Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 15:43

Ký kết hợp tác đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Ngày 16/9, diễn ra lễ ký Hợp đồng thuê đất giữa Công ty TNHH Thương mại sản xuất và phát triển công nghệ THT và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển N&G.

Ông Nguyễn Tiến Thưởng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất và phát triển công nghệ THT (Công ty THT) - đơn vị thực hiện dự án- cho biết, bước đầu sẽ triển khai tổ hợp nhà máy với diện tích gần 10.000 m2 và xây dựng 9.000 m2 nhà xưởng với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) để sản xuất các sản phẩm với độ chính xác cao đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... như bu lông, đai ốc, ốc vít, lò xo và các linh kiện phụ trợ cho các ngành công nghiệp ứng dụng trong lĩnh vực ô tô, xe máy, đồ gia dụng, nột thất.

Lễ ký hợp đồng thuê đất đầu xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện công nghiệp hỗ trợ

Nhà máy cùng với những máy móc thiết bị hiện đại có mức độ tự động hóa cao và dây chuyền khép kín sẽ được xây dựng theo hướng hiện đại, phù hợp với chuỗi sản xuất Nhật Bản và 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc mà HANSSIP đang hướng đến.

Sau lễ ký hợp đồng thuê đất, Công ty THT cũng đã thực hiện việc ký biên bản ghi nhớ về việc tư vấn đầu tư, kết nối chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại HANSSIP với Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (VI-JA CID Co., LTD).

Theo đó, Công ty THT cùng các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội HANSIBA sẽ được Công ty VI-JA hỗ trợ, tư vấn các nội dung liên quan tới việc nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đáp ứng các tiêu chí về chứng chỉ sản xuất, hướng đến việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ứng dụng trong lĩnh vực máy công nghiệp, robot, hàng không vũ trụ.

Ủy thác chứng chỉ sản xuất Nhật Bản và toàn cầu, đào tạo công nhân và kỹ thuật tay nghề cao, áp dụng quy trình sản xuất – quản lý Nhật Bản, định vị sản phẩm và kết nối đầu vào – đầu ra cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội và Việt Nam đủ điều kiện sản xuất chiếm lĩnh thị phần bỏ ngỏ rất lớn trong nước và dần tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.

Theo Tổng giám đốc Công ty tư vấn Onaga (Nhật Bản) Ishida Takayuki, việc các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và quốc tế, trong đó có Công ty THT tìm đến HANSSIP để đầu tư, xây dựng nhà máy trong thời gian qua có ý nghĩa thiết thực để hình thành chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tham gia chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil