Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lâm Đồng: Kiến nghị tháo gỡ trong Quy hoạch khoáng sản để thực hiện các dự án cấp bách, trọng điểm

Hơn 70.000ha đất tại Lâm Đồng vướng Quy hoạch khoáng sản đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lập các đồ án quy hoạch xây dựng, phát triển kinh tế xã hội.
Toà án TP. Thủ Đức trưng cầu giám định khối lượng công trình xây dựng Toà nhà CLB Golf Đà Lạt Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ hơn 30 đơn vị tại Lâm Đồng Lâm Đồng: Vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch khoáng sản

Ngày 4/8, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị vừa có báo cáo gửi Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị tháo gỡ để triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng vì lợi ích quốc gia, công cộng, các dự án cấp bách, quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, dự án xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương do chồng lấn Quy hoạch theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Hơn 70.000 ha đất vướng quy hoạch khoáng sản

Theo Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch khoáng sản) đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Qua rà soát, tổng diện tích đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị ảnh hưởng bởi Quy hoạch khoáng sản khoảng 70.191,7ha (TP. Bảo Lộc: 4.284 ha, huyện Lạc Dương: 2.322 ha, Đức Trọng: 51,4 ha, Di Linh: 8.700 ha, Bảo Lâm: 52.863 ha, Đạ Huoai: 2.231 ha và Đạ Tẻh: 2.074 ha).

Lâm Đồng: Kiến nghị gỡ khó trong Quy hoạch khoáng sản để thực hiện các dự án cấp bách, trọng điểm.
Huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đang vướng Quy hoạch khoáng sản với diện tích 52.863 ha. (Ảnh: Khánh Phúc)

Quy hoạch khoáng sản quy định chỉ được phép triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62 của Luật Đất đai trên khu vực có khoáng sản đã được phê duyệt tại Quyết định này theo nguyên tắc phải thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tuân thủ quy định tại Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lập các đồ án quy hoạch xây dựng, tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, do các vị trí khoanh ranh quy hoạch (khu thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản) là rất lớn, ảnh hưởng đến nội dung và kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng; đa phần thuộc khu vực tập trung dân cư đông đúc đã được đầu tư hạ tầng như trung khu hành chính của các huyện, xã, thị trấn, công trình trụ sở UBND huyện, xã, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ, khu vực sản xuất nông nghiệp,...

Theo quy hoạch, khu vực khai thác, thăm dò khoáng sản bao gồm các khu dân cư đã sinh sống ổn định, nên việc di dời để thực hiện việc khai thác khoáng sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân, dẫn đến mất ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội; thời gian quy hoạch khai thác khoáng sản đến năm 2050 trùng với thời gian quy hoạch xây dựng vùng huyện nên không thể triển khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt theo quy định.

Vì vậy, các đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt chỉ phục vụ được công tác quản lý, nhưng chưa phục vụ được việc tổ chức triển khai theo quy hoạch để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, do không thể triển khai đầu tư, thu hút đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn, các khu chức năng theo quy hoạch. Cũng vì các lý do trên, hiện nay đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bảo Lâm đang phải tạm ngừng, chờ xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, quy hoạch khoáng sản còn ảnh hưởng đến việc triển khai quy hoạch tỉnh, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khung và các dự án khác từ nguồn vốn đầu tư công đã được UBND tỉnh phê duyệt,...Đặc biệt, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương; Khu dân cư, tái định cư tại TP. Bảo Lộc (19,567 ha) và tại huyện Bảo Lâm (3,78ha); dự án xây dựng nhà máy cấp nước Bảo Lộc; dự án đầu tư hệ thống cấp nước hồ Lộc Thắng;... do vướng quy hoạch khoáng sản nên chưa có cơ sở triển khai, ảnh hưởng đến định hướng phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.

Đề xuất gỡ khó

Dự án xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương là dự án đầu tư công quan trọng cấp bách, là dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng và của cả khu vực Tây nguyên. Do đó, Sở Công Thương đề xuất Cục Công nghiệp tham mưu lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thực hiện dự án trên đối với diện tích chồng lấn Quy hoạch khoáng sản theo đúng tiến độ xây dựng đường cao tốc đã được phê duyệt.

Lâm Đồng: Kiến nghị gỡ khó trong Quy hoạch khoáng sản để thực hiện các dự án cấp bách, trọng điểm.
Nhà máy Alumin Tân Rai thuộc Công ty Nhôm Lâm Đồng -TKV. (Ảnh: CTV)

Đồng thời, xem xét hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thực hiện các dự án, công trình cấp bách, quan trọng đặc biệt là các dự án đầu tư công; các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng khác (theo Báo cáo số 5851/UBND-QH ngày 15/7/2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ).

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cũng đề xuất Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương rà soát, tham mưu điều chỉnh Quy hoạch khoáng sản nêu trên theo hướng đưa ra khỏi các khu đô thị, khu dân cư nông thôn hiện hữu và dự kiến phát triển phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất để tạo điều kiện đầu tư, phát triển địa phương; giải quyết các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cộng đồng dân cư, các tổ chức có liên quan.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động