Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 11:44

Ký ghi nhớ hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn

Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP. Hồ Chí Minh (HSIA) và Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn Hàn Quốc (KSIA) vừa ký kết Bản ghi nhớ hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. 

Ký kết ghi nhớ hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn giữa HSIA và KSIA

Theo đó, HSIA, KSIA và Sở Thông tin và Truyền thông TP.Hồ Chí Minh đã cùng thống nhất thực hiện hợp tác, trao đổi thông tin giữa các bên về đào tạo khoa học công nghệ, thị trường, xúc tiến đầu tư vào TP.Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn thông qua việc tổ chức những hội nghị, hội thảo, triển lãm thương mại, các chương trình đào tạo cũng như các hoạt động khác tại TP.Hồ Chí Minh và trên thế giới; Khuyến khích và tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh giữa các công ty, đơn vị thành viên trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phân phối và dịch vụ…

Năm 2013, UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố giai đoạn 2013-2020”. Chương trình được triển khai bao gồm 10 đề án/dự án nhánh như đào tạo thiết kế vi mạch; Ươm tạo DN công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng; Phát triển thị trường vi mạch; Xây dựng nhà máy sản xuất chip; Xây dựng nhà thiết kế (Design House); Phát triển sản phẩm đầu cuối sử dụng vi mạch Việt… Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai, nhiều sản phẩm ứng dụng chip Việt đã được thương mại hóa thành công như chip vi điều khiển SG8V1, KT DE- 8V1, khóa container, thiết bị giám sát hành trình, điện kế điện tử, modem thu thập dữ liệu điện...

Ông Nam Ki-Man, Phó Chủ tịch - Giám đốc điều hành Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn Hàn Quốc (KSIA), cho biết KSIA đến nay đã có hơn 260 công ty hội viên và hoạt động như một trung gian kết nối giữa Chính phủ, ngành công nghiệp, viện nghiên cứu và trường ĐH nhằm thúc đẩy việc đầu tư, phát triển cho ngành vi mạch bán dẫn của Hàn Quốc.

Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn đang dẫn đầu các ngành sản xuất xuất khẩu tại Hàn Quốc trong 10 năm vừa qua. Điều này được thể hiện qua con số doanh thu đã tăng từ 40 triệu USD năm 1990 lên 63 tỷ USD vào năm 2015. Hiện nay Hàn Quốc cũng đang xếp thứ 2 trong thị trường bán dẫn toàn cầu với 16,5% thị phần (sau Mỹ). Đặc biệt, ở các sản phẩm bộ nhớ, Hàn Quốc đang duy trì vị trí số 1 với hơn 50% thị phần.

Việc ký kết hợp tác phát triển giữa KSIA và HSIA sẽ giúp cho hai bên cùng chia sẻ thông tin, hợp tác thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh doanh giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại TP. Hồ Chí Minh. Qua đó sẽ là một cơ hội lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch của thành phố hướng đến mục tiêu phát triển con chip thương hiệu Việt.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP