Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lại lo nợ xấu tăng

Nguy cơ nợ xấu đang tăng trong khi chợ mua bán nợ vẫn èo uột
Ngành ngân hàng thúc đẩy cơ cấu lại hệ thống và xử lý nợ xấu Thị trường mua bán nợ xấu: Còn sơ khai, vướng pháp lý

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại tích cực đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp là bất động sản - từ nhà ở, căn hộ, nhà xưởng đến đất thương mại dịch vụ, đất trồng cây lâu năm… - của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhưng không có khả năng trả. Các ngân hàng cũng rao bán nhiều khoản nợ có tài sản thế chấp là bất động sản các loại.

Ồ ạt rao bán nợ, tài sản thế chấp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ (bán gộp, không bán lẻ) gồm toàn bộ dư nợ gốc và lãi, phí của các khách hàng: Công ty TNHH Thanh Trang, Công ty TNHH MTV Nước giải khát Việt Trang và Công ty TNHH MTV Hoàng Lan tại BIDV Thừa Thiên - Huế. Giá khởi điểm khoản nợ gồm cả gốc, lãi, phí là hơn 186 tỉ đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ là một loạt quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công trình xây dựng cấp cho các DN này ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

BIDV Chi nhánh 3 Tháng 2 đang lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty CP Kim khí Long An với tài sản thế chấp là toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ở quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, TP HCM; quyền sở hữu nhà ở tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai… Giá khởi điểm của khoản nợ này là hơn 161 tỉ đồng.

NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng rao bán loạt tài sản bảo đảm là bất động sản ở TP HCM và nhiều tỉnh, thành khác để xử lý, thu hồi nợ. Để xử lý nợ xấu, bên cạnh việc đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp, các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB, ACB… cũng tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, với tỉ lệ bao phủ nợ xấu lên trên 100%.

Lại lo nợ xấu tăng - Ảnh 1.
Thị trường bất động sản khó khăn, nhiều dự án bị đình trệ do vướng pháp lý là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Cùng với nỗ lực xử lý nợ của các ngân hàng thương mại, sàn giao dịch nợ của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng đang rao bán nhiều khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản.

Dù vậy, việc rao bán khoản nợ, tài sản thế chấp thời gian này không hề đơn giản. Nhiều khoản nợ được rao bán nhiều lần, thậm chí hạ giá, vẫn chưa tìm được chủ mới. Chẳng hạn, NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh Bắc Phú Thọ thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Giấy BBP tới lần thứ 17 với dư nợ gốc, lãi, phí tạm tính hơn 389 tỉ đồng và tài sản bảo đảm là toàn bộ nhà xưởng, máy móc, thiết bị… song vẫn không thành công.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn, thanh khoản kém và nhu cầu giao dịch trầm lắng như hiện tại, việc xử lý nợ xấu sẽ không dễ dàng.

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng năm 2023 của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy các khoản vay được tái cơ cấu do dịch COVID-19 sau khi hết hạn đã hồi phục tương đối tốt trong 9 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng đã yếu đi từ quý IV/2022 do những thời điểm gián đoạn về nguồn cung tín dụng và mặt bằng lãi suất cho vay cao hơn.

Ông Nguyễn Tùng Anh, Trưởng Phòng Phân tích tín dụng và Dịch vụ tài chính xanh - FiinRatings, cho rằng dư nợ tín dụng BĐS tăng cao trong mấy năm qua (riêng năm 2022 tăng 24,27% so với cuối năm 2021 và chiếm tỉ trọng lớn 21,2% trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế) đã tạo ra những quan ngại cho rủi ro an toàn hệ thống và vi phạm chéo về nghĩa vụ nơ,̣ dẫn đến nợ xấu gia tăng.

Đồng bộ giải pháp xử lý nợ xấu

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận việc nợ xấu gia tăng trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn và phần lớn khoản vay có tài sản thế chấp là BĐS là điều khó tránh khỏi.

Theo ông Hiếu, qua 3 năm khó khăn do dịch COVID-19, rất nhiều DN được khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ… Nhưng hiện tại, chính sách này đã hết và các ngân hàng phải hạch toán đúng, đủ tình trạng nợ của khách hàng. Hiện nay, không ít DN chưa phục hồi được và có thể đang ở dạng "nợ xấu dưới gầm bàn" nên cần giải pháp mang tính phục hồi và có kế hoạch bài bản để giảm nợ xấu.

"Nếu thị trường bất động sản phục hồi sẽ góp phần hạn chế nợ xấu nhưng quan trọng là phải có thị trường mua bán nợ để thu hút nhiều thành phần tham gia, bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có những khoản nợ khó thu hồi có thể phải chiết khấu tới 80%-90%. Nếu có sàn giao dịch mua bán nợ thông thoáng, chuyển nhượng tài sản thế chấp là bất động sản đơn giản sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia" - TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.

Thực tế, "chợ" mua bán nợ tại Việt Nam đã có từ hơn 1 năm nay nhưng chưa như kỳ vọng. Cụ thể, sàn giao dịch nợ VAMC đã hoạt động từ tháng 10-2021 nhưng thông tin từ công ty này cho biết lũy kế tính đến hết năm 2022 mới có gần 160 thành viên đăng ký, ký hợp đồng nguyên tắc với 18 khách hàng là tổ chức tín dụng và các đơn vị thành viên. Tổng giá trị các khoản nợ trên sàn khoảng 38.000 tỉ đồng và VAMC đã thực hiện thành công hợp đồng tư vấn cùng khách hàng với tổng giá trị khoản nợ, tài sản bảo đảm gần 340 tỉ đồng… Hiện tại, sàn giao dịch nợ đang chuẩn bị ký các hợp đồng môi giới và tư vấn với khách hàng.

Tuy vậy, các chuyên gia nhìn nhận giá trị giao dịch thành công của sàn giao dịch nợ VAMC là quá khiêm tốn so với nhu cầu thị trường. TS Nguyễn Quốc Anh (Trường ĐH Kinh tế TP HCM) đánh giá sàn giao dịch nợ VAMC ra đời với nhiều kỳ vọng nhưng đến nay vẫn chủ yếu làm dịch vụ tư vấn, còn việc trực tiếp xử lý nợ còn hạn chế. "Hàng hóa" trên sàn này còn khá nghèo nàn, chủ yếu là các khoản nợ nhóm 3 trở đi và chất lượng nợ cũng tốt. Sàn này gần như không có các khoản nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản vì rất khó xử lý, bởi mua rồi bán cho ai. Trong khi đó, ở nước ngoài, các sàn giao dịch nợ mua bán tất cả khoản nợ tốt và xấu.

"Thị trường mua bán nợ vẫn đang thiếu vắng người tham gia, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, trong khi đây mới là những đối tượng có nguồn lực tài chính, chuyên nghiệp và thúc đẩy thị trường nợ thứ cấp phát triển. Muốn vậy, cần tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho BĐS để thu hút nhiều thành phần nhà đầu tư tham gia. Có thể nghiên cứu mở rộng các khoản nợ, bao gồm cả nợ tốt, đưa lên sàn giao dịch để thu hút, tạo thói quen giao dịch nợ" - TS Nguyễn Quốc Anh đề xuất.

Cần có giải pháp cho bất động sản

Tại cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ ngành NH năm 2023, lãnh đạo NH Nhà nước lưu ý về nguy cơ năm nay nợ xấu tăng, trong bối cảnh các DN đã không còn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ như giai đoạn dịch COVID-19.

Chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Hữu Huân nhận định nguy cơ nợ xấu tăng là đáng ngại. "Phải có giải pháp cho thị trường bất động sản nếu muốn xử lý nợ xấu. Bởi hiện tại, các ngân hàng đẩy mạnh phát mại tài sản nhưng thanh khoản kém, không có giao dịch thì cũng rất khó. Khoảng 90% tài sản bảo đảm của ngân hàng là bất động sản, nếu thị trường này khó khăn kéo dài sẽ "vạ lây" cho ngân hàng và nợ xấu tăng khó tránh" - TS Nguyễn Hữu Huân nhìn nhận.

nld.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Sau bầu cử Tổng thống Mỹ, vàng được dự đoán sẽ biến động mang tính trung và dài hạn, chứ không phải ngắn hạn. Còn chứng khoán vẫn khó kiếm tiền.
Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Chính sách bảo hiểm tiền gửi là sự kỳ vọng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới.
Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Việt Nam tiếp tục đảm bảo các cân đối lớn, thặng dư thương mại trước bối cảnh tỷ giá đang có những diễn biến tăng trở lại.
Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sử dụng song song 2 công cụ tín phiếu và OMO để đạt “mục tiêu kép” vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống, vừa giảm sức ép lên tỷ giá.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngày 05/11, SHB đã công bố Nghị quyết thông qua việc bán/chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho đối tác.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng  BIDV được vinh danh

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính trao cho đại diện BIDV trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia".
Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành văn bản thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

PVcomBank, HDBank, MSB là những cái tên nổi bật trong cuộc đua huy động vốn lần này, với lãi suất tiết kiệm đặc biệt lên tới 9,5% cho kỳ hạn 13 tháng.
Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Chương trình The Moneyverse do BIDV tổ chức TS. Cấn Văn Lực có lý giải: “Chỉ có người đầu tư, gửi tiền mới thích lãi kép, còn những người đi vay không ai thích
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Các ngân hàng lớn, dẫn đầu hệ thống như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank... đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khẳng định vị thế và uy tín của mình góp phần đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền.
BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Đây là mùa thứ 6 BIDV phát động Giải chạy thiện nguyện online “Tết ấm cho người nghèo Xuân Ất Tỵ 2025” hơn 34 nghìn vận động viên đăng ký tham gia
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Bac A Bank dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá” trên toàn hệ thống
Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Sau khi chính thức chuyển giao bắt cuộc từ ngày 17/10, hai ngân hàng 0 đồng OceanBank và CB đã có nhiều động thái mới như: như kiện toàn bộ máy, tổ chức…
Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thay đổi một số quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.
9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2024.
Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ông Lại Hữu Phước - Phó Chánh Thanh tra, giám sát được Ngân hàng Nhà nước giao làm Quyền Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, từ ngày 1/11/2024.
Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các ngân hàng đang ngày càng 'nóng' hơn trong quý cuối cùng của năm 2024.
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính quý III, theo đó, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, cơ bản bám sát kế hoạch năm 2024.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Tại Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024, Techcombank khẳng định vị thế dẫn đầu với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ Thẻ trả góp Muadee by HDBank, trả góp từ 3 đến 4 tháng, 0 đồng trả trước và không lãi suất.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàngv SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.
Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Ngân hàng Nhà nước thông tin, hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được giải ngân theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân, doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động