Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:23

Lâm Đồng hướng đến trung tâm xuất khẩu hoa hàng đầu Đông Nam Á với kim ngạch 217 triệu USD/năm

Lâm Đồng mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực, nâng tỷ lệ hoa xuất khẩu từ 9,7% như hiện nay lên 30%.

Thị trường xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ thấp

Tổng kim ngạch xuất khẩu hoa tươi các loại của Lâm Đồng từ năm 2018-2022 đạt 287,6 triệu USD (năm 2018 đạt 48,8 triệu USD; năm 2019 đạt 49,1 triệu USD; năm 2020 đạt 58,7 triệu USD; năm 2021 đạt 57 triệu USD; năm 2022 đạt 74 triệu USD).

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, Lâm Đồng xuất khẩu hoa tươi các loại ước đạt 47,23 triệu USD (bằng 105,4% so với cùng kỳ).

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng, thị trường tiêu thụ hoa của tỉnh chủ yếu là nội tiêu chiếm 89,3%, tập trung tại các tỉnh thành lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Thị trường xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ thấp (từ 10-11% tổng sản lượng hoa hàng năm của tỉnh). Sản phẩm hoa xuất khẩu chủ yếu ở một số nước như Nhật Bản (59,3%), Úc (3,3%), Đài Loan (3,1%), Trung Quốc (1,6%), ngoài ra ở các nước như: Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Hà Lan, Philippin, Singapore, Pakistan, Nga, Campuchia ….

Thị trường tiêu thụ hoa của Lâm Đồng chủ yếu là nội tiêu. Ảnh: Thu Huyền

Trong tổng sản lượng hoa xuất khẩu: cúc đạt 24,9%, cẩm chướng 4%, hồng 2,4%, cát tường 1,2%; mặt hàng cây giống xuất khẩu chiếm 61,7%; còn lại là hoa lan, thủy tiên, lá trang trí và một số chủng loại hoa khác.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng nhìn nhận: Ngành sản xuất hoa Lâm Đồng chưa chủ động được nguồn giống tốt, đáp ứng được cả về tiêu chuẩn chất lượng và hình thức cho thị trường xuất khẩu, đây là một thách thức rất lớn. Một số loại đáp ứng nhu cầu thì lại vướng về vấn đề bản quyền, bảo hộ giống.

Cùng với đó, cơ sở vật chất và trình độ sản xuất của nông dân đã được nâng lên nhưng không đồng đều, không điều phối hợp lý giữa cung – cầu, làm giá cả sản phẩm hoa không ổn định. Khoa học công nghệ trong ngành hoa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất hoa trong tỉnh còn thiếu chuyên gia tư vấn kỹ thuật, thiếu hiểu biết về thị trường hoa quốc tế, chưa có kinh nghiệm trong quản lý, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chiến lược quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm …. đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm hoa cũng chỉ mới có thể đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường nội địa là chính.

Đặc biệt, ngành hoa nói chung và toàn ngành nói riêng chưa có một hệ thống quản lý, phân phối, logictis hiện đại, đồng bộ để hình thành nên chuỗi cung ứng sản phẩm hoa hiệu quả; phương thức bán ký gửi vẫn còn phổ biến; đa phần sản phẩm chưa đáp ứng được những hợp đồng xuất khẩu với những yêu cầu nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng (xuất khẩu mới chỉ đạt khoảng 10-11% tổng sản lượng) do chưa thực hiện tốt khâu liên kết trong sản xuất, đồng thời chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường quốc tế và các quy định liên quan…

Hướng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực

Trong chiến lược phát triển ngành hoa đến năm 2030, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực Đông Nam Á, sản xuất được 200 triệu cây giống/năm theo công nghệ nuôi cấy mô invitro, nâng tỷ lệ hoa xuất khẩu từ 9,7% như hiện nay lên 30%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 217 triệu USD/năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 400 loài hoa với hàng ngàn giống hoa. Diện tích hoa Lâm Đồng tăng nhanh từ 7.761,4 ha, sản lượng 2.428 triệu cành năm 2015, đến năm 2022 đạt 9.739,9 ha, sản lượng đạt 3.862 triệu cành.

Vùng sản xuất hoa tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt, đây là địa phương sản xuất hoa chủ lực của tỉnh, với trên 62,3% diện tích (6.070 ha) và 64,5% sản lượng (2.489,6 triệu cành); còn lại ở huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Cát Tiên.

Lâm Đồng đặt mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Thu Huyền

Tính đến tháng 3/2023 đã có 3.035 ha diện tích sản xuất hoa đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lâm Đồng xác định và quy hoạch 3 vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao với quy mô 388,22 ha, gồm 2 vùng (308 ha) tại thành phố Đà Lạt và 1 vùng (80,22) ha tại huyện Đức Trọng.

Ngoài sản phẩm hoa tươi, các kỹ nghệ ướp hoa và làm hoa khô đã và đang được hình thành tại Đà lạt, hàng năm tạo ra khoảng 23.000 sản phẩm hoa các loại. Các công nghệ này đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu hoa Đà Lạt và thúc đẩy ngành hoa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Định hướng phát triển bền vững ngành hoa tại Đà Lạt thời gian tới, ngành Nông nghiệp địa phương sẽ tiến hành cơ cấu lại nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng khu vực và năng lực sản xuất của người dân, doanh nghiệp, đồng thời, bố trí sử dụng hợp lý công nghệ nhà kính đảm bảo cảnh quan đô thị, nông thôn hướng đến hình thành các mô hình điểm về làng hoa xanh.

Cùng với đó, phấn đấu hiện đại hóa khâu sản xuất hoa thông qua nhập nội và sử dụng giống mới đạt trên 3.000 ha gieo trồng hàng năm (26% tổng diện tích canh tác hoa) với tỷ lệ diện tích hoa từ các giống mới có bản quyền đạt 35 - 40% phù hợp với các quy định để phát triển thị trường xuất khẩu.

Đẩy mạnh hoạt động nuôi cấy mô sản xuất giống; trước mắt tiếp tục sản xuất cung ứng cho nhu cầu trong nước và gia công xuất khẩu; từng bước tự chủ về bản quyền giống để sản xuất, xuất khẩu giống hoa mang thương hiệu riêng, hình thành cụm công nghiệp sản xuất giống nuôi cấy mô hiện đại.

Xây dựng 1-2 trung tâm logistics với khoảng 15-20 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tham gia theo xu hướng hình thành ngành logistics trong ngành hoa, đến năm 2030, có trên 70% sản lượng hoa được kết nối tiêu thụ thông qua các Trung tâm logistics của tỉnh.

Thực hiện đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tại các thị trường chủ lực trên thế giới và nhiều giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa quy trình sản xuất, canh tác khác.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 24/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Bất ngờ đồng loạt giảm sâu

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Giá tiêu tăng nhẹ vào ngày Nhà giáo Việt Nam

Giá cà phê hôm nay 20/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng

Giá tiêu hôm nay 19/11/2024: Khởi động tuần mới giá tiêu thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/11/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất hơn 113.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê trong nước có tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Đắk Nông thu mua cao nhất, 140.000 đồng/kg

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Trong nước tiếp tục tăng đồng loạt

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm nhẹ

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Trong nước đồng loạt tăng trở lại