Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 03:48

Làm gì để giải bài toán “ăn đong” cung ứng than?

Đánh giá về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2011, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)- Lê Minh Chuẩn, khẳng định: Có thể nói, tất cả đều rất nỗ lực, từ than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp, đến đầu tư trong nước, ngoài nước…

Vinacomin phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2011 với mức tăng trưởng doanh thu khoảng 15%

 - Bất cập việc cấp phép dự án hầm lò mới

Tuy nhiên, qua 9 tháng có nhiều vấn đề đáng báo động. Ảnh hưởng trực tiếp đến “nồi cơm” của trên 135 ngàn lao động của tập đoàn là việc giá thành của sản xuất than; hàng loạt loại thuế: tài nguyên, xuất khẩu, phí các loại dự kiến tăng lên 5.600- 5.700 tỷ đồng tính trong chi phí. Tính ra, chi phí đầu vào 9 tháng và dự kiến cả năm nay sẽ tăng 9 - 10%… Giá than nội địa tăng bình quân từ đầu năm đến nay khoảng 270 ngàn đồng/tấn, tạo thêm doanh thu khoảng 1.700 tỷ đồng. Than xuất khẩu dự kiến tăng bình quân 290 ngàn đồng/tấn. Bù trừ  đi, năm nay, than có chi phí tăng thêm khoảng 2.300 đồng/tấn.

Trong chỉ tiêu chưa thực hiện tốt trong 9 tháng, đáng lo ngại nhất là mét lò xây dựng cơ bản. Từ đầu năm đến nay, tập đoàn mới thực hiện được 50 ngàn mét, trong khi khối than dự kiến trên 70 ngàn mét. Một số đơn vị đề nghị trong năm 2012 chỉ đào 60 ngàn mét, nhưng theo Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn, tối thiểu năm 2012 cũng phải đào tăng 8- 10% so với mức thực hiện năm 2011, bởi chiến lược phát triển ngành than đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sẽ được Chính phủ phê duyệt. Chỉ tiêu kế hoạch Vinacomin thực hiện đúng theo chiến lược này và phải thực hiện một cách quyết liệt. “Nếu chúng ta lùi thì chính chúng ta phải  trả giá cho việc lùi đó”- ông Chuẩn nhấn mạnh.

Ông Chuẩn dẫn chứng: Dự án hầm lò Hà Lầm được phê duyệt vào năm 2007 với suất đầu tư 2.200 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa thực hiện và phải điều chỉnh theo thời giá hiện nay lên 8.700 tỷ đồng. Tính ra suất đầu tư của Hà Lầm là 170 USD/1 tấn than. Dự án của Hạ Long khoảng 14- 15 ngàn tỷ đồng. Dự án hầm lò Núi Béo sắp tới đây cũng “đội” không ít tiền. Điển hình 2 dự án bô xít ở Lâm Đồng, ban đầu xây dựng mới trên 11 ngàn tỷ đồng, nhưng do chậm trễ, trượt giá, dự kiến sẽ lên tới 15- 16 ngàn tỷ đồng.Từ đó cho thấy, nếu lùi thì ngành than sẽ còn phải “trả giá” nhiều hơn cho các dự án, đặc biệt là dự án sản xuất than và quan trọng là ảnh hưởng xấu đối với an ninh năng lượng cho đất nước.

Nói về mục tiêu quý  IV, Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn đề nghị tất cả các đơn vị tập trung cho sản xuất. Đặc biệt chú ý tới vấn đề đất bóc và đào lò. “Tập đoàn khuyến khích các đơn vị có năng lực như: Cao Sơn, Tây Nam Đá mài, Đèo Nai… bóc thêm cho năm 2012, thực hiện trước thì càng tốt”.

Vậy vướng mắc hiện nay là gì? Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Công Thương, ông Chuẩn cho biết, lúc này khó nhất là việc cấp giấy phép cho các dự án than hầm lò. Từ khi Văn phòng Chính phủ có thông báo Thủ tướng chỉ đạo tạm ngừng cấp giấy phép khai thác khoáng sản… thì một loạt dự án của ngành than không triển khai được. Nếu việc này kéo dài sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch cung cấp than ngay đầu năm 2012. Về vấn đề này, Tổng giám đốc đã giao cho Ban Tài nguyên của tập đoàn tổng hợp lại cụ thể, báo cáo đề nghị lên Thủ tướng sớm xem xét giải quyết.

Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam - Lê Minh Chuẩn:

Vùng Cẩm Phả phải tập trung than cho tuyển than Cửa Ông, kiên quyết không để rỗng kho, tàu vào không có than cấp. Các công ty kho vận đã được giao phải chú ý đến vấn đề cải tạo các kho than hiện nay, có tính đến dự phòng theo hướng sẽ đầu tư xây dựng các cảng kèm theo nâng cấp sức chứa để tiến hành vào mùa mưa năm 2012, không lặp lại câu chuyện “ăn đong” cung ứng than.

Quyết liệt giải bài toán “ăn đong” cung ứng than

Trước thông tin việc cung ứng than cho một số hộ sản xuất trong nước vừa qua phải “ăn đong”, nhất là cho một số nhà máy xi măng và sản xuất điện,  Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn nói rõ: Cuối tháng 9 và đầu quý IV, than cung cấp cho điện không kịp thời, mặc dù trong kho có than tồn. Lý do chính vì trong tháng 8, tháng 9 mưa quá nhiều, không thể sàng xẩy. Còn một lý do khác: Các nhà máy điện tối thiểu phải có 14 ngày dự phòng than, nhưng một số nhà máy không có kho dự phòng nên đề nghị Vinacomin cho mượn xà lan, trong khi xà lan vận chuyển than lại thiếu.

Đây là một dấu hiệu rất đáng báo động, nếu không có sự chuẩn bị tốt thì Vinacomin sẽ đứng trước nguy cơ không có than để cung cấp cho các nhu cầu, vì kho tàng bến bãi, chuẩn bị chân hàng không ổn.

Phát biểu tại cuộc họp kiểm điểm về tình hình sản xuất 9 tháng và nhiệm vụ quý IV của Vinacomin, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn - Trần Xuân Hòa nhận định: Tình hình cung ứng than hiện nay cho nền kinh tế quốc dân không chỉ còn là vấn đề của Vinacomin với các đối tác tiêu thụ than mà là vấn đề được đề cập thường xuyên ở các cuộc họp giao ban của Chính phủ. Hiện nay sản xuất được tấn than nào ra là cung ứng hết, không còn dự trữ. Có một số nhà máy xi măng đã phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, một phần vì tiêu thụ khó khăn, nhưng cũng cả vì thiếu than. Ông Hòa nhấn mạnh, vị trí của Vinacomin là nhà cung cấp than chủ yếu cho các nhu cầu phát triển sản xuất, phát triển năng lượng và các ngành quan trọng khác của đất nước được xã hội nhìn nhận và giám sát ngày càng chặt chẽ, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.  Nghề làm than là sản xuất theo mùa, thời tiết ảnh hưởng rất lớn, nhưng bản thân Vinacomin không thể báo cáo với Chính phủ rằng, năm nay mưa nhiều quá nên không có than cung ứng cho các nhu cầu. Vừa qua, hội đồng thành viên Vinacomin đã thông qua nhiều quyết định, tạo điều kiện cho bên điều hành có thể chủ động hơn, nhằm bảo đảm sản xuất theo đúng kế hoạch 5 năm đã được ký kết phối hợp giữa Tổng giám đốc Tập đoàn với giám đốc các đơn vị thành viên khối sản xuất.

Từ nay đến cuối năm, Vinacomin phấn đấu hoàn thành  kế hoạch với mức tăng trưởng doanh thu khoảng 15% như chỉ đạo của Thường trực Chính phủ đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó than khai thác 47 triệu tấn và tiêu thụ trên 44, 5 triệu tân.

Về lâu dài, Vinacomin chú trọng làm tốt 9 biện pháp, trong đó tập trung tăng sản lượng để chủ động nguồn than tốt, đảm bảo đủ than cho các hộ tiêu thụ nội địa như xi măng, nhiệt điện; tăng cường nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và chế biến nhằm nâng cao phẩm cấp than; triển khai đồng bộ các giải pháp tăng tốc độ đào lò xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng vận tải than.

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2