sản xuất kinh doanh; tách bạch các trách nhiệm xã hội với nhiệm vụ bảo toàn vốn, phát triển doanh nghiệp. Luật Dầu khí cần điều chỉnh áp dụng cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí và cho phép áp dụng Luật Dầu khí trong trường hợp có sự chưa thống nhất với các luật khác nhằm hạn chế tối đa các vướng mắc do phải áp dụng các luật khác nhau.

Trên cơ sở phân tích mô hình quản lý của các quốc gia trên thế giới, chuyên gia Đoàn Văn Thuần - Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét các các thay đổi/điều chỉnh trong thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí trong Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt các quy trình có ảnh hưởng lớn đến quyền “sở hữu nhà nước đối với tài nguyên dầu khí” như phê duyệt dự thảo Hợp đồng dầu khí; chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong Hợp đồng dầu khí; chấm dứt Hợp đồng dầu khí.

Để tăng tính chủ động trong quá trình triển khai và phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế, Thủ tướng Chính phủ xem xét trao quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí (Bộ Công Thương) hoặc công ty dầu khí quốc gia (PVN) phê duyệt: Danh mục các lô dầu khí; kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu; chuyển đổi cam kết công việc; giữ lại diện tích, kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí; hoàn trả diện tích tìm kiếm thăm dò; mở rộng phạm vi hợp đồng trong trường hợp phát hiện thương mại vượt ra ngoài ranh giới phạm vi hợp đồng đó; báo cáo trữ lượng dầu khí; FDP/FDP điều chỉnh.

Kỳ 3: Quản lý nhà nước về dầu khí phù hợp với tình hình mới
Thử vỉa tại giếng CT-6X, mỏ Cá Tầm, bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam. Ảnh Phan Ngọc Trung

Đối với lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, VPI cho rằng đây là hoạt động rủi ro cao do chủ yếu được thực hiện ở khu vực nước sâu xa bờ (vài km dưới đáy biển), chi phí lớn, điều kiện thi công khó khăn. Trên thế giới, xác suất thành công của các giếng khoan thăm dò ngoài khơi trung bình chỉ khoảng 10 - 20%. Tuy nhiên, chỉ có tìm kiếm thăm dò mới có thể gia tăng được trữ lượng, đây là cơ sở để có các bước tiếp theo là phát triển mỏ và khai thác dầu khí.

Trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng, giá dầu biến động, tài nguyên dầu khí ngày càng hạn chế, VPI đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức hợp đồng dầu khí (ngoài PSC), gia tăng các cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Các cơ chế, chính sách theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và nước chủ nhà trong các điều kiện mới cần được khẩn trương xem xét, nghiên cứu áp dụng.

Từ khi thành lập đến cuối năm 2020, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã khai thác được trên 420 triệu tấn dầu thô, 160 tỷ m3 khí, sản xuất 200 tỷ kWh điện, 70 triệu tấn xăng dầu và 20 triệu tấn phân bón (urea), là trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước và là tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác.
PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Phá chuyên án khủng, thu giữ hơn 6.000 điện thoại Iphone, Samsung giả

Hà Tĩnh: Phá chuyên án khủng, thu giữ hơn 6.000 điện thoại Iphone, Samsung giả

Kết quả xác minh của huyện Hoài Đức về vụ sữa Núi Tản Ba Vì

Kết quả xác minh của huyện Hoài Đức về vụ sữa Núi Tản Ba Vì

Vũng Tàu: Chủ quán ốc Tự Nhiên 2 bị phạt hơn 300 triệu đồng vì xả thải ra môi trường

Vũng Tàu: Chủ quán ốc Tự Nhiên 2 bị phạt hơn 300 triệu đồng vì xả thải ra môi trường

4 doanh nghiệp ở Nghệ An bị cưỡng chế hóa đơn vì nợ thuế hàng tỷ đồng

4 doanh nghiệp ở Nghệ An bị cưỡng chế hóa đơn vì nợ thuế hàng tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: Bắt giữ đối tượng giả danh nhà sư lừa đảo tiền quyên góp từ thiện

Thừa Thiên Huế: Bắt giữ đối tượng giả danh nhà sư lừa đảo tiền quyên góp từ thiện

Thái Bình: Tạm giữ thêm Phó Tổng Biên tập cùng 2 phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Thái Bình: Tạm giữ thêm Phó Tổng Biên tập cùng 2 phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Công ty Savin Việt Nam bị phạt 45 triệu đồng do vi phạm môi trường

Công ty Savin Việt Nam bị phạt 45 triệu đồng do vi phạm môi trường

Vụ trúng đấu giá mỏ khoáng sản cao bất thường ở Thanh Hóa: Giao công an xác minh làm rõ

Vụ trúng đấu giá mỏ khoáng sản cao bất thường ở Thanh Hóa: Giao công an xác minh làm rõ

Lào Cai: Triệt phá đường dây ma túy do ‘nữ quái Vân Tính’ cầm đầu

Lào Cai: Triệt phá đường dây ma túy do ‘nữ quái Vân Tính’ cầm đầu

Đà Nẵng: Mượn danh kinh doanh vàng, ‘nữ quái’ chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Đà Nẵng: Mượn danh kinh doanh vàng, ‘nữ quái’ chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Trương Mỹ Lan ‘ép’ chồng tiêu tiền, chỉ đạo vận chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài

Trương Mỹ Lan ‘ép’ chồng tiêu tiền, chỉ đạo vận chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài

Yên Bái: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với Hợp tác xã khai thác khoáng sản Vũ Toàn

Yên Bái: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với Hợp tác xã khai thác khoáng sản Vũ Toàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều người bị lừa mất tiền vì tin ‘công an dỏm’

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều người bị lừa mất tiền vì tin ‘công an dỏm’

Lai Châu: Công an xã Tà Mung thu hồi 9 súng kíp, 1 súng hơi tự chế

Lai Châu: Công an xã Tà Mung thu hồi 9 súng kíp, 1 súng hơi tự chế

Hoãn xét xử cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông vụ sụt lún Khu công nghiệp Nhân Cơ

Hoãn xét xử cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông vụ sụt lún Khu công nghiệp Nhân Cơ

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu đang hút cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu đang hút cát trái phép trên sông Hồng

Khởi tố bổ sung vụ án Công ty TNHH điện gió Quang Minh Đắk Nông vi phạm quy định về xây dựng

Khởi tố bổ sung vụ án Công ty TNHH điện gió Quang Minh Đắk Nông vi phạm quy định về xây dựng

Công ty cổ phần điện mặt trời Trường Thành - Bình Thuận bị cưỡng chế thuế hơn 15 tỷ đồng

Công ty cổ phần điện mặt trời Trường Thành - Bình Thuận bị cưỡng chế thuế hơn 15 tỷ đồng

Đà Nẵng: Một xã của huyện Hòa Vang còn nhiều tồn tại trong thu chi ngân sách

Đà Nẵng: Một xã của huyện Hòa Vang còn nhiều tồn tại trong thu chi ngân sách

Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được giảm án?

Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được giảm án?

Xem thêm